Thứ năm, 26/12/2024
IMG-LOGO

Câu hỏi:

20/07/2024 214

Khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật, xét các phát biểu sau đây:

I. Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy quần thể con mồi tiến hóa nhưng không thúc đẩy sự tiến hóa của quần thể vật ăn thịt

II. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn giống nhau và sống trong cùng một sinh cảnh sẽ xảy ra sự cạnh tranh khác loài

III. Ở mối quan hệ kí sinh – vật chủ, vật kí sinh thường phụ thuộc nguồn dinh dưỡng từ vật chủ

IV. Quan hệ cạnh tranh khác loài là một trong những động lực thúc đẩy quá trình tiến hóa

Có bao nhiêu kết luận đúng

A. 3

Đáp án chính xác

B. 1

C. 2

D. 4

Trả lời:

verified Giải bởi qa.haylamdo.com

Chọn đáp án A.

Có ba phát biểu đúng là II, III, IV.

- Mối quan hệ vật ăn thịt – con mồi là động lực thúc đẩy sự tiến hóa của cả hai loài. Quan hệ giữa một sinh vật ăn một sinh vật khác là mối quan hệ hết sức khắc nghiệt, trong thiên nhiên đây chính là động lực tiến hóa của các loài sinh vật. Trong quá trình tiến hóa, thông qua chọn lọc cả vật dữ và con mồi đều hình thành những khả năng thích nghi để săn mồi có hiệu quả và lẩn tránh kẻ thù. Quan hệ giữa vật ăn thịt và con mồi luôn được giữ ở mức cân bằng động, nghĩa là số lượng cá thể của hai quần thể này dao động gần như đồng bộ với nhau.

- Trong quần xã, giữa các loài có chung nguồn sống, các loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở… và các điều kiện sống khác trong môi trường. Trong quan hệ cạnh tranh, các loài sinh vật đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên sẽ có một loài thắng thế còn loài khác bị bại. Tuy nhiên, những loài có cùng một nguồn thức ăn vẫn có thể sống chung hòa bình trong một sinh cảnh, nếu ổ sinh thái của chúng không quá giống nhau. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân hóa ổ sinh thái của mình (bao gồm cả không gian sống, nguồn thức ăn và cách khai thác nguồn thức ăn đó).

- Quan hệ vật chủ - kí sinh là quan hệ của một loài sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ sinh vật đó. Mối quan hệ vật chủ - kí sinh là biến tướng của mối quan hệ con mồi – vật ăn thịt, chỉ khác là vật kí sinh nhỏ, có số lượng đông, không gây chết ngay vật chủ mà chỉ làm yếu dần, gây bệnh cho sinh vật chủ. Sinh vật kí sinh không có đời sống tự do mà thường phụ thuộc vào một số loài sinh vật chủ nhất định.

Câu trả lời này có hữu ích không?

0

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Ví dụ nào sau đây thể hiện mối quan hệ hội sinh?

Xem đáp án » 28/08/2021 3,787

Câu 2:

Khi nói về chu trình sinh địa hóa, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 28/08/2021 2,694

Câu 3:

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về sự trao đổi vật chất trong hệ sinh thái?

I. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái được thực hiện trong phạm vi quần xã sinh vật và giữa quần xã sinh vật với sinh cảnh của nó.

II. Một phần vật chất của chu trình sinh địa hóa không tham gia vào chu trình tuần hoàn mà lắng đọng trong môi trường.

III. Trong quần xã, hợp chất cacbon trao đổi thông qua chuỗi thức ăn và lưới thức ăn (trên cạn và dưới nước).

IV. Rễ cây hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO3- từ đất, nhưng nitơ trong các hợp chất hữu cơ cấu thành cơ thể thực vật chỉ tồn tại ở dạng NH4+.

Xem đáp án » 28/08/2021 1,299

Câu 4:

Kiểu phân bố nào thường xuyên xuất hiện khi quần thể sống trong điều kiện môi trường đồng nhất?

Xem đáp án » 28/08/2021 1,156

Câu 5:

Hai quần thể A và B khác loài sống trong cùng một khu vực địa lý và có các nhu cầu sống giống nhau, xu hướng biến động cá thể khi xảy ra cạnh tranh là:

(1) Nếu quần thể A và B cùng bậc phân loại thì loài có tiềm năng sinh học cao hơn sẽ thắng thế, số lượng cá thể tăng. Loài còn lại giảm dần số lượng và có thể diệt vong.

(2) Cạnh tranh gay gắt làm một loài sống sót, 1 loài diệt vong.

(3) Nếu 2 loài khác bậc phân loại thì loài nào tiến hóa hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng cá thể.

(4) Hai loài vẫn tồn tại nhưng phân hóa thành các ổ sinh thái khác nhau.

(5) Loài nào có số lượng nhiều hơn sẽ thắng thế, tăng số lượng. Loài còn lại bị diệt vong.

Tổ hợp đúng là:

Xem đáp án » 28/08/2021 1,115

Câu 6:

Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là?

Xem đáp án » 28/08/2021 926

Câu 7:

Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể từ loài đó. Đây là biểu hiện của mối quan hệ nào trong quần xã?

Xem đáp án » 28/08/2021 820

Câu 8:

Hệ sinh thái bao gồm:

Xem đáp án » 28/08/2021 600

Câu 9:

Phát biểu sau đây là đúng về chu trình tuần hoàn cacbon trong tự nhiên?

Xem đáp án » 28/08/2021 590

Câu 10:

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án » 28/08/2021 501

Câu 11:

Khi điều kiện môi trường thuận lợi, quần thể của loài có đặc điểm sinh học nào sau đây có đồ thị tăng trưởng hàm số mũ?

Xem đáp án » 28/08/2021 443

Câu 12:

Khi nói về các đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án » 28/08/2021 423

Câu 13:

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chim ăn sâu và chim ăn hạt cùng sống trên cây nên ổ sinh thái dinh dưỡng trùng nhau hoàn toàn,

II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.

III. Kích thước thức ăn, loại thức ăn, hình thức bắt mồi của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.

IV. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.

Xem đáp án » 28/08/2021 419

Câu 14:

Giả sử lưới thức ăn trong hệ sinh thái được mô tả bằng sơ đồ dưới đây:

Phân tích lưới thức ăn này, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Có 3 chuỗi thức ăn gồm 3 ba bậc dinh dưỡng.

II. Nếu loại bỏ động vật ăn rễ cây ra khỏi quần xã thì chỉ có rắn và thú ăn thịt mất đi.

III. Có 2 loài vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp ba vừa thuộc bậc dinh dưỡng cấp bốn.

IV. Thú ăn thịt và rắn không trùng lặp về ổ sinh thái dinh dưỡng.

Xem đáp án » 28/08/2021 370

Câu 15:

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

Xem đáp án » 28/08/2021 357

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »