A, B, C là ba chất hữu cơ có các tính chất sau:
- Khi đốt cháy A, B đều thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
- B làm mất màu dung dịch brom.
- C tác dụng được với Na.
- A tác dụng được với Na và NaOH.
Hỏi A, B, C là những chất nào trong số các chất sau: C4H8, C2H4O2, C3H8O?
Hãy viết công thức cấu tạo của các chất trên.
A tác dụng được với NaOH nên suy ra A có chức axit.
Vậy A là C2H4OH ứng với công thức cấu tạo là CH3COOH.
C chỉ tác dụng được với Na nên suy ra C chứa nhóm OH (tương tự C2H5OH). Vậy C có công thức phân tử là C3H8O.
Các công thức cấu tạo thỏa mãn C là:
Phương trình hóa học của C tác dụng với Na:
B làm mất màu dung dịch brom nên suy ra B có C = C, . Suy ra B có công thức phân tử C4H8.
Các công thức cấu tạo thỏa mãn B là:
Phương trình hóa học của B tác dụng với dung dịch Br2:
Từ etilen, viết các phương trình hóa học (ghi rõ điều kiện) điều chế các chất sau: axit axetic, etyl axetat, polietilen.
Sau khi thu hoạch lúa, một lượng lớn rơm, rạ được tận dụng cho nhiều mục đích khác nhau như trồng nấm, làm thức ăn cho trâu, bò, ủ trong bể biogas hay đốt lấy tro, trộn với phân chuồng để bón cho cây trồng. Tại sao khi bón phân chuồng, người nông dân thường trộn thêm tro?
Hỗn hợp X gồm axit axetic và một axit hữu cơ có công thức CnH2n+1COOH. Tỉ lệ số mol tương ứng của hai axit là 1 : 2. Cho a gam hỗn hợp hai axit tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M rồi cô cạn thì thu được 27,4 gam hỗn hợp hai muối khan.
a) Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.
b) Xác định công thức phân tử của axit.
c) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi axit trong hỗn hợp.
Hãy lựa chọn thuốc thử để phân biệt các dung dịch riêng biệt sau bằng phương pháp hóa học (nêu rõ cách tiến hành và nêu hiện tượng của mỗi thí nghiệm): glucozơ, saccarozơ, tinh bột loãng, rượu etylic.