Có những sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể thì sẽ có nguy cơ bị tuyệt chủng. Cho các cách giải thích sau đây:
(1) Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít, dễ xảy ra giao phối không ngẫu nhiên sẽ dẫn đến làm tăng tần số alen có hại
(2) Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít, đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại
(3) Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít, dễ xảy ra biến động di truyền, làm nghèo vốn gen cũng như làm biến mất nhiều alen có lợi của quần thể
(4) Khi số lượng cá thể của quần thể giảm mạnh thì sẽ làm giảm di – nhập gen, làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể
Có bao nhiêu cách giải thích chưa hợp lí.
A. 3
B. 4
C. 1
D. 4
Chọn đáp án A
Những loài sinh vật bị con người săn bắt hoặc khai thác quá mức, làm giảm mạnh số lượng cá thể dẫn đến kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong. Nguyên nhân là do:
+ Số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường.
+ Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít.
+ Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể.
Ta thấy các câu giải thích (1), (2), và (4) đều chưa hợp lý:
+ (1) (sai). Vì giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đổi tần số alen của quần thể
+ (2) (sai). Vì biến động di truyền làm thay đổi tần số alen một cách vô hướng, không thể dự đoán được sự thay đổi của tần số alen có lợi hay có hại.
+ (3) đúng.
+ (4) (sai). Vì số lượng cá thể giảm mạnh làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể chứ không phải do di - nhập gen
Cho các nhân tố sau:
(1) Chọn lọc tự nhiên (4) Các yếu tố ngẫu nhiên
(2) Giao phối ngẫu nhiên (5) Đột biến
(3) Giao phối không ngẫu nhiên (6) Di – nhập gen
Có bao nhiêu nhân tố tiến hóa có thể làm thay đổi tần số alen trong quần thể giao phối?
Trong những hoạt động sau đây của con người, có bao nhiêu hoạt động góp phần vào việc sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước
(2) Tăng cường khai thác các nguồn tài nguyên tái sinh và không tái sinh
(3) Xây dựng hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên và đưa tất cả các loài vào chăm sóc
(4) Vận động đồng bào dân tộc sống định canh, định cư, tránh đốt rừng làm nương rẫy
(5) Tăng cường xây dựng các đập thủy điện, khai thác cát làm sạch lòng sông nhằm khai thông dòng chảy
(6) Sử dụng biện pháp hóa học trong nông nghiệp nhằm loại trừ côn trùng gây hại mùa màng
(7) Tăng cường khai thác rừng đầu nguồn nhằm lấn biến, mở rộng đất liền, xây các bến cảng
(8) Tăng cường sử dụng chất tẩy rửa hóa học làm sạch mầm bệnh trong đất và nước
(9) Nước thải công nghiệp, y tế phải xử lý theo quy định môi trường trước khi thải ra cộng đồng
Trong các dạng đột biến gen sau có bao nhiêu dạng đột biến chắc chắn làm thay đổi trình tự axitamin trong prôtêin hoàn chỉnh?
(1) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thứ 2 của một bộ 3 nằm gần bộ 3 mở đầu
(2) Mất một nuclêôtit trong một intron ở giữa gen
(3) Thay thế 1 cặp nuclêôtit nằm gần bộ 3 kết thúc của trình tự mã hóa
(4) Đột biến thay thế một cặp nuclêôtit trong bộ 3 mã hóa cho Tirozin
Cho phép các lai (P) giữa các cây tứ bội sau đây:
(I) (III)
(II) (IV)
Biết rằng các cây tứ bội giảm phân chỉ cho các loại giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Nếu một cặp gen quy định một cặp tính trạng và tính trạng trội là trội hoàn toàn thì có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về kết quả ở đời của các phép lai trên?
(1) Có 2 phép lai cho 12 kiểu gen
(2) Có 3 phép lai cho 2 kiểu hình
(3) Có 3 phép lai không xuất hiện kiểu hình lặn về cả hai tính trạng
(4) Phép lai 4 cho số loại gen và số loại kiểu hình nhiều nhất trong các phép lai
Nhân tố tiến hóa có thể làm đa dạng di truyền vốn gen cho quần thể sinh vật:
(1) Đột biến (4) Chọn lọc tự nhiên
(2) Di - nhập gen (5) Các yếu tố ngẫu nhiên
(3) Giao phối không ngẫu nhiên
Phương án đúng là:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về sự tác động của chọn lọc tự nhiên?
(1) Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn gây chết ra khỏi quần thể
(2) Chọn lọc tự nhiên không tác động lên từng alen riêng lẻ ở các loài sinh vật lưỡng bội
(3) Chọn lọc tự nhiên tác động chủ yếu lên hai cấp độ cá thể và quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên không diễn ra khi điều kiện sống ổn định liên tục qua nhiều thế hệ
(5) Chọn lọc tự nhiên không tác động trực tiếp lên kiểu gen