IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Sinh học Tuyển tập đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có lời giải

Tuyển tập đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có lời giải

Tuyển tập đề ôn luyện Sinh Học thi THPTQG cực hay có lời giải (Đề số 3)

  • 1784 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vì sao sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?

Xem đáp án

Đáp án C

Bón phân nhiều sẽ làm tăng nồng độ chất tan trong dung dịch đất, làm giảm thế nước của đất (áp suất thẩm thấu) -> Cây khó hấp thụ nước. Vì nước được thẩm thấu từ nơi có thế nước cao (nồng độ chất tan thấp) đến nơi có thế nước thấp (nồng độ chất tan cao)


Câu 2:

Nhịp tim của Mèo là 120 nhịp/phút, chu kì tim của Mèo có thời gian là

Xem đáp án

Đáp án B

Nhịp tim của Mèo là 120 nhịp/phút → tương ứng 2 nhịp/ 1 giây → 1 nhịp (1 chu kì tim) diễn ra trong 0,5 giây 


Câu 3:

Nước và muối khoáng là thành phần chủ yếu của

Xem đáp án

Đáp án C

Thành phần của dịch mạch gỗ: Chủ yếu là nước và ion khoáng.Ngoài ra còn có các chất hữu cơ được tổng hợp từ rễ (axit amin, amit, vitamin, hoocmon)

Thành phần của dịch mạch rây: Chủ yếu là đường saccarozơ ( chiếm 95%) và các chất khác như: các axít amin, hoocmon thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều kali.


Câu 4:

Quá trình tiêu hoá cỏ trong dạ dày 4 ngăn của Trâu diễn ra theo trình tự nào ?

Xem đáp án

Đáp án B

Vì dạ dày trâu bò có 4 ngăn(Dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế.) nên quá trình tiêu hóa diễn ra như sau 

+ thức ăn sau khi được trâu bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết emzim xenlulaza giúp trâu bò tiêu hóa xenlulozo và các chất khác 

+ thức ăn sau khi được lên men và làm mền sẽ được chuyển qua dạ tổ ong ( cùng với một lượng lớn vi sinh vật ). sau khi trâu bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại

+ thức ăn ( sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước 

+ thức ăn sau khi đã hấp thụ bớt nước sẽ được chuyển qua dạ múi khế , dạ múi khế đóng vai trò như sạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật 

=> thức ăn được tiêu hóa hóa học, sinh học và cơ học


Câu 5:

Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN?

Xem đáp án

Đáp án D

ADN được cấu tạo bởi 1 trong 4 đơn phân: A, T, G, X → Loại nuclêôtit nào sau đây không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử ADN là: Uraxin.


Câu 7:

Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,36AA + 0,48Aa + 0,16 aa = 1, tần số tương đối của các alen A: a là:

Xem đáp án

Đáp án C

Tỷ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,36 AA + 0,48 Aa + 0,16 aa = 1

Tần số tương đối của alen A : 0,36 + 0,48/2 = 0,6

Tần số tương đối của alen a = 1- 0,6 = 0,4


Câu 8:

Ở vi khuẩn, axit amin đầu tiên được đưa đến riboxom trong quá trình dịch mã là

Xem đáp án

Đáp án B

Vi khuẩn thuộc tế bào nhân sơ, ở tế bào nhân sơ, axit amin mở đầu là formyl metionin. Ở sinh vật nhân thực, axit amin mở đầu là metionin.


Câu 9:

Cơ quan tương đồng có ý nghĩa trong tiến hoá là

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ quan tương đồng là cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc chung trong quá trình phát triển phôi. Do vậy Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng trong quá trình phát triển phôi → phản ánh nguồn gốc chung của sinh vật.


Câu 10:

Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là

Xem đáp án

Đáp án A

Đầu kỉ Cacbon có khí hậu ẩm và nóng, về sau khí hậu trở nên lạnh và khô. Đặc điểm của sinh vật điển hình ở kỉ này là dương xỉ phát triển mạnh, thực vật có hạt xuất hiện, lưỡng cư ngự trị, phát sinh bò sát → Chọn đáp án A

B sai vì xuất hiện thực vật có hoa, cuối kỉ tuyệt diệt nhiều sinh vật kể cả bò sát cổ là đặc điểm của kỉ krêta (phấn trắng).

C sai vì cây hạt trần ngự trị, bò sát ngự trị, phân hóa chim là Đặc điểm của hệ thực vật, động vật ở kỉ Jura

D sai vì cây có mạch và động vật di cư lên cạn là Đặc điểm của hệ thực vật và động vật ở kỉ silua


Câu 11:

Kích thước của quần thể là

Xem đáp án

Đáp án B


Câu 12:

Trong lá xanh có các nhóm sắc tố nào?

I. Phicobilin. II. Carotenotit. III. Plastoquinon. IV. Clorophyn S

ố phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án B

I – Đúng. Phicobilin là sắc tố quang hợp  phụ có trong thực vật bậc thấp như trong vi khuẩn lam, trong tảo đỏ.

II - Đúng. Carotenoit là nhóm sắc tố phụ gồm carotin và xantophyl.

III - Sai. Vì plastoquinon là chuỗi vận chuyển điện tử không phải nhóm sắc tố.

IV - Đúng. Clorophyl là nhóm sắc tố chính gồm có clorophyl a và clorophyl b.


Câu 13:

Mối quan hệ nào sau đây là quan hệ đối kháng trong quần xã?

Xem đáp án

Đáp án C

Mối quan hệ đối kháng trong quần xã là ức chế cảm nhiễm → đáp án C đúng.

Đáp án A, B, D sai vì đây là những mối quan hệ hỗ trợ chứ không phải đối kháng trong quần xã


Câu 15:

Vì sao cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật có dạ dày lớn và ruột rất dài ?

Xem đáp án

Đáp án B

Thực vật là loại thức ăn khó tiêu, cứng, ít chất dinh dưỡng. Vì vậy, ruột dài để tiêu hóa hiệu quả, hấp thu triệt để chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ở động vật ăn cỏ dạ dày đơn (thỏ) có manh tràng rất dài có vai trò quan trọng trong việc trợ giúp tiêu hóa.

Còn thịt là loại thức ăn dễ tiêu, mềm, giàu chất dinh dưỡng →  không cần ruột dài.


Câu 16:

Cho một số cấu trúc và một số cơ chế di truyền sau:

1. ADN có cấu trúc một mạch. 2. mARN.               3. tARN.

4. ADN có cấu trúc hai mạch.        5. Prôtêin.         6. Phiên mã.

7. Dịch mã.         8. Nhân đôi ADN.

Các cấu trúc và cơ chế di truyền có nguyên tắc bổ sung là:

Xem đáp án

Đáp án D

(1) Sai. ADN cấu trúc một mạch không có nguyên tắc bổ sung

(2) Sai. mARN có cấu trúc mạch thẳng, không có nguyên tắc bổ sung.

(5) Protein bậc 1 không có liên kết hidro.


Câu 17:

Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành alen a . Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy với gen A là

Xem đáp án

Đáp án D

153nm = 1530Ao => Số nucleotit của gen trên là 1530 : 3,4 x 2 = 900.

Số nucleotit các loại của gen A là:

G = X = 1169 – 900 =  269.

A = T = 900 – 269 x 2 = 181.

Sau 2 lần nhân đôi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 22 – 1 = 3 gen con.

Số nucleotit các loại môi trường cung cấp cho gen a nhân đôi là:

A = T = 1083 – 181 x 3 = 540.

G = X = 1617 – 269 x 3 = 810.

Do môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tương đương với 3 gen con nên số nucleotit các loại của gen a là:

A = T = 540 : 3 = 180.

G = X = 810 : 3 = 270.

Vậy đây là dạng đột biến thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X


Câu 19:

Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong các phát biểu của đề bài:

Phát biểu B sai vì cả đột biến gen và đột biến NST đều cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa. Tuy nhiên đột biến gen có ý nghĩa hơn so với đột biến NST.

Đột biến NST, đặc biệt là các dạng đột biến lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn có vai trò quan trọng trong việc hình thành loài mới. Ví dụ: Chuyển đoạn Robertson là 1 chuyển đoạn đặc biệt tạo nên NST tâm giữa do sự nối lại của 2 NST. NST con mới có nhiều đoạn dị nhiễm sắc ko quan trọng nên thường mất đi. Chuyển đoạn Robertson nói chung làm giảm số lượng NST. Có trường hợp làm tăng số lượng NST vì các đoạn NST bị đứt ra tự hình thành tâm động và hoạt động như 1 NST bình thường. Ví dụ: Người có 46 NST, còn các vượn người (tinh tinh, khỉ đột, đười ươi có 48 NST. NST số 2 của người gồm 2 đoạn giống 2 NST khác nhau của vượn người. Điều này cho thấy có thể từ tổ tiên chung của người và vượn người một chuyển đoạn Robertson xảy ra tạo ra sự chuyển 48 NST xuống 46 NST của loài người.


Câu 20:

Phát biểu nào sau đây là đúng:

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 21:

Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền theo một chiều từ

Xem đáp án

Đáp án B

Quá trình chuyển hóa vật chất luôn gắn liền với quá trình chuyển hóa năng lượng. Trong mỗi hệ sinh thái, năng lượng có nguồn gốc từ mặt trời được truyền vào cho sinh vật sản xuất, sau đó đến sinh vật tiêu thụ bậc 1, đến sinh vật tiêu thụ bậc 2, đến bậc 3... đến sinh vật phân giải và trở về môi trường 


Câu 22:

Cho các phát biểu sau:

I. Vận tốc máu di chuyển trong mạch, phụ thuộc chủ yếu vào độ quánh của máu (độ đặc).

II. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn.

III. Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và nhỏ nhất trong mao mạch.

IV. Máu vận chuyển từ nơi có huyết áp cao đến nơi có huyết áp thấp.

V. Hệ mạch càng đi xa tim, huyết áp càng giảm. Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án D

Lời giải chi tiết

I – Sai. Vì vận tốc máu di chuyển trong mạch, phụ thuộc chủ yếu vào tiết diện mạch và độ chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.

II – Đúng. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn. Ví dụ: Khi máu chảy trong động mạch.

III – Đúng. Ở động mạch có huyết áp cao nhấp, tiết diện mạch thấp nên máu chảy nhanh nhất ở động mạch. Mao mạch thì có huyết áp thấp, tiết diện mạch lớn nên máu chảy chậm.

IV – Đúng. Máu vận chuyển trong hệ mạch theo một chiều về tim, nhờ sự chênh lệch của huyết áp. Máu chảy từ nơi có huyết áp cao đến nơi có huyết áp thấp.

V – Đúng. Vì càng xa tim, huyết áp càng giảm vì tổng tiết diện của mao mạch lớn hơn nhiều lần so với tiết diện của động mạch. Do vậy càng xa tim, dung tích hệ thống động mạch càng tăng


Câu 23:

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba kép tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, các thể ba kép này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?

Xem đáp án

Đáp án A

Với 2n = 6 → có 3 cặp NST, trong đó: 

- 1 cặp NST không bị đột biến thể 3, mỗi cặp chứa 2 alen có 3 kiểu gen (Ví dụ: AA, Aa, aa) 

- Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba kép tương ứng với các cặp nhiễm sắc thể → 2 cặp NST bị đột biến thể 3, mỗi cặp NST chứa 2 alen có 4 kiểu gen (Ví dụ: Kiểu gen BBB, BBb. Bbb, bbb), 2 cặp NST chứa: 4.4 = 16 kiểu gen. 

- Số tế bào thể 3 kép là 3C2 = 3 tế bào.

- Số loại KG có thể có là: 3 x 3 x 16 = 144


Câu 24:

Ở một loài thực vật, khi cho cây F1 hoa đỏ, thân cao giao phấn với cây hoa trắng, thân thấp mang kiểu gen đồng hợp lặn, ở Fa thu được tỉ lệ kiểu hình: 2 hoa đỏ, thân cao : 1 hoa đỏ, thân thấp : 1 hoa trắng , thân thấp. Cho F1 giao phấn với cây khác, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 50% hoa đỏ, thân cao : 43,75% hoa đỏ, thân thấp : 6,25% hoa trắng, thân thấp. Những phép lai nào sau đây của F1 với cây khác có thể phù hợp với kết quả trên? Biết rằng tính trạng chiều cao cây do một gen có hai alen D và d quy định.

1) ADadBb x ADadBb                     (2) AdaDBb x AdaDBb (3) AaBdbd x AaBDbd                      (4) AaBDbd x AaBDbd(5) AaBdbD x AaBdbD                       (6) AaBdbD x AaBdbd (7) ADadBb x AdadBb                         (8) AdaDBb x AdadBb 

Xem đáp án

Đáp án C

Xét riêng từng cặp tính trạng ta có:

Hoa đỏ x hoa trắng → 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng mà cây hoa trắng có kiểu gen đồng hợp lặn => Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp tỉ lệ 15 : 1.

Quy ước: aabb: hoa trắng, các kiểu gen còn lại quy định hoa đỏ.

Thân cao x thân thấp → 1 thân cao : 1 thân thấp => Tính trạng di truyền theo quy luật phân li.

Quy ước: D_  thân cao; dd thân thấp.

Tính tỉ lệ phân li riêng của 2 tính trạng là: 3:1) x 1:1) lớn hơn tỉ lệ phân li kiểu hình 2:1:1 => Một trong 2 gen A hoặc B liên kết hoàn toàn với gen D.

Có tạo ra tính trạng thân thấp, hoa trắng (aabbdd) nên có sinh ra giao tử abd (hoặc adb) => F1 có kiểu gen là Aa BD/bd hoặc AD/ad Bb.

Tỉ lệ phân li kiểu hình của F2 là: 8 thân cao, hoa đỏ : 7 thân thấp, hoa đỏ: 1 thân thấp, hoa trắng.

Nếu F1 có kiểu gen Aa BD/bd thì để cho ra tỉ lệ trên cây khác có kiểu gen là Aa Bd/bd.

Nếu F1 có kiểu gen AD/ad Bb thì để cho ra tỉ lệ trên cây khác có kiểu gen là Ad/ad Bb


Câu 25:

Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, có mấy phát biểu sau đây là đúng? 

(1) Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong loài 

(2) Giao phối không ngẫu nhiên không chỉ làm thay đổi tần số alen mà còn làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. 

(3) Yếu tố ngẫu nhiên là nhân tố duy nhất làm thay đổi tần số alen của quần thể ngay cả khi không xảy ra đột biến và không có chọn lọc tự nhiên. 

(4) Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với trường hợp chọn lọc chống lại alen trội.

Xem đáp án

Đáp án D

Nội dung 1 sai. Thực chất của chọn lọc tự nhiên là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.

Nội dung 2 sai. Giao phối không ngẫu nhiên chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen chứ không làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Nội dung 3 sai. Ngoài đột biến và CLTN thì yếu tố ngẫu nhiên và di - nhập gen cũng làm thay đổi tần số alen của quần thể.

Nội dung 4 đúng.

Vậy chỉ có 1 nội dung đúng


Câu 26:

Một người đánh cá khai thác cá rô phi ở một hồ không rõ tình hình quần thể cá ở đây như thế nào. Số phát biểu đúng trong các phát biểu sau đây:

(1) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá con thì nên ngừng khai thác

(2) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá sau thời kì sinh sản thì nên tiến hành khai thác mạnh mẽ

(3) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá đang trong thời kì sinh sản và sau sinh sản thì nên tiến hành khai thác

(4) Nếu người đánh cá bắt được tỉ lệ cá đồng đều giữa trước, đang và sau thời kì sinh sản thì nên khai thác hợp lí

Xem đáp án

Đáp án D

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) đúng. Nếu người đánh cá bắt được toàn cá con tức là nhóm tuổi đang sinh sản và sau sinh sản không còn → quần thể có nguy cơ suy vong → nên ngừng khai thác.

(2) đúng. Nếu người đánh cá bắt được toàn cá sau thời kì sinh sản chứng tỏ nguồn tài nguyên cá đang rất dồi dào → nên tiến hành khai thác mạnh mẽ.

(3) Nếu người đánh cá bắt được toàn cá đang trong thời kì sinh sản và sau sinh sản → quần thể đang duy trì và phát triển tốt → nên tiến hành khai thác

(4) Nếu người đánh cá bắt được tỉ lệ cá đồng đều giữa trước, đang và sau thời kì sinh sản → việc khai thác đã đạt mức độ tối đa → cần cân nhắc khai thác 1 cách hợp lí.

Vậy cả 4 nội dung đều đúng


Câu 27:

Trong các kiểu phân bố cá thể của quần thể, kiểu phân bố theo nhóm có bao nhiêu đặc điểm sau đây?

(1) Các cá thể tập hợp thành từng nhóm.

(2) Xảy ra trong các quần thể không có sự cạnh tranh giữa các cá thể.

(3) Xảy ra khi điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường.

(4) Làm tăng cường sự hợp tác giữa các cá thể trong quần thể.

Xem đáp án

Đáp án C

Lời giải chi tiết

Phân bố theo nhóm: Là kiểu phân bố phổ biến nhất, các cá thể của quần thể tập trung theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện sống tốt nhất. Phân bố theo nhóm xuất hiện nhiều ở sinh vật sống thành bầy đàn, khi chúng trú đông, ngủ đông, di cư...

phân bố theo nhóm thường gặp trong thiên nhiên khi môi trường không đồng nhất và các cá thể có khuynh hướng tụ tập lại với nhau thành nhóm hay thành những điểm tập trung.

Trong các đặc điểm trên, cả 4 đặc điểm đều là đặc điểm của kiểu phân bố theo nhóm


Câu 28:

Cho các nhận định sau: 

(1) Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng. 

(2) Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. 

(3) Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học thấp hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. 

(4) Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. 

Có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về điểum khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên?

Xem đáp án

Đáp án D

Các nhận định đúng khi nói về điểm khác nhau cơ bản là (1) (3)→ Đáp án D.

(2) sai vì hệ sinh thái tự nhiên cũng là một hệ sinh thái mở. 

(4) sai hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh kém hơn so với hệ sinh thái tự nhiên vì độ đa. dạng loài thấp, mối quan hệ giữa các loài không chặt chẽ, khi bị nhiễm bệnh thì thường bùng phát thành dịch (do sự đa dạng kém).


Câu 29:

Từ 1 tế bào xoma có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n, nguyên phân liên tiếp 8 lần. Tuy nhiên, trong một lần phân bào ở một tế bào con có hiện tượng tất cả các nhiễm sắc thể không phân li nên chỉ tạo ra một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 4n, tế bào 4n này và các tế bào con khác tiếp tục nguyên phân bình thường với chu kì tế bào như nhau. Kết thúc quá trình nguyên phân trên đã tạo ra 224 tế bào con. Theo lý thuyết lần nguyên phân xảy ra đột biến và tỷ lệ tế bào 4n so với tế bào 2n sinh ra ở lần cuối cùng lần lượt là

Xem đáp án

Đáp án B

Lời giải chi tiết

Nếu không có quá trình đột biến xảy ra thì số tế bào sau 8 lần nguyên phân là: 28 = 256.

Số tế bào bị giảm đi là: 256 - 224 = 32 = 25. Ta có thể hiểu là 5 lần nguyên phân cuối cùng có 1 tế bào đã không tham gia vào quá trình phân bào, vậy đột biến xảy ra ở lần nguyên phân thứ 3.

Cuối cùng tạo ra 32 tế bào 4n thì số tế bào 2n = 224 - 32 = 192.

Tỉ lệ giữa số tế bào 4n và 2n là: 32 : 192 = 1/6


Câu 30:

Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường qui định. Ở một phép lai, trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 5%; trong số các giao tử cái thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ

Xem đáp án

Đáp án A

Giao tử đực: a = 5% = 0,05 → A – 1 – 0,05 = 0,95

Giao tử cái: a = 0,2 → A = 1 – 0,2 = 0,8

Thế hệ lai: AA = 0,95.0,8 = 0,76

Aa = 0,95.0,2 + 0,05.0,8 = 0,23

Theo lí thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ: 0,23 : (0,76 : 0,23) = 23/99


Câu 31:

Trong số những phát biểu sau, có mấy phát biểu đúng về NST giới tính?

(1) NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xoma.

(2) Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường.

(3) Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm 1 cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái.

(4) Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST giới tính XY.

(5) Các gen trên vùng tương đồng của NST X và Y không tuân theo quy luật phân li.

Xem đáp án

Đáp án B

(1) NST giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xoma: sai, NST giới tính có ở cả tế bào sinh dục và tế bào xoma.

(2) Trên NST giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường: đúng.

(3) Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm 1 cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái: sai, NST giới tính gồm 1 cặp nhưng khác nhau ở giới đực và giới cái.

(4) Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp NST giới tính XX, cá thể đực có cặp NST giới tính XY: sai, điều này chỉ đúng với ruồi giấm và các loài động vật có vú.

(5) Các gen trên vùng tương đồng của NST X và Y không tuân theo quy luật phân li: sai.

Vậy ý đúng là (2)


Câu 32:

Cho các phép lai giữa các cây tứ bội sau đây

(1) AAaaBBbb x AAAABBBb (2) AAAaBBbb x Aaaabbbb       (3) AaaaBBBB x AaaaBBbb

(4) AAaaBBbb x AAaabbbb          (5) AaaaBBBb x AAaaBBbb       (6) AAAaBBBb x AaaaBbbb

Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Theo lí thuyết, trong các phép lai trên, những phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 là

Xem đáp án

Đáp án A

Tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1 = (1:4:1).(1:2:1) → Tỉ lệ 1:4:1 thì AAaa x 1 bên đồng hợp hoặc BBbb x 1 bên đồng hợp.

Tỉ lệ 1:2:1 thì phép lai phải là: AAAa x AAAa, AAAa x Aaaa, Aaaa x Aaaa hoặc BBBb x BBBb, BBBb x Bbbb, Bbbb x Bbbb

Xét các phép lai của đề bài:

(1) AAaaBBbb x AAAABBBb = (AAaa x AAAA).(BBbb x BBBb) = (1:4:1).(1:5:5:1) → loại

(2) AAAaBBbb x Aaaabbbb = (AAAa x Aaaa).((BBbb x bbbb) = (1:2:1).(1:4:1) → 2 đúng

(3) AaaaBBBB x AaaaBBbb = (Aaaa x Aaaa).(BBBB x BBbb) = (1:2:1).(1:4:1) → 3 đúng

(4) AAaaBBbb x AAaabbbb = (AAaa x AAaa).(BBbb x bbbb) = (1:8:18:8:1).(1:4:1) → loại

(5) AaaaBBBb x AAaaBBbb = (Aaaa x AAaa).(BBBb x BBbb) = (1:5:5:1).(1:2:1) → loại

(6) AAAaBBBb x AaaaBbbb = (AAAa x Aaaa).(BBBb x Bbbb) = (1:2:1).(1:2:1) → loại

Vậy trong các phép lai trên, có 2 phép lai: 2, 3 cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 8:4:4:2:2:1:1:1:1


Câu 33:

Ở một loài lưỡng bội, một một cơ thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY, khi giảm phân có thể tạo ra tối đa 768 loại giao tử. Biết rằng trong quá trình giảm phân có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng xảy ra trao đổi chéo một điểm, cặp nhiễm sắc thể giới tính bị rối loạn giảm phân 2 ở tất cả các tế bào, các cặp còn lại không trao đổi chéo và đột biến. Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là:

Xem đáp án

Đáp án B

Gọi số cặp NST của loài là n.

3 cặp giảm phân có trao đổi chéo mỗi cặp sẽ tạo ra 4 loại giao tử.

Cặp NST giới tính khi rối loạn giảm phân 2 ở một tế bào sẽ tạo ra 3 loại giao tử: XX, YY, O.

n - 4 cặp còn lại mỗi cặp tạo ra 2 loại giao tử.

Vậy tổng số loại giao tử tạo ra là: 43 × 3 × 2n - 4 = 768 → n = 6.

Vậy bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài là: 2n = 12


Câu 34:

Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp, trên cặp nhiễm sắc thể giới tính xét một gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu không xảy ra đột biến thì khi các ruồi đực có kiểu gen khác nhau về các gen đang xét giảm phân có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?

Xem đáp án

Đáp án D

Ruồi giấm , 2n=8. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể thường xét hai cặp gen dị hợp, trên gen có hai alen nằm ở vùng không tương đồng của X.

2n=8 → n=4, 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính, con đực XY

NST thường: 1 cặp có 2 cặp gen dị hợp → số loại giao tử tối đa là 4 ( ruối giấm đực không có hoán vị gen)

1 cặp NST thường có 2 KG là AB/abhoặc Ab/aB vì vậy nếu tính trong giảm phân cho 4 loại giao tử, 3 cặp NST thường → 43 = 6 loại giao tử.

Cặp nhiễm sắc thể giới tính có 1 gen với 2 alen nằm trong vùng không tương đồng của X → số loại giao tử tối đa tạo được 3

Số loại giao tử tối đa được tạo thành là: 64 × 3 = 192


Câu 35:

AA-quả tròn, Aa-quả bầu, aa-quả dài; B-quả đỏ, b-quả xanh; D-hạt to, d-hạt nhỏ. Giảm phân không xảy ra hoán vị, 2 trong 3 cặp alen nói trên liên kết với nhau. Phép lai phân tích cá thể dị hợp về 3 cặp gen nói trên cho tỷ lệ kiểu hình là 1:1:1:1, có bao nhiêu phép lai có thể cho tỷ lệ trên?

Xem đáp án

Đáp án D

Có 2 trong 3 cặp gen liên kết với nhau, lai phân tích cá thể dị hợp về 3 cặp gen → tỷ lệ 1:1:1:1 = (1:1)× (1:1)

Giả sử A và B liên kết với nhau, D phân ly độc lập → Gen liên kết có 2 kiểu dị hợp là dị hợp tử đều và dị hợp tử chéo: Ab/aB Dd × ab/ab và AB/ab Dd × ab/ab dd

2 trong 3 gen liên kết với nhau → số trường hợp xảy ra là: 3C2 = 3

Tổng số phép lai cho tỷ lệ 1:1:1:1 là: 2 × 3 = 6


Câu 36:

Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau , có bao nhiêu phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình ?

(1) AaBb x aabb (2) AaBb x AAbB

(3) AB/ab x AB/ab (4) Ab/ab x aB/ab

(5) Aaaabbb x aaaaBbbb (6) AaaaBbbb x aaaabbbb    (7) AAaaBBbb x aaaabbbb

Xem đáp án

Đáp án D

Xét các phép lai của đề bài:

(1) cho tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình đều là 1:1:1:1

(2) cho tỉ lệ kiểu gen là (1:1).(1:2:1), tỉ lệ kiểu hình là: 1.(3:1)

(3) cho tỉ lệ kiểu gen là 1:2:1, tỉ lệ kiểu hình là 3:1

(4) cho tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình đều là 1:1:1:1

(5) cho tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình là (1:1).(1:1)

(6) cho tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình là (1:1).(1:1)

(7) cho tỉ lệ kiểu gen là (1:4:1).(1:4:1), tỉ lệ kiểu hình là(5:1).(5:1)

→ Có 4 phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen giống tỉ lệ kiểu hình là 1, 4, 5,6 


Câu 37:

Một đột biến gen lặn làm mất màu lục lạp đã xảy ra số tế bào lá của một loại cây quý. Nếu sau đó người ta chỉ chọn phần lá xanh đem nuôi cấy để tạo mô sẹo và mô này được tách ra thành nhiều phần để nuôi cấy tạo các cây con. Cho các phát biểu sau đây về tính trạng màu lá của các cây con tạo ra:

(1) Các cây con đều mang số lượng gen đột biến như nhau.

(2) Các cây con tạo ra đều có sức sống như nhau.

(3) Các cây con đều có kiểu hình đồng nhất.

(4) Các cây con đều có số lượng gen bằng nhau.

Số phát biểu đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Bản chất của hiện tượng này là đột biến gen ở tế bào chất do vậy sự phân chia cho các tế bào con chỉ mang tính chất tương đối.

Chọn phần lá xanh đem nuôi cấy để tạo mô sẹo và mô này được tách ra thành nhiều phần để nuôi cấy tạo các cây con. Xét các phát biểu của đề bài:

(1) sai vì các cây con mang số lượng các gen đột biến khác nhau.

(2) sai vì sức sống là sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. Các cây con này có sức sống khác nhau.

(3) sai vì các cây con mang số lượng các gen đột biến khác nhau → kiểu hình không đồng nhất.

(4) sai.

→ Trong các phát biểu trên không có phát biểu nào đúng 


Câu 39:

Cho biết gen A quy định cây cao, trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp. Gen B quy định hạt đen trội hoàn toàn so với alen b quy định hạt nâu, các gen phân li độc lập nhau. Trong một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta đem giao phối ngẫu nhiên một số cá thể thì thu được F1 gồm 504 cây cao, hạt đen : 21 cây cao, hạt nâu : 168 cây thấp, hạt đen : 7 cây thấp, hạt nâu. Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau:

(1) Tần số alen A và alen a lần lượt là 0,5 và 0,5.

(2) Tần số alen B và alen b lần lượt là 0,7 và 0,3.

(3) Lẫy ngẫu nhiên 2 cây cao, hạt đen ở F1. Xác suất để 2 cây này đều có kiểu gen AABb là 1/81.

(4) Nếu chỉ tính trong số cây thấp, hạt đen ở F1 thì cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ 1/3.

(5) Đem tất cả cây cao, hạt đen ở F1 cho giao phối ngẫu nhiên thì đời F2 xuất hiện 1 cây có kiểu hình cây thấp, hạt nâu với xác suất 1/324

Xem đáp án

Đáp án D

Tỉ lệ cây thân thấp aa là: (168 + 7) : (168 + 7 + 504 + 21) = 0,25.

Quần thể cân bằng di truyền => tần số alen a = 0,5 => tần số alen A = 1 – 0,5 = 0,5. => Nội dung 1 đúng.

Tỉ lệ hạt nâu bb là: (21 + 7) : (168 + 7 + 504 + 21) = 0,04.

Quần thể cân bằng di truyền => tần số alen b = 0,2 => tần số alen A = 1 – 0,2 = 0,8. => Nội dung 2 sai.

Cấu trúc di truyền của quần thể về gen A là: 0,25AA : 0,5Aa : 0,25aa.

Cấu trúc di truyền của quần thể về gen B là: 0,64BB : 0,32Bb : 0,04bb.

Tỉ lệ cây cao hạt đen là: 504 : (168 + 7 + 504 + 21) = 0,72

Tỉ lệ kiểu gen AABb là: 0,25 x 0,32 = 0,08.

Tỉ lệ cây có kiểu gen AABb trên tổng số các cây thân cao, hạt đen là: 0,08 : 0,72 = 1/9.

Lấy ngẫu nhiên 2 cây cao, hạt đen ở F1. Xác suất để 2 cây này đều có kiểu gen AABb là:

1/9 x 1/9 = 1/81 => Nội dung 3 đúng.

Tỉ lệ cây thân thấp, hạt đen là: 0,25 x (1 – 0,04) = 0,24.

Cây thân thấp, hạt đen đồng hợp aaBB chiếm tỉ lệ là: 0,25 x 0,64 = 0,16.

Nếu chỉ tính trong số cây thấp, hạt đen ở F1 thì cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỉ lệ: 0,16 : 0,24 = 2/3.

Nội dung 4 sai.

Đem những cây thân cao hạt đen đi giao phối ngẫu nhiên thì chỉ có cây có KG AaBb giao phối với nhau tạo ra cây có kiểu hình thân thấp, hạt nâu.

Trong số những cây thân cao hạt đen thì cây có KG AaBb chiểm tỉ lệ: 0,5 x 0,32 : 0,72 = 2/9.

Đem tất cả cây cao, hạt đen ở F1 cho giao phối ngẫu nhiên thì đời F2 xuất hiện 1 cây có kiểu hình cây thấp, hạt nâu với xác suất: 2/9 x 2/9 x 1/16 = 1/324. => Nội dung 5 đúng.

Có 3 nội dung đúng


Câu 40:

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Bệnh P được quy định bởi gen trội (P) nằm trên nhiễm sắc thể thường; bệnh Q được quy định bởi gen lặn (q) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P, Q là:

Xem đáp án

Đáp án B

Xét tính trạng bệnh P:

Người chồng ở thế hệ thứ III chắc chắn có kiểu gen Aa do nhận a từ người bố bình thường.

Người vợ ở thế hệ thứ III chắc chắn có kiểu gen aa

Phép lai: Aa x aa → 1/2Aa : 1/2aa.

→ Cặp vợ chồng này sinh con đầu lòng mắc bệnh P với xác suất: 1/2

Xét tính trạng bệnh Q (B: bình thường, b: bị bệnh Q

Người chồng ở thế hệ thứ III chắc chắn có kiểu gen XBY

Người mẹ của vợ ở thế hệ thứ III có kiểu gen XBXb, người bố của vợ có kiểu gen XBY → Người vợ có kiểu gen 1/2XB : 1/2Xb → giảm phân cho 3/4XB : 1/4Xb

Phép lai: (1/2XB : Y) x (3/4XB : 1/4Xb) → con trai mắc bệnh chiếm tỉ lệ: 1/8XbY


Bắt đầu thi ngay