Hòa tan hết 10 gam hỗn hợp Fe và Cu trong 200 ml dung dịch HCl thu được 2,24 lít H2 ở điều kiện tiêu chuẩn.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại có trong hỗn hợp.
c. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng và của chất trong dung dịch sau phản ứng. Biết sau phản ứng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
a.
Khi cho Fe và Cu phản ứng với dd HCl chỉ có Fe phản ứng, còn Cu thì không (do Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa)
PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
b.
Theo PTHH: nFe = nH2 = 0,1 (mol)
Khối lượng của Fe là: mFe = 0,1.56 = 5,6 (g)
Phần trăm khối lượng của Fe có trong hỗn hợp là:
c.
Theo PTHH: nHCl = 2nH2 = 2. 0,1 = 0,2 (mol)
Nồng độ mol của HCl là: CM = nHCl : VHCl = 0,2: 0,2 = 1 (M)
Dung dịch sau thu được chứa FeCl2 ; Vsau = VHCl = 200 (ml) = 0,2 (lít)
Theo PTHH: nFeCl2 = nH2 = 0,1 (mol)
Nồng độ mol của FeCl2 là: CM FeCl2 = nFeCl2 : Vsau = 0,1: 0,2 = 0,5 (M)
Nêu hiện tượng các phản ứng hóa học sau:
Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa dung dịch NaOH và vài giọt phenophtalein.
Có 4 lọ hóa chất mất nhãn, mỗi lọ đựng riêng biệt một dung dịch sau: KOH, KCl, Na2SO4, H2SO4. Em hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch trên và viết phương trình hóa học xảy ra.
Viết phương trình hóa học điều chế khí Cl2 trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
Nêu hiện tượng các phản ứng hóa học sau:
Cho mảnh đồng vào ống nghiệm có chứa AgNO3.