Nghệ thuật quân sự nào của cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý đã được kế thừa và phát huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
A. Tiến phát chế nhân
B. Kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hòa bình
C. Thanh dã
D. Đánh nhanh thắng nhanh
Lời giải:
Cuộc kháng chiến chống Tống và khởi nghĩa Lam Sơn đều chọn giải pháp kết thúc chiến tranh bằng con đường hòa bình.
- Ở cuộc kháng chiến chống Tống, sau trận quyết chiến chiến lược trên sông Như Nguyệt, Lý Thường Kiệt đã chủ động đề nghị giảng hòa. Quách Quỳ vội vã chấp nhận và nhanh chóng rút quân về nước
- Trong khởi nghĩa Lam Sơn, sau chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, Vương Thông đã vội vàng xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan. Tại đây Vương Thông thề sẽ rút hết quân đội về nước, cam kết không đem quân xâm lược Đại Việt. Lê Lợi thề sẽ cấp thuyền lương để quân Minh nhanh chóng rút quân về nước thuận lợi
Đáp án cần chọn là: B
Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Tình hình nghĩa quân Lam Sơn trong những năm đầu hoạt động (1418 – 1423) như thế nào?
Ý nào dưới đây không phải nhiệm vụ của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc tấn công ra Bắc?
Kế hoạch giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa của nghĩa quân Lam Sơn do ai đưa ra?
Sau thất bại ở Chi Lăng – Xương Giang, tình hình quân Minh ở Đông Quan như thế nào?
Cuộc tiến quân ra Bắc của nghĩa quân Lam Sơn diễn ra vào thời gian nào?
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống: “Chở thuyền là…Lật thuyền cũng là…”
Cuộc kháng chiến của nhân dân ta thời Lý – Trần có điểm gì khác biệt so với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?