IMG-LOGO

512 Bài tập Hệ sinh thái - Sinh học 12 cực hay có lời giải (P3)

  • 13303 lượt thi

  • 30 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:

Theo suy luận lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Để dự đoán xu hướng phát triển của quần thể, người ta so sánh tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản với tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản.

- Quần thể 1 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bằng tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể ổn định.

- Quần thể 2 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể phát triển (tăng số lượng cá thể), cho nên sẽ tăng kích thước quần thể.

- Quần thể 3 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể suy thoái (mật độ cá thể đang giảm dần).

- Quần thể 4 có tỉ lệ nhóm tuổi trước sinh sản bé hơn tỉ lệ nhóm tuổi sinh sản. → Quần thể suy thoái.


Câu 2:

Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các loài động vật đều được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

II. Tất cả các loài vi tảo đều được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

III. Một số thực vật kí sinh cũng được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.

IV. Xác chết của sinh vật được xếp vào thành phần hữu cơ của môi trường.

Xem đáp án

Đáp án D

Các phát biểu II, IV đúng → Đáp án D

I sai. Vì ở chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ thì giun đất không được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.

III sai. Vì thực vật kí sinh được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ chứ không phải sinh vật phân giải


Câu 4:

Trong quần thể, sự phân bố đồng đều có ý nghĩa:

Xem đáp án

Đáp án C

Phân bố đều thường gặp khi điều kiện sống phân bố một cách đồng đều trong môi trường và khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể của quần thể.

Ý nghĩa: Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.

Ví dụ: Cây thông trong rừng thông...chim hải âu làm tổ...


Câu 5:

Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án B

Một số loài chim thường đậu trên lưng và nhặt các loài kí sinh trên cơ thể động vật móng guốc làm thức ăn. Mối quan hệ giữa chim nhỏ và động vật móng guốc nói trên thuộc mối quan hệ hợp tác do ở mối quan hệ này cả 2 loài cùng có lợi và không bắt buộc.


Câu 6:

Khi nói về kích thước quần thể, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án C

Vì kích thước quần thể thường không được ổn định, chúng thay đổi tùy theo thời gian, yếu tố môi trường…


Câu 7:

Các khu sinh học (Biôm) được sắp xếp theo thứ tự giảm dần độ đa dạng sinh học là:

Xem đáp án

Đáp án C

Trong các khu sinh học trên: Rừng mưa nhiệt đới có độ đa dạng sinh học cao nhất. Đồng rêu hàn đới có độ đa dạng sinh học thấp nhất


Câu 8:

Khi nói về cạnh tranh cùng loài, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong cùng một quần thể, thường xuyên diễn ra canh tranh về thức ăn, nơi sinh sản,...

II. Cạnh tranh cùng loài là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể.

III. Cạnh tranh cùng loài giúp duy trì ổn định số lượng cá thể ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể.

IV. Cạnh tranh cùng loài làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong. Do đó có thể làm giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu

Xem đáp án

Đáp án B

Các phát biểu II, III đúng → Đáp án B

I sai. Vì trong cùng một quần thể, cạnh tranh chỉ xảy ra khi mật độ cá thể quá cao, nguồn thức ăn khan hiếm...

IV sai. Cạnh tranh cùng loài làm giảm tỉ lệ sinh sản, tăng tỉ lệ tử vong, tuy nhiên khi mật độ cá thể trong quần thể phù hợp với sức chứa của môi trường thì quần thể lại có cơ chế điều chỉnh phù hợp chứ không làm giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu.


Câu 9:

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất trong lưới thức ăn này có tối đa 4 mắt xích.

II. Nếu số lượng động vật ăn rễ cây bị giảm mạnh thì sự cạnh tranh giữa chim ăn thịt cỡ lớn và rắn gay gắt hơn so với sự cạnh tranh giữa rắn và thú ăn thịt.

III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 2, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3.

IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau hoàn toàn

Xem đáp án

Giải thích: Dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn:

Chỉ có phát biểu I đúng. → Đáp án A.

→ I đúng. Vì chuỗi thức ăn dài nhất là chuỗi:

Cây → côn trùng cánh cứng → chim sâu → chim ăn thịt cở lớn. (có 4 mắt xích).

II sai. Vì khi đông vật ăn rễ cây giảm số lượng thì rắn và thú ăn thịt sẽ thiếu thức ăn nghiêm trọng, khi đó chúng cạnh tranh gay gắt hơn. Còn chim ăn thịt cở lớn sử dụng nhiều nguồn thức ăn, cho nên thiếu động vật ăn rễ cây thì không ảnh hưởng lớn đến nó.

III sai. Vì chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc cấp 4.

IV sai. Vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng đều sử dụng cây làm thức ăn nhưng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây)


Câu 10:

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau

 

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích.

II. Quan hệ giữa loài C và loài E là quan hệ cạnh tranh khác loài.

III. Tổng sinh khối của loài A lớn hơn tổng sinh khối của 9 loài còn lại.

IV. Nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ bị giảm số lượng cá thể

Xem đáp án

Đáp án D

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III → Đáp án D.

I đúng. Vì chuỗi dài nhất là A, D, C, G, E, I, M.

II sai. Vì hai loài cạnh tranh nếu cùng sử dụng chung một nguồn thức ăn. Hai loài C và E không sử dụng chung nguồn thức ăn nên không cạnh tranh nhau.

III đúng. Vì loài A là bậc dinh dưỡng đầu tiên nên tất cả các chuỗi thức ăn đều có loài A và tổng sinh khối của nó là lớn nhất.

IV sai. Vì loài C là vật ăn thịt còn loài D là con mồi. Cho nên nếu loài C bị tuyệt diệt thì loài D sẽ tăng số lượng


Câu 11:

Theo lí thuyết, tập hợp sinh vật nào sau đây là một quần thể?

Xem đáp án

Đáp án D

- Quần thể là tập hợp các cá thể của cùng một loài, sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành thế hệ mới hữu thụ. Vậy theo khái niệm của quần thể sinh vật chỉ có gà lôi ở Hồ Tây là một quần thể.


Câu 12:

Trong một lưới thức ăn, loài sinh vật nào sau đây luôn được xếp vào bậc dinh dưỡng cấp 1?

Xem đáp án

Đáp án A

Sự thay đổi số lượng cá thể của quần thể được gọi là biến động số lượng quần thể, có 2 kiểu là biến động bất thường và biến động theo chu kì. Biến động theo chu kì có chu kì nhiều năm, chu kì mùa, chu kì ngày đêm, chu kì tuần trăng. Cứ 7 năm thì số lượng cá thể bị biến động một lần là dạng biến động theo chu kì nhiều năm.


Câu 14:

Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án A

A sai. Vì nitơ từ môi trường thường được thực vật hấp thụ dưới dạng muối amoni (NH4+) hoặc muối nitrat (NO3-). Nitơ phân tử ở dạng liên kết ba bền vững, thực vật không thể hấp thụ được.


Câu 15:

Khi nói về chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên, phát biểu nào sau đây sai

Xem đáp án

Đáp án B

A sai. Vì khi mật độ cá thể quá cao và nguồn sống khan hiếm thì sự cạnh tranh cùng loài tăng.

C sai. Cạnh tranh cùng loài làm các loài có xu hướng phân li ổ sinh thái → làm mở rộng ổ sinh thái của loài.

D sai. Sự gia tăng mức độ cạnh tranh cùng loài sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng của quần thể.


Câu 17:

Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong quá trình diễn thế sinh thái, độ đa dạng của quần xã thường bị thay đổi.

II. Các quần xã khác nhau thường có độ đa dạng khác nhau.

III. Quần xã sinh vật của hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng cao hơn quần xã của hệ sinh thái tự nhiên.

IV. Nếu độ đa dạng của quần xã thay đổi thì sẽ làm thay đổi cấu trúc của mạng lưới dinh dưỡng trong quần xã

Xem đáp án

Đáp án A

Các phát biểu I, II, IV đúng → Đáp án A

I đúng. Vì quá trình diễn thế làm thay đổi cấu trúc của quần xã nên thường sẽ làm thay đổi độ đa dạng về thành phần loài của quần xã.

II đúng. Vì độ đa dạng thay đổi tùy thuộc vào các quần xã.

III sai. Vì hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng thấp hơn hệ sinh thái tự nhiên.

IV đúng. Vì khi độ đa dạng thay đổi thì thành phần loài sẽ thay đổi. Do đó, lưới thức ăn sẽ bị thay đổi


Câu 18:

Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể sinh vật?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong các đặc trưng trên, loài đặc trưng là đặc trưng của quần xã chứ không phải đặc trưng của quần thể


Câu 19:

Mối quan hệ giữa hai loài, trong đó một loài có lợi, một loài không có lợi cũng không bị hại là mối quan hệ

Xem đáp án

Đáp án C

A sai vì ở mối quan hệ kí sinh thì một loài có hại và loài kia có lợi.

B sai vì ở mối quan hệ hợp tác thì cả hai loài cùng có lợi, và không nhất thiết phải có nhau.

D sai vì ở mối quan hệ ức chế, cảm nhiễm thì một loài không có lợi cũng không có hại, 1 loài có hại.


Câu 20:

Con người đã sử dụng loài ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Đây là ví dụ thể hiện mối quan hệ sinh thái nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Ong mắt đỏ sử dụng sâu đục thân làm thức ăn, mặt khác chúng không gây hại cho lúa. Con người đã sử dụng loài ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân lúa. Đây là ví dụ thể hiện mối quan hệ sinh thái khống chế sinh học


Câu 21:

Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ đối kháng cùng loài?

I. Kí sinh cùng loài.

II. Quần tụ cùng loài.

III. Ăn thịt đồng loại.

IV. Cạnh tranh cùng loài về thức ăn, nơi ở

Xem đáp án

Đáp án C

Các mối quan hệ I, III, IV phản ánh mối quan hệ cạnh tranh cùng loài. → Đáp án C

Mối quan hệ quần tụ cùng loài phản ánh mối quan hệ hỗ trợ cùng loài


Câu 24:

Xét chuỗi thức ăn có 5 mắt xích dinh dưỡng: Cỏ → sâu → nhái → rắn → Diều hâu. Giả sử trong môi trường có chất độc DDT ở nồng độ thấp. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 4 loài thuộc sinh vật tiêu thụ.

II. Tổng sinh khối của sâu, nhái, rắn, diều hâu lớn hơn tổng sinh khối của cỏ.

III. Diều hâu sẽ bị nhiễm độ DDT với nồng độ cao nhất.

IV. Nếu loài sâu bị giảm số lượng thì loài rắn sẽ tăng số lượng

Xem đáp án

Đáp án C

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án C.

I đúng. Vì chuỗi thức ăn này có 5 mắt xích, trong đó chỉ có cỏ là sinh vật sản xuất; còn các loài còn lại đều là sinh vật tiêu thụ.

II sai. Vì hiệu suất sinh thái của mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ đạt khoảng 10%. Do đó, tổng sinh khối của các loài tiêu thụ chỉ chiếm khoảng 11,11% so với tổng sinh khối của cỏ.

III đúng. Vì chất độc sẽ được tích lũy qua chuỗi thức ăn, ở bậc dinh dưỡng càng cao thì lượng độc tố được tích lũy trong cơ thể càng lớn.

IV sai. Vì khi sâu bị giảm số lượng thì các loài nhái, rắn, diều hâu đều giảm số lượng.


Câu 25:

Giun kí sinh trong ruột lợn. Môi trường sống của loài giun này là loại môi trường nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Giun kí sinh trong ruột lợn. Môi trường sống của loài giun này chính là ruột lợn. Đây là môi trường sinh vật.


Câu 26:

Khi nói về lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án C

Xét các phát biểu của đề bài:

A – Sai. Vì lưới thức ăn gồm nhiều chuỗi thức ăn có các mắt xích chung.

B – Sai. Vì trong lưới thức ăn, có nhiều loài sinh vật được xếp vào cùng một bậc dinh dưỡng, cũng có những loài sinh vật được xếp vào bậc dinh dưỡng khác nhau.

D – Sai. Vì lưới thức ăn thể hiện mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài sinh vật.


Câu 27:

Kích thước tối thiểu của quần thể là

Xem đáp án

Đáp án B

Kích thước tối thiểu của quần thể là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì sự tồn tại và phát triển. Nếu số lượng cá thể trong quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì quần thể có nguy cơ diệt vong


Câu 28:

Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

Trong các phát biểu trên, phát biểu B sai vì diễn thế nguyên sinh được bắt đầu từ môi trường trống trơn, diễn thế thứ sinh mới được bắt đầu từ một quần xã ổn định


Câu 29:

Trong các đặc điểm sau đây, kiểu phân bố ngẫu nhiên có bao nhiêu đặc điểm?

I. Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đồng đều.

II. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

III. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường.

IV. Thường gặp ở những loài sinh vật có tính lãnh thổ cao.

Xem đáp án

Đáp án A

Phân bố ngẫu nhiên :

Gặp trong trường hợp khi môi trường đồng nhất, hoặc các cá thể không có tính lãnh thổ cao, cũng không có xu hướng hợp lại với nhau thành nhóm.

Ý nghĩa: Sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường.

Ví dụ: Các loài sâu sống trên tản lá cây, các loài sò sống trong phù sa vùng triều, các loài cây gỗ sống trong rừng mưa nhiệt đới...

→ Các phát biểu I, III đúng

II – Sai vì phân bố ngẫu nhiên không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể


Câu 30:

Một lưới thức gồm có 9 loài được mô tả như hình bên. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây về lưới thức ăn này là đúng?

I. Có 11 chuỗi thức ăn.

II. Chuỗi thức ăn dài nhất 6 mắt xích.

III. Loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn.

IV. Chuỗi thức ăn ngắn nhất chỉ có 4 mắt xích

Xem đáp án

Đáp án B

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III. → Đáp án B.

(II) và (IV) sai. Vì lưới này có 11 chuỗi thức ăn và loài H tham gia vào 9 chuỗi thức ăn.

Chuỗi thức ăn dài nhất có 7 mắt xích, đó là: A → I → K → H → C → D → E.

Chuỗi thức ăn ngắn nhất có 3 mắt xích, đó là: A → H → E


Bắt đầu thi ngay