Thứ sáu, 17/05/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

28/08/2021 187

Con người đã sử dụng loài ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Đây là ví dụ thể hiện mối quan hệ sinh thái nào sau đây?

A. Khống chế sinh học

Đáp án chính xác

B. Cạnh tranh khác loài.

C. Cạnh tranh cùng loài.

D. Hỗ trợ cùng loài.

Trả lời:

verified Giải bởi qa.haylamdo.com

Đáp án A

Ong mắt đỏ sử dụng sâu đục thân làm thức ăn, mặt khác chúng không gây hại cho lúa. Con người đã sử dụng loài ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Đây là ví dụ thể hiện mối quan hệ sinh thái khống chế sinh học

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Có 4 loài cùng ở một bậc dinh dưỡng, sống trong một môi trường và có ổ sinh thái về dinh dưỡng được mô tả theo các vòng tròn như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loài A và loài D có quan hệ cạnh tranh với nhau.

II. Loài B và loài C cạnh tranh với nhau.

III. Nếu điều kiện sống của môi trường không thay đổi nhưng do bị con người khai thác làm cho loài A bị giảm số lượng thì có thể sẽ dẫn tới làm tăng số lượng cá thể của loài B.

 

IV. Loài B và loài C bị cạnh tranh khốc liệt hơn loài A và D.

Xem đáp án » 28/08/2021 1,482

Câu 2:

Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ đối kháng cùng loài?

I. Kí sinh cùng loài.

II. Quần tụ cùng loài.

III. Ăn thịt đồng loại.

IV. Cạnh tranh cùng loài về thức ăn, nơi ở

Xem đáp án » 28/08/2021 855

Câu 3:

Giun kí sinh trong ruột lợn. Môi trường sống của loài giun này là loại môi trường nào sau đây?

Xem đáp án » 28/08/2021 721

Câu 4:

Có bao nhiêu ví dụ sau đây phản ánh mối quan hệ cạnh tranh?

I. Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1 cây (cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm.

II. Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng

III. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, các động vật dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác) làm cho cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn.

IV. Bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản → Mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải đi nơi khác.

V. Ong, kiến, mối sống thành xã hội, có phân chia cấp bậc và chức năng rõ ràng.

Xem đáp án » 28/08/2021 618

Câu 5:

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn

Xem đáp án » 28/08/2021 504

Câu 6:

Trong các mối quan hệ sinh thái giữa các loài sau đây, có bao nhiêu mối quan hệ có it nhất một loài có hại?

I. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn.

II. Một số loài tảo nước ngọt nở hoa cùng sống trong một môi trường với các loài cá tôm.

III. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.

IV. Giun sán sống trong ruột lợn

Xem đáp án » 28/08/2021 438

Câu 7:

Xét chuỗi thức ăn có 5 mắt xích dinh dưỡng: Cỏ → sâu → nhái → rắn → Diều hâu. Giả sử trong môi trường có chất độc DDT ở nồng độ thấp. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 4 loài thuộc sinh vật tiêu thụ.

II. Tổng sinh khối của sâu, nhái, rắn, diều hâu lớn hơn tổng sinh khối của cỏ.

III. Diều hâu sẽ bị nhiễm độ DDT với nồng độ cao nhất.

IV. Nếu loài sâu bị giảm số lượng thì loài rắn sẽ tăng số lượng

Xem đáp án » 28/08/2021 438

Câu 8:

Mối quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi, một loài không có lợi cũng không bị hại là mối quan hệ

Xem đáp án » 28/08/2021 410

Câu 9:

Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 28/08/2021 384

Câu 10:

Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ

Xem đáp án » 28/08/2021 360

Câu 11:

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

II. Tất cả các loài vi tảo đều được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

III. Một số thực vật kí sinh cũng được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.

Xem đáp án » 28/08/2021 335

Câu 12:

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong cùng một quần thể, thường xuyên diễn ra canh tranh về thức ăn, nơi sinh sản,...

II. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể.

III. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

IV. Cạnh tranh cùng loài làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong. Do đó có thể làm giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu

Xem đáp án » 28/08/2021 312

Câu 13:

Trong một lưới thức ăn, loài sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1?

Xem đáp án » 28/08/2021 306

Câu 14:

Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án » 28/08/2021 252

Câu 15:

Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?

Xem đáp án » 28/08/2021 238

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »