Tuyển tập đề thi thử môn Sinh Học cực hay có lời giải (Đề số 11)
-
3268 lượt thi
-
50 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ đối kháng trong quần xã sinh vật?
Mối quan hệ đối kháng là mối quan hệ trong đó có ít nhất một loài bị hại
A- Mối quan hệ hợp tác
B- (Hội sinh)
C-(Cộng sinh)
D- (Kí sinh), vật chủ bị hại , vật kí sinh được lợi
=> Đáp án: D
Câu 2:
Vật chất di truyền của một chủng virut là một phân tử axit nuclêic được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit A, T, G, X; trong đó A= T = G = 24%. Vật chất di truyền của chủng virut này là
A= T =G = 24%, -> X = 28%)
=> G ≠X => cấu tạo không theo nguyên tắc bổ sung => cấu tạo mạch đơn
=> Đáp án: D
Câu 5:
Hệ sinh thái bao gồm:
Hệ sinh thái = Quần xã sinh vật + nơi sống của chúng (sinh cảnh).
Quần xã sinh vật ( gồm sinh vật sản xuất , sinh vật phân giải + sinh vật tiêu thụ)
=> Đáp án: C
Câu 6:
Xét các dạng đột biến sau:
(1) Mất đoạn.
(2) Đảo đoạn.
(3) Lặp đoạn.
(4) Thể một.
(5) Chuyển đoạn không tương hỗ.
Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay số lượng alen của cùng gen trong tế bào?
Mất đoạn: giảm số lượng alen
Lặp đoạn: Tăng số lượng alen
Thể một: giảm hàm lượng alen trong tế bào
Đảo đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ: không làm thay đổi số lượng alen trong tế bào
=> Đáp án: C
Câu 7:
Đacuyn quan niệm biến dị cá thể là:
Biến dị cá thể là sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trình sinh sản.
=> Đáp án: B
Câu 8:
Quần thể là một tập hợp các cá thể:
Cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
=> Đáp án: C
Câu 9:
Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái gì?
Phân bố đồng đều thường có ở những loài có tính lãnh thổ cao , chúng phân bố đều để giảm bớt tính cạnh tranh
=> Đáp án: A
Câu 10:
Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quần thể tự thụ phấn?
Trong quần thể tự tụ phấn tần số tương đối các alen duy trì không đổi nhưng tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ
=> Đáp án: B
Câu 11:
Cho bảng sau đây về đặc điểm của một số hình thức ứng dụng di truyền học trong tạo giống bằng công nghệ tế bào:
Loại ứng dụng |
Đặc điểm |
(1) Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa |
a)Từ một mô sinh dưỡng ban đầu có thế tạo ra một số lượng lớn cá thể có kiểu gen hoàn toàn giống nhau chỉ trong một thời gian ngắn |
(2) Nuôi cấy mô thực vật |
b) Được xem là công nghệ tăng sinh ở động vật |
(3) Tách phôi động vật thành nhiều phần,mỗi phần phát triển thành một phôi riêng biệt |
c) Có sự dung hợp giữa nahan tế bào sinh dưỡng với tế bào chất của trứng |
(4) Nhân bản vô tính bằng kĩ thuật chuyển nhân ở động vật |
d) Tạo được các dòng đồng hợp về tất cả các cặp gen |
(5) Dung hợp tế bào trần |
e) Cơ thể lai mang bộ NST của hai loài bố mẹ |
Tổ hợp ghép đúng là:
Đáp án A
Câu 12:
Thực chất của liệu pháp gen là gì?
Thực chất của liệu pháp gen là thay thế gen bệnh bằng gen lành
Đáp án: A
Câu 13:
Hiện tượng di truyền nào sau đây làm hạn chế tính đa dạng của sinh vật?
Tính đa dạng của sinh giới là do sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp, trong các quy luật trên thì thấy có hiện tượng liên kết gen là hạn chế sự xuất hiện của các biến dị tổ hợp
Đáp án: B
Câu 14:
Phương pháp gây đột biến được sử dụng phổ biến ở các nhóm sinh vật nào?
Đột biến chỉ sử dụng phổ biến ở thực vật và vi sinh vật
Đông vật có hệ thần kinh cấp cao nên khi bị đột biến thường bị chết
=> Đáp án: B
Câu 15:
Trong các ví dụ dưới đây có bao nhiêu ví dụ về hóa thạch?
(1) Mũi tên đồng, trống đồng Đông Sơn.
(2) Than đá có vết lá dương xỉ.
(3) Dấu chân khủng long trên than bùn.
(4) Dụng cụ lao động của người tiền sử.
(5) Xác voi ma mút.
(6) Xác côn trùng trong hổ phách hàng nghìn năm.
Hóa thạch là các di tích hoặc xác của các sinh vật trong lớp đất đá
Các ví dụ về hóa thạch gồm 2,3,5,6
=> Đáp án: C
Câu 16:
Phát biểu nào sau đây về quá trình phiên mã là không đúng?
A- sai
Vì ARN polymeraza thực hiện chức năng tháo xoắn và tổng hợp mạch ARN mới
=> Đáp án: A
Câu 17:
Người ta chia các nhân tố sinh thái thành:
Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh.
=> Đáp án: C
Câu 18:
Một bệnh hiếm gặp ở người do gen trên ADN ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh sinh được một người con không bị bệnh. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên là do:
Nguyên nhân ở đây là do tế bào có nhiều bản sao của cùng một gen và do chúng không liên kết với thoi vô sắc trong phân bảo nên chúng có thể không đươc phân li đồng đều về các tế bào con
=> Đáp án: C
Câu 19:
Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng?
D sai , nguồn cung cấp cacbon trực tiếp cho quần xã sinh vật là từ CO2
=> Đáp án: D
Câu 20:
Điểm giống nhau giữa các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên là:
Đặc điểm chung của hai nhân tố di truyền này là đều loại bỏ một số lượng cá thể nhất định trong quần thể => giảm sự đa dạng di truyền của quần thể
=> Đáp án: B
Câu 21:
Trong quá trình diễn thế nguyên sinh, những quần xã xuất hiện sau so với các quần xã xuất hiện trước thường có đặc điểm là:
Những quần xã xuất hiện sau có nhiều loài hơn ( đa dạng hơn) quần xã trước đó trong diễn thế sinh thái nguyên sinh
Đồng thời với việc số lượng cá loài trong quần xã tăng lên thì số lượng cá thể trong quần thể cũng giảm xuống
=> Đáp án: A
Câu 22:
Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực không có chức năng nào sau đây?
Nhiễm sắc thể không quyết định mức độ tiến hóa của loài bằng số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể 2n.
Ví dụ : Ngô ( 2n = 20 ) ruồi giấm ( 2n = 8 )
=> Đáp án: C
Câu 23:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về đột biến gen là đúng?
(1) Thể đột biến là những cơ thể mang gen đột biến ở trạng thái đồng hợp.
(2) Đột biến gen lặn có hại không bị chọn lọc tự nhiên đào thải hoàn toàn ra khỏi quần thể.
(3) Đột biến gen vẫn có thể phát sinh trong điều kiện không có tác nhân gây đột biến.
(4) Đột biến gen không làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
(5) Mỗi khi gen bị đột biến sẽ làm xuất hiện một alen mới trong quần thể.
(6) Đa số đột biến gen là có hại khi xét ở mức phân tử
1 – sai vì trường trường hợp gen đột biến là gen trội thì kiểu gen Aa và AA đều được coi là thể đột biến
Thể đột biến cần thỏa mãn hai điều kiên
Chưa gen đột biến và tính trạng do gen đột biến quy định được biểu hiện thành kiểu hình
2- Đúng , đột biến lặn tồn tại trong quần thể ở trạng thái dị hợp thì sẽ không bị chọn lọc tự nhiên đào thải
3- Đúng trường hợp của các nucleotit hiếm
4- Đúng chỉ làm thay đổi cấu trúc của gen , thay đổi vị trí là đột biến cấu trúc NST
5 – Sai , trường hợp đột biến tạo ra alen đã có trong quần thể từ trước đó
6 – Đúng , vì nó phá vỡ cân bằng cả hệ gen
=> Đáp án: C
Câu 24:
Cho các ví dụ về các loại cơ quan ở các loài sau:
(1) Cánh của chim và cánh của các loài côn trùng.
(2) Tay của người, chi trước mèo, cánh của dơi.
(3) Xương cụt, ruột thừa và răng khôn của người,
(4) Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan.
(5) Vây cá voi và vây cá mập.
(6) Tuyến nọc độc ở rắn và tuyến nước bọt ở các động vật khác.
Trong các ví dụ trên, những ví dụ nào là cơ quan tương đồng?
Cơ quan tương đồng là những cơ quan ở những cơ thể khác nhau và có cùng nguồn gốc
Ví dụ : 2,4,6
3 là các cơ quan thoái hóa nhưng chúng không có cùng nguồn gốc với nhau
=> Đáp án: B
Câu 25:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây về mô hình điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E.coli là không đúng?
(1) Vùng khởi động phân bố ở đầu 5’ của mạch mã gốc, mang tín hiệu khởi đầu phiên mã.
(2) Sản phẩm phiên mã là ba phân tử mARN tương ứng với 3 gen cấu trúc Z, Y, A.
(3) Chất cảm ứng là sản phẩm của gen điều hòa
(4) Gen điều hòa (R) hoạt động không phụ thuộc vào sự có mặt của lactôzơ.
(5) Ba gen cấu trúc trong opêron Lac được dịch mã đồng thời bởi một ribôxôm ra một chuỗi pôlipeptit.
2 sai vì chỉ các gen có cùng một trình tự điều chỉnh nên chỉ tạo ra 1 phân tử mARN
1 – sai vùng khởi động nằm ở đầu 3’
3 – Sai , sản phẩm của gen điều hòa là protein ức chế
4 – Đúng , có lactôzơ hoặc không có lactôzơ thì gen điều hòa vẫn phiên mã và tông hợp protein ức chế
5 , Sai , vì có 3 gen cấu trúc nên sẽ tạo ra 3 chuỗi chuỗi pôlipeptit.
=> Đáp án: C
Câu 26:
Có một trình tự mARN [5’ –AUG GGG UGX UXG UUU – 3’] mã hóa cho một đoạn pôlipeptit gồm 5 axit amin. Dạng đột biến nào sau đây dẫn đến việc chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ trình tự mARN do gen đột biến tổng hợp chỉ còn lại 2 axit amin?
Ta có trình tự mARN [5’ –AUG GGG UGX UXG UUU – 3’]
Đoạn phân tử ADN có trình tự các nuclêôtít [3’ –TAX XXX AXG AGX AAA – 5’] Mạch gốc
[5’ –ATG GGG TGX TXG TTT – 3’] Mạch bổ sung
Nếu đột biến chỉ có 2 aa trong chuỗi pp hoàn chỉnh trong phân tử mARN chỉ có bộ ba mã hóa thứ 4 bị chuyển thành bộ ba kết thúc
UXG => UAG , trên mạch gốc AGX => ATX
ĐÁP ÁN C
Câu 27:
Tên của dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể được minh họa qua sơ đồ sau là gì?
ABCD*EFGH --> AD*EFGBCH
Đột biến chuyển nhóm gen BC sang một vị trí khác trong NST
=> Đáp án: C
Câu 28:
Mức phản ứng là gì?
Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các điều kiện môi trường khác nhau
=> Đáp án: A
Câu 29:
Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 80C.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là:
2 và 4 là biến động theo chu kì
1 và 3 và biến động do các yếu tố bất thường
Đáp án: B
Câu 30:
Một loài sinh vật có bộ NST 2n = 14. Dự đoán số NST trong bộ NST của thể một nhiễm kép, thể ba nhiễm, thể tam bội ở loài này là:
Thể một nhiễm kép: 2n-1-1 = 12; thể ba nhiễm: 2n + 1 = 15; thể tam bội: 3n = 21.
=> Đáp án: B
Câu 31:
Trong các hệ sinh thái, bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được kí hiệu là A, B, C, D và E. Sinh khối ở mỗi bậc là: A = 200 kg/ha; B = 250 kg/ha; C = 2000 kg/ha; D = 30 kg/ha; E = 2 kg/ha. Các bậc dinh dưỡng của tháp sinh thái được sắp xếp từ thấp lên cao, theo thứ tự như sau:
Hệ sinh thái 1: A ->B ->C -> E
Hệ sinh thái 2: A ->B ->D -> E
Hệ sinh thái 3: C ->A -> B -> E
Hệ sinh thái 4: E ->D ->B -> C
Hệ sinh thái 5: C->A -> D ->E
Trong các hệ sinh thái trên, những hệ sinh thái bền vững hơn các hệ sinh thái còn lại là:
Trong hệ sinh thái, cấu trúc mạng lưới và chuỗi thức bền vững khi tổng sinh khối của bậc dinh dưỡng sau luôn nhỏ hơn có tổng sinh khối của bậc dinh dưỡng liền trước
Chỉ có D thỏa mãn
=> Đáp án: D
Câu 32:
Giả sử một hệ sinh thái đồng ruộng, cào cào sử dụng thực vật làm thức ăn, cào cào là thức ăn của cá rô, cá lóc sử dụng cá rô làm thức ăn. Cá lóc tích lũy được 1620 kcal, tương đương với 9% năng lượng tích lũy ở bậc dinh dưỡng liên kề với nó. Cá rô tích lũy được một lượng năng lượng tương đương với 10% năng lượng ở cào cào. Thực vật tích lũy được 1500000 kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 2 với bậc dinh dưỡng cấp 1 là:
Đáp án: C
Câu 33:
Một gen có chiều dài 4080 A0 và có số nuclêôtit loại A = 20% tổng số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có A = 25%, mạch 2 có X = 40 % tổng số nuleotit của mỗi mạch. Số lượng nuclêôtit trên mạch 1 của gen là:
L= 4080A0 ð N= 2400; A = 480; G = 720;
=> A1 = 300; T1 = 180; G1 = X2 = 480; X1 = 240.
=> Đáp án: D
Câu 34:
Trên một cánh đồng cỏ rộng khoảng 1 hecta, một quần thể côn trùng có mật độ 15 con/m2. Giả sử, quần thể này có: mức độ sinh sản là 15%/năm, mức độ tử vong là 7%/năm, nhập cư là 4%/năm, xuất cư là 6%/năm. Theo lý thuyết, kích thước của quần thể côn trùng sau 2 năm là:
1 ha = 10000 m2; Kích thước của quần thể ban đầu là: 15 x 10000 = 150000 con.
Khả năng tăng trưởng của quần thể: (15% + 4%) – (7% + 6%) = 6%.
Kích thước của quần thể sau năm thứ 1: 150000 + (150000 x 6%) = 159000 con
Kích thước của quần thể sau năm thứ 2: 159000 + (159000 x 6%) = 168540 con
=> Đáp án: C
Câu 35:
Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng được F1 toàn hoa đỏ, cho F1 tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng. Có bao nhiêu phương pháp sau đây có thể xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ ở đời F2 ?
(1) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa đỏ P.
(2) Cho cây hoa đỏ ở F2 tự thụ phấn.
(3) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây F1
(4) Lai cây hoa đỏ ở F2 với cây hoa trắng ở P.
P : Hoa đỏ x hoa trắng => Hoa đỏ => P AA x aa ; F1 : Aa
F1 tự thụ phấn
F1 x F1 =3 A- : 1 aa = 1 AA : 2 Aa : 1 aa
Nếu lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ P => 100 % hoa đỏ => Không phân biệt được Aa và AA
+ Nếu cho F2 tự thụ
Đời con xuất hiện kiểu hình hoa trắng => Kiểu gen Aa
Đời con không xuất hiện hoa trắng => AA
+ Nếu cho F2 lai với cây hoa đỏ ở F1
Đời con xuất hiện kiểu hình hoa trắng => Kiểu gen Aa
Đời con không xuất hiện hoa trắng => AA
+ Lai cây hoa đỏ F2 với hoa trắng P
Đời con xuất hiện kiểu hình hoa trắng => Kiểu gen Aa
Đời con không xuất hiện hoa trắng => AA
Các phương pháp xác định kiểu gen là 2,3,4
=> Đáp án: C
Câu 36:
Ở gà, gen A quy định mào hình hạt đậu, gen B quy định mào hoa hồng. Sự tương tác giữa A và B cho mào hạt đào; giữa a và b cho mào hình lá. Cho các phép lai sau đây:
(1) AABb × aaBb
(2) AaBb × AaBb
(3) AaBb × aabb
(4) Aabb × aabb
(5) AABb × aabb
Các phép lai cho tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình giống nhau là:
Các phép lai tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen giống nhau là 3,4,5
=> Đáp án D
Câu 37:
Ở một loài thú, alen A quy định lông đen là trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng nằm trên vùng tương đồng của cặp nhiễm sắc thể XY. Tiến hành phép lai giữa con cái lông trắng với con đực lông đen thuần chủng thu được F1. Cho F1 tạp giao thu được F2 có cả các cá thể lông đen và lông trắng. Nếu cho các con đực ở F2 giao phối con cái lông trắng ở thế hệ bố mẹ thì đời lai sẽ thu được tỉ lệ:
P: Cái lông trắng (XaXa) × Đực lông đen (XAYA)
F1: 1 cái lông đen (XAXa) : 1 đực lông trắng (XaYA)
F2: 1 cái lông đen (XAXa) : 1 cái lông trắng (XaXa) : 1 đực lông đen (XAYA) : 1 đực lông trắng (XaYA)
Con đực F2 giao phối với con cái lông trắng ở thế hệ bố mẹ:
Trường hợp 1: Con đực F2 (XAYA) × Cái lông trắng (XaXa)
1 cái lông đen (XAXa) : 1 đực lông đen (XaYA) (1)
Trường hợp 2: Con đực F2 (XaYA) × Cái lông trắng (XaXa)
1 cái lông trắng (XaXa) : 1 đực lông đen (XaYA) (2)
Từ (1) và (2): 2 đực lông đen: 1 cái lông đen : 1 cái lông trắng.
=> Đáp án: D
Câu 38:
Ở cá chép, xét 1 gen gồm 2 alen: Alen A quy định cá chép không vảy là trội hoàn toàn so với alen a quy định cá chép có vảy; kiểu gen AA làm trứng không nở. Thực hiện một phép lai giữa các cá chép không vảy thu được F1, cho F1 giao phối ngẫu nhiên ở F2 thu được 720 con, tính theo lý thuyết, số cá chép có vảy là:
Sơ đồ lai:
P: Cá chép không vảy (Aa) × Cá chép không vảy (Aa)
F1: 1 AA (không nở) : 2 Aa (cá chép không vảy) : 1 aa (cá chép có vảy)
Tần số alen A và a ở F1 lần lượt là:1/3 và 2/3
Kết quả ở F2 là: AA (không nở) : Aa (cá chép không vảy) : (cá chép có vảy).
Vậy, ở F2 thu được1/2 cá chép không vảy và1/2 cá chép có vảy.
Số lượng cá chép có vảy là :720/2 = 360
=> Đáp án: B
Câu 39:
Một quần thể thực vật tự thụ phấn có thành phần kiểu gen ở thế hệ xuất phát: 0,45AA : 0,30Aa : 0,25aa. Cho biết những cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết thành phẩn kiểu gen ở thế hệ F1 là:
Đáp án: B
Câu 40:
Ở một loài thực vật, gen trội A quy định quả đỏ, alen a quy định quả vàng. Một quần thể của loài trên ở trạng thái cân bằng di truyền có 75% số cây quả đỏ và 25% cây quả vàng. Tần số tương đối của alen A và a trong quần thể là:
Vì quần thể ở trạng thái cân bằng, nên ta có: q2 = 0,25 => q = 0,5.
p = 1 – 0,5 = 0,5.
= Đáp án: D
Câu 41:
Cho sơ đồ phả hệ sau
Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ III trong phả hệ này sinh ra đứa con gái bị mắc bệnh trên là
Đáp án: C
Câu 42:
Loài A có bộ NST 2n = 30, loài B có bộ NST 2n =26; loài C có bộ NST 2n = 24; loài D có bộ NST 2n = 18. Loài E là kết quả của lai xa và đa bội hóa giữa loài A và loài B. Loài F là kết quả của lai xa giữa loài C và loài E. Loài G là kết quả của lai xa và đa bội hóa của loài E và loài D. Loài H là kết quả của lai xa giữa loài F và loài G. Dựa vào những thông tin trên, các nhận định sau đây có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Số NST của loài E là 28.
(2) Số NST của loài F là 40.
(3) Số NST của loài G là 74.
(4) Số NST của loài H là 114
1. sai; lai xa và đa bội hóa giữa loài A và B: = 30 + 26 = 56
2. đúng; lai xa giữa loài C và E: 12 + 28 = 40
3. đúng; lai xa và đa bội hóa giữa loài E và D: 56 + 18 = 74
4. sai; lai xa giữa loài F và G: 20 + 37 = 57
=> Đáp án: B
Câu 43:
Nếu ở thế hệ P, tần số các kiểu gen của quần thể là: 20%AA : 50%Aa : 30%aa, thì sau 3 thế hệ tự thụ, tần số kiểu gen AA : Aa : aa sẽ là:
Đáp án: C
Câu 44:
Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. Ở thế hệ P sau 3 thế hệ tự phấn thì thu được 2 loại kiểu hình và 3 kiểu gen trong đó tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ dị hợp 7,5% và hoa trắng là 26,25 %. Tính theo lí thuyết, quần thể thực vật trên ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ cây đồng hợp là:
Tần số các kiểu gen ở thế hệ P:
+ Aa = 7,5% x 8 = 60%.
+ aa = 26,25 – ((60% - 7,5%):2) = 0.
+ AA = 100% - 60% = 40%.
=> Đáp án: B
Câu 45:
Trong một quần thể thực vật giao phấn, xét một locut có 2 alen, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Quần thể ban đầu (P) có kiểu hình 75% cây thân cao: 25% cây thân thấp. Sau 3 thế hệ giao phấn ngẫu nhiên và không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá, kiểu hình thân thấp ở thế hệ F3 chiếm tỷ lệ 9%. Tính theo lý thuyết, thành phần kiểu gen của quần thể P là:
- Sau 3 thế hệ giao phấn ngẫu nhiên thì quần thể ở trạng thái cân bằng.
- Từ kiểu hình thân thấp 9% ð tần số alen a = 0,3.
- Qua giao phấn ngẫu nhiên thì tần số alen không thay đổi.
- Vậy tỉ lệ kiểu gen Aa ở thế hệ xuất phát là 10%.
- Tần số kiểu gen AA ở quần thể xuất phát là 65%
=> Đáp án: A
Câu 46:
Xét 2 cá thể thuộc 2 loài thực vật lưỡng tính khác nhau: cá thể thứ nhất có kiểu gen AabbDd, cá thể thứ 2 có kiểu gen HhMmEe. Cho các phát biểu sau đây:
(1) Bằng phương pháp nuối cấy hạt phấn riêng rẽ của từng cá thể sẽ thu được tối đa là 12 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen.
(2) Bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào sinh dưỡng riêng rẽ của từng cá thể sẽ không thu được dòng thuần chủng.
(3) Bằng phương pháp dung hợp tế bào trần chỉ có thể thu được một kiểu gen tứ bội duy nhất là AabbDdHhMmEe.
(4) Bằng phương pháp lai xa kết hợp với gây đa bội hóa con lai sẽ thu được 32 dòng thuần chủng về tất cả các cặp gen.
Số phát biểu đúng là:
1- Đúng; cá thể 1 cho 4 loại giao tử; cá thể 2 cho 8 loại giao tử)
2-Đúng; nuôi cấy mô thì thu được các cá thể có cùng kiểu gen với cá thể cho mô
3-Sai; khi dung hợp tế bào trần thì thu được tế bào lai có kiểu gen song nhị bội ( sai chữ tứ bội) AabbDdHhMmEe
4- Đúng; Cặp Aa có 2 kiểu gen AA và aa; Cặp bb có 1 kiểu gen bb; tương tự cặp Dd, Hh, Mm, Ee có 2 kiểu gen) – Có 5 cặp dị hợp, 25 = 32.
=> Đáp án: C
Câu 47:
Một quần thể người, nhóm máu O (kiểu gen IOIO) chiếm tỉ lệ 43,56%, nhóm máu B (kiểu gen IBIO, IBIB) chiếm tỉ lệ 23,68%, nhóm máu A (kiểu gen IAIO, IAIA) chiếm tỉ lệ 27%, nhóm máu AB (kiểu gen IAIB). Biết rằng quần thể này cân bằng. Tần số tương đối của các alen IO, IA, IB trong quần thể này là:
Gọi p, q, r lần lượt là tần số các alen Io, IA, IB.
- Từ nhóm máu O => p = 0,66.
- Theo đề bài ta có (p + q)2 = 0,4356 + 0,27 = 0,7056 => q = 0,18.
=> r = 1 – p – q = 0,16.
=> Đáp án: B
Câu 48:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 3 alen là A1, A2, A3 có quan hệ trội lặn hoàn toàn quy định (A1 quy định hoa màu vàng > A2 quy định hoa màu xanh > A3 quy định hoa màu trắng). Cho cây lưỡng bội hoa màu vàng thuần chủng lai với cây lưỡng bội hoa màu trắng thuần chủng được F1. Cho cây F1 lai với cây lưỡng bội hoa màu xanh thuần chủng được F2. Gây tứ bội hóa F2 bằng cônxisin thu được các cây tứ bội gồm các cây hoa màu xanh và các cây hoa màu vàng. Cho các cây tứ bội hoa màu vàng và cây tứ bội hoa màu xanh lai với nhau thu được F3. Cho biết thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, thể lưỡng bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử đơn bội. Phát biểu nào sau đây không đúng về đời F3?
Đáp án: D
Câu 49:
Xét 2 tế bào sinh tinh ở một loài (2n=8) có kiểu gen AaBbDdXEY thực hiện quá trình giảm phân, trong đó ở mỗi tế bào đều xảy ra hiện tượng cặp NST thường chứa cặp gen Aa không phân li ở lần phân bào I, NST giới tính Y không phân li ở lần phân bào II, còn các NST khác đều phân li bình thường số loại giao tử tối đa được hình thành là:
Xét 2 cặp AaXEY:
- Trường hợp 1: 1 tế bào A.A a.a XE.XE và Y.Y.
Giảm phân 2 NST Y không phân li sẽ cho 3 loại tế bào là: Aa XE; YY và O.
Tổ hợp thêm cặp BbDd có thể cho được 3 loại giao tử. Ví dụ: Aa BDXE; bdYY và bd hoặc Aa bdXE; BDYY và BD…
- Trường hợp 2: 1 tế bào A.A a.a Y.Y và XE.XE.
Giảm phân 2 NST Y không phân li sẽ cho 3 loại tế bào là: AaYY; Aa và XE.
Tổ hợp thêm cặp BbDd có thể cho được 3 loại giao tử.
Ví dụ: AaBdYY; AaBd và bDXE hoặc AabDYY; AabD và BdXE
Như vậy 1 tế bào sinh tinh chỉ tạo ra tối đa 3 loại giao tử khác nhau nên 2 tế bào trên chỉ tạo được tối đa 6 loại giao tử.
Đáp án B
Câu 50:
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa vàng. Hai cặp gen này nằm trên cặp NST tương đồng số 1. Alen D quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen d quy định quả dài. Cặp gen Dd nằm trên cặp NST tương đồng số 2. Cho giao phấn giữa 2 cây P đều thuần chủng được F1 dị hợp về 3 cặp gen. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2, trong đó kiểu hình thân cao, hoa vàng, quả tròn chiếm 12%. Biết hoán vị gen xảy ra trong quá trình phát sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau và không có hiện tượng đột biến xảy ra. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu dưới đây không đúng?
(1) Tần số hoán vị gen là 20%.
(2) Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhỏ nhất ở F2 là thân thấp, hoa vàng, quả dài.
(3) Tỉ lệ cây cao, hoa đỏ, quả tròn có kiểu gen dị hợp là 42%.
(4) Tỉ lệ kiểu hình mang đúng hai tính trạng trội ở F2 chiếm tỉ lệ 38,75%
Kiểu gen F1: (Aa,Bb)Dd.
Theo đề bài: A-bbD-: 12%.
D- = 75% ðA-bb = 16% => aabb = 25% - 16% = 9%.
Tỉ lệ giao tử ab = 30% => tần số hoán vị gen là 40%.
KH: A-B- = 50% + 9% = 59%. KH: A-bb = aaB- = 16% KH: aabb = 9%.
KH: D- = 75%. KH: dd = 25%
Tỉ lệ kiểu hình thân thấp, hoa vàng, quả dài (aabbdd) = 2,25% (ít nhất)
Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn (A-B-D-) = 59% x 75% = 44,25%
Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn có kiểu gen đồng hợp (AA,BB,DD) = 9% x 25= 2,25%.
Tỉ lệ kiểu hình thân cao, hoa đỏ, quả tròn có kiểu gen dị hợp = 44,25% - 2,25% = 42%
Tỉ lệ kiểu hình mang đúng hai tính trạng trội ở F2:
A-B-dd = 59% x 25% = 14,75%
A-bbDD = 16% x 75% = 12%
aaB-DD = 16% x 75% = 12%
Tỉ lệ kiểu hình mang đúng hai tính trạng trội ở F2: (A-B-dd + A-bbDD + aaB-DD) = 38,75
=> Đáp án: C