Ở vi khuẩn E.coli, giả sử có 5 chủng đột biến sau đây:
Chủng I: Đột biến ở gen cấu trúc Z làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng II: Đột biến ở gen cấu trúc Y nhưng không làm thay đổi chức năng của prôtêin.
Chủng III: Đột biến ở gen điều hòa R làm cho phân tử prôtêin do gen này quy định tổng hợp bị mất chức năng.
Chủng IV: Đột biến ở vùng Operator làm cho chất ức chế không bám vào được.
Chủng V: Đột biến ở vùng khởi động (P) của Operon làm cho vùng này bị mất chức năng.
Khi môi trường có đường lactôzơ, có bao nhiêu chủng có gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã?
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
Đáp án A
Chủng I, II, III, đột biến chỉ ảnh hưởng đến prôtêin do gen tổng hợp ra còn gen vẫn phiên mã được.
Chủng IV làm cho chất ức chế không bám vào được còn gen vẫn hoạt động bình thường.
Chủng là V không phiên mã khi môi trường có lactose vì promoter bị đột biến sẽ không liên kết được với ARN polimerase làm cho gen không phiên mã được.
Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới?
Mã di truyền mang tính thoái hóa, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một axit amin trừ 2 cođon nào sau đây:
Một đoạn phân tử ADN ở sinh vật nhân thực có trình tự nuclêôtit trên mạch mang mã gốc là: 3'...AAAXAATGGGGA...5'. Trình tự nuclêôtit trên mạch bổ sung của đoạn ADN này là
Trong các loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN không có loại nào:
Một mARN nhân tạo có tỉ lệ các loại nu A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1. Tỉ lệ bộ mã có 3 loại nu A, U và G :
Cho các đặc điểm sau của mã di truyền:
(1) Mã di truyền mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng.
(2) Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều 5’- 3’.
(3) Mã di truyền có tính dư thừa (tính thoái hoá).
(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu.
(5) Mã di truyền có tính phổ biến.
(6) Mã di truyền có tính độc lập.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng của mã di truyền?