M là hỗn hợp hai axit cacboxylic đơn chức đồng đẳng kế tiếp ( MX < MY ). Z là ancol no, mạch hở có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử Cacbon trong X. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp E gồm M và Z cần vừa đủ 31,808 lít oxi ( đktc) tạo ra 58,08 gam CO2 và 18 gam nước. Mặt khác, cũng 0,4 mol hỗn hợp E tác dụng với Na dư thu được 6,272 lít H2 (đktc). Để trung hòa 11,1 gam X cần dung dịch chứa m gam KOH. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 8,9
B. 6,34
C. 8,6
D. 8,4
Đốt cháy hoàn toàn 10,24 gam hỗn hợp A gồm một axit no đơn chức mạch hở và một ancol no đơn chức mạch hở thu được 9,408 lít CO2 (đktc) và 9,36 gam nước. Nếu lấy 5,12 gam A ở trên thực hiện phản ứng este hóa với hiệu suất 75% thì thu được m gam este. Giá trị gần đúng nhất của m là ?
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất béo X cần dùng vừa đủ 3,16 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng chất béo trên bằng NaOH thu được m gam hỗn hợp hai muối của axit oleic và linoleic. Biết lượng X trên có thể làm mất màu dung dịch chứa tối đa 0,2 mol Br2. Giá trị của m là?
X là este hai chức, Y là este đơn chức (đều mạch hở). Đốt x mol X hoặc y mol Y đều thu được số mol CO2 lớn hơn số mol H2O là 0,08 mol. Cho 14,88 gam hỗn hợp H gồm X (x mol); Y (y mol) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được hỗn hợp T chứa 2 muối của 2 axit no và hỗn hợp Z chứa 2 ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon liên tiếp nhau. Cho Z tác dụng hết với Na dư thu được 0,08 mol H2. Mặt khác, 14,88 gam H làm mất màu vừa hết 0,12 mol Br2. Biết H không tham gia phản ứng tráng bạc. Phần trăm khối lượng muối có phân tử khối lớn hơn có giá trị gần nhất với?
Hỗn hợp E chứa hai este thuần, mạch hở đều hai chức. Đun nóng 15,94 gam E với dung dịch NaOH (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng), thu được hỗn hợp F chứa hai ancol và hỗn hợp rắn G có khối lượng 19,68 gam (trong đó có 2 muối của hai axit cacboxylic). Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 5,936 lít (đktc) khí oxi thu được 8,8 gam CO2. Phần trăm khối lượng của muối có PTK nhỏ trong G là?
Cho hỗn hợp X gồm một este đơn chức A và một ancol bền B, đều mạch hở và có cùng số nguyên tử cacbon và (nB=2nA). Đốt cháy hoàn toàn m gam X, thu được 10,08 lit CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với NaOH dư thu được 0,1 mol ancol. Giá trị m là
Hỗn hợp E chứa hai este đơn chức, mạch hở X, Y (đều được tạo từ các axit no). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E cần dùng vừa đủ 0,65 mol O2. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn lượng E trên cần vừa đủ 0,14 mol NaOH thu được muối và hỗn hợp các ancol. Đốt cháy toàn bộ lượng ancol trên cần dùng 0,37 mol O2 thu được 0,28 mol H2O. Giá trị của m?
Hỗn hợp X gồm metyl fomat, anđehit acrylic và axit metacrylic. Đốt cháy hoàn toàn m gam X rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào 70 ml dung dịch Ca(OH)2 1M, thu được 5 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch tăng thêm 0,22 gam. Giá trị của m là
X, Y là hai hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp; Z là anđehit; T là axit cacboxylic; X, Y, Z, T đều mạch hở và T, Z đều đơn chức. Hiđro hóa hoàn toàn hỗn hợp A gồm X, Y, Z, T cần đúng 0,95 mol H2, thu được 24,58g hỗn hợp B. Đốt cháy hết B cần đúng 1,78 mol O2. Mặt khác, cho B tác dụng hết với Na (dư), sau phản ứng thu được 3,92 lít khí H2 (đktc) và 23,1g muối. Nếu cho A tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì được m gam kết tủa. Biết số mol T bằng 1/6 số mol A. Phần trăm số mol của anđêhit Z có trong A gần nhất với?
Đốt cháy 17,04 gam hỗn hợp E chứa 2 este hơn kém nhau 28 đvC cần dùng 0,94 mol O2, thu được 13,68 gam nước. Mặt khác đun nóng 17,04 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp F gồm 2 ancol và hỗn hợp chứa x gam muối X và y gam muối Y (MX < MY). Đun nóng toàn bộ F với H2SO4 đặc ở 1700C thu được hỗn hợp gồm 2 olefin. Tỉ lệ gần nhất của x : y là.
Cho 8,4 gam X chứa 2 este thuần chức, hở đốt cháy thu được 0,3 mol H2O. Thủy phân 8,4 gam X cần 120ml NaOH 1M thu được Y chứa 2 ancol hơn kém nhau 1C và Z chứa 2 muôi của 2 axit cacboxylic đơn chức hơn kém nhau 1C dẫn Y qua Na thấy khối lượng bình tăng 3,66 gam. Phần trăm khối lượng este có phân tử khôi lớn trong X là:
X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2 thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NO3 sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dung dung dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với ?
Hỗn hợp E gồm hai este (A và B) no đều no, mạch hở trong đó A đơn chức còn B hai chức. Thủy phân hoàn toàn 15,52 gam E bằng dung dịch chứa NaOH (vừa đủ) thu được hỗn hợp 2 ancol đơn chức đồng đẳng liên tiếp T và 13,48 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn hoàn lượng ancol T trên thu được 0,46 mol CO2. Phần trăm khối lượng của A có trong E gần nhất với:
X, Y là hai axit đều đơn chức, Z là este thuần chức, mạch hở được tạo bởi X, Y và glixerol. Đốt cháy hoàn toàn 22,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 1,05 mol O2, thu được 11,88 gam nước. Mặt khác hidro hóa hoàn toàn 22,72 gam E cần dung 0,19 mol H2 ( xúc tác Ni, t0), thu được hỗn hợp T. Đun nóng toàn bộ T với 400ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là :
Hỗn hợp X chứa một axit đơn chức, có một liên kết C=C trong phân tử và một este tạo bởi axit trên và ancol etylic (số mol axit nhỏ hơn số mol este). Đốt cháy hoàn toàn 13,16 gam X bằng 0,75 mol O2 vừa đủ, sản phẩm cháy thu được có tổng số mol CO2 và H2O là 1,14 mol. Phần trăm khối lượng của axit trong X là:
Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở ( MX < MY ), T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no, hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Mặt khác, 6,88 gam E tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng rắn khan thu được là: