Từ 1 tế bào xoma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, nguyên phân liên tiếp 8 lần. Tuy nhiên, trong một lần phân bào ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n, tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 224 tế bào con. Theo lý thuyết lần nguyên phân xảy ra đột biến và tỷ lệ tế bào 4n so với tế bào 2n sinh ra ở lần cuối cùng lần lượt là
A. 5 và 1/7.
B. 3 và 1/6
C. 3 và 1/7.
D. 5 và 1/6.
Đáp án B
Lời giải chi tiết
Nếu không có quá trình đột biến xảy ra thì số tế bào sau 8 lần nguyên phân là: 28 = 256.
Số tế bào bị giảm đi là: 256 - 224 = 32 = 25. Ta có thể hiểu là 5 lần nguyên phân cuối cùng có 1 tế bào đã không tham gia vào quá trình phân bào, vậy đột biến xảy ra ở lần nguyên phân thứ 3.
Cuối cùng tạo ra 32 tế bào 4n thì số tế bào 2n = 224 - 32 = 192.
Tỉ lệ giữa số tế bào 4n và 2n là: 32 : 192 = 1/6
Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây
(1) AAaaBBbb x AAAABBBb (2) AAAaBBbb x Aaaabbbb (3) AaaaBBBB x AaaaBBbb
(4) AAaaBBbb x AAaabbbb (5) AaaaBBBb x AAaaBBbb (6) AAAaBBBb x AaaaBbbb
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là
Ở cừu, gen A quy định có sừng, gen a quy định không sừng, kiểu gen Aa biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1, cho F1 giao phối với nhau được F2, cho các cừu F2 giao phối tự do. Theo lý thuyết, xác suất gặp 1 con cừu cái không sừng trong quần thể ở F3
Vì sao cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật có dạ dày lớn và ruột rất dài ?
Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba kép tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba kép này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
Một đột biến gen lặn làm mất màu lục lạp đã xảy ra số tế bào lá của một loại cây quý. Nếu sau đó người ta chỉ chọn phần lá xanh đem nuôi cấy để tạo mô sẹo và mô này được tách ra thành nhiều phần để nuôi cấy tạo các cây con. Cho các phát biểu sau đây về tính trạng màu lá của các cây con tạo ra:
(1) Các cây con đều mang số lượng gen đột biến như nhau.
(2) Các cây con tạo ra đều có sức sống như nhau.
(3) Các cây con đều có kiểu hình đồng nhất.
(4) Các cây con đều có số lượng gen bằng nhau.
Số phát biểu đúng là:
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau , có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình ?
(1) AaBb x aabb (2) AaBb x AAbB
(3) AB/ab x AB/ab (4) Ab/ab x aB/ab
(5) Aaaabbb x aaaaBbbb (6) AaaaBbbb x aaaabbbb (7) AAaaBBbb x aaaabbbb
Tìm câu phát biểu đúng
1. Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối của thực vật C3 là AOA
2. Chất nhận CO2 trong pha tối của thực vật C4 là Ribulôzơ điphôtphat
3. Giống nhau giữa thực vật C3, C4 và CAM trong pha tối quang hợp là đều xảy ra chu trình Canvin
4. Xương rồng, dứa, thanh long, thuốc bỏng, mía, rau dền thuộc nhóm thực vật CAM
Trong lá xanh có các nhóm sắc tố nào?
I. Phicobilin. II. Carotenotit. III. Plastoquinon. IV. Clorophyn S
ố phương án đúng là
Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì chiều cao cây tăng thêm 20 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 200 cm. Giao phấn (P) cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, cây có chiều cao 220 cm ở F2 chiếm tỉ lệ
Nhịp tim của Mèo là 120 nhịp/phút, chu kì tim của Mèo có thời gian là
Một người đánh cá khai thác cá rô phi ở một hồ không rõ tình hình quần thể cá ở đây như thế nào. Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:
(1) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá con thì nên ngừng khai thác
(2) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá sau thời kì sinh sản thì nên tiến hành khai thác mạnh mẽ
(3) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá đang trong thời kì sinh sản và sau sinh sản thì nên tiến hành khai thác
(4) Nếu người đánh cá bắt được tỉ lệ cá đồng đều giữa trước, đang và sau thời kì sinh sản thì nên khai thác hợp lí