Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?
A. H2N-CH2-COOH
B. CH3COONH4
C. NaHCO3
D. H2N-(CH2)6-NH2
Đáp án D.
Định hướng tư duy giải
Các dạng chất lưỡng tính thường gặp:
- Aminoaxit
- Muối của axit yếu và bazo yếu: HCOONH4…
- Muối axit của axit yếu: NaHCO3, KHS...
- Hidroxit lưỡng tính: Al(OH)3, Zn(OH)2...
- Oxit lưỡng tính: Al2O3, ZnO...
H2N-(CH2)6-NH2 chỉ có tính bazơ, không có tính axit.
Hỗn hợp X gồm 2 triglixerit A và B (MA<MB; tỉ lệ số mol tương ứng là 2 :3). Đun nóng m gam hỗn hợp X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa glixerol và hỗn hợp gồm x gam natri oleat, y gam natri linoleat và z gam natri panmitat, m gam hỗn hợp X tác dụng tối đa với 18,24 gam brom. Đốt m gam hỗn hợp X thu được 73,128 gam CO2 và 26,784 gam H2O. Giá trị của (y + z – x) gần nhất với:
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin no, đơn chức, mạch hở X cần 0,1575 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 2,43 gam nước. Giá trị của m là?
Cho m gam hỗn hợp hai amin đơn chức bậc I có tỷ khối so với hidro là 30, tác dụng hoàn toàn với FeCl2 thu được kết tủa X. Lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 18 gam chất rắn. Giá trị của m là:
Cho x gam hỗn hợp X gồm 2 chất hữu cơ có CTPT là C2H8O3N2 và C3H10O4N2 đều no, hở tác dụng với dung dịch KOH vừa đủ thu được 1,568 lít hỗn hợp Y gồm hai chất khí đều làm xanh giấy quỳ tím ẩm có tỷ khối so với H2 bằng 16,5 và dung dịch Z có chứa m gam hỗn hợp 3 muối. Giá trị của m gần nhất với:
Chất rắn kết tinh, nhiệt độ nóng chảy cao, dễ tan, là tính chất của chất nào sau đây?
Trong các công thức sau: C5H10N2O3, C8H14N2O4, C8H16N2O3, C6H13N3O3, C4H8N2O3, C7H12N2O5 và C8H16N3O3. Số công thức không thể là đipeptit mạch hở là bao nhiêu? (Biết rằng trong peptit không chứa nhóm chức nào khác ngoài liên kết peptit –CONH–, nhóm –NH2 và –COOH).
Chất X có CTPT C6H10O4 tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2, sản phẩm tạo thành gồm 3 chất hữu cơ Y, Z, T có số mol bằng nhau (không có tạp chức), Y tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam, Z tạo CH4 chỉ bằng một phản ứng. Phát biểu nào sau đây là sai?
Cho các phát biểu sau:
(a) Tất cả các peptit đều có phản ứng thủy phân (ở điều kiện thích hợp).
(b) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.
(c) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí.
(d) Trong phân tử peptit mạch hở Gly-Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
(e) Ở điều kiện thường, amino axit là những chất lỏng.
(f) Đa số amin độc, một số ít không độc.
Số phát biểu đúng là
Hỗn hợp E gồm peptit X và peptit Y đều được tạo từ Gly và Val; tổng số nguyên tử oxi trong X và Y là 11. Thủy phân hoàn toàn m gam E bằng dung dịch KOH thu được 51,34 gam hỗn hợp muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E ở trên cần dùng 39,312 lít khí O2 (đktc) thu được 23,58 gam H2O. Phần trăm khối lượng của X (MX<MY) trong E gần nhất với:
Hợp chất X có công thức phân tử CH6N2O3, cho 15,04 gam X tác dụng hết với dung dịch chứa 8 gam NaOH. Sau phản ứng thu được khí và dung dịch chứa m gam chất tan. Giá trị của m là?
Cho các phát biểu sau:
(a). CH2=CHCOOCH3, FeCl3, Fe(NO3)3 đều là các chất vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(b). Anilin, phenol đều tác dụng với dung dịch brom và cho kết tủa trắng.
(c). Anđehit fomic, axetilen, glucozơ đều tham gia phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3.
(d). Các peptit đều tham gia phản ứng với Cu(OH)2.
(e). Dung dịch amin bậc I làm quỳ tím ngả thành màu xanh.
(f) Hỗn hợp chứa a mol Cu và 0,8a mol Fe3O4 có thể tan hết trong dung dịch HCl dư (không có mặt của O2)
(g) Các nguyên tố thuộc nhóm IA đều là kim loại kiềm.
Số phát biểu đúng là:
Cho chất hữu cơ sau: H2N-CH2-CO-NH-C2H4-CO-NH-CH(NH2)CH2-CO-NH-CH(CH2)2(COOH)-CO-NH-CH2-CH(COOH)-CH3. Chất hữu cơ trên có mấy liên kết peptit