Để phân tích định tính các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ, người ta thực hiện thí nghiệm được mô tả như vẽ sau:
Thí nghiệm trên dùng để xác định định tính những nguyên tố nào?
A. C và H.
B. C và O.
C. H và N.
D. C và N.
Chọn đáp án A
Thí nghiệm này dùng để xác định định tính các nguyên tố C và H.
Nguyên tố C được chuyển thành CO2. Nếu hợp chất hữu cơ có chứa C, kết tủa trắng CaCO3 sẽ được tạo thành trong dung dịch Ca(OH)2.
Nguyên tố H được chuyển thành H2O. Nếu hợp chất hữu cơ có chứa H, màu trắng của CuSO4 khan sẽ chuyển thành màu xanh của muối ngậm nước CuSO4.5H2O.
Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau:
Bước 1: Cho 1 gam dầu lạc vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.
Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong mồi cách thủy (khoảng 8 – 10 phút) đồng thời khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh (thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất).
Bước 3: Rót 4 – 5 ml dung dịch NaCl (bão hòa, nóng) vào hỗn hợp, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội và quan sát.
Cho các phát biểu sau:
a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất.
b) Sau bước 2, nếu sản phẩm không bị đục khi pha loãng với nước cất thì phản ứng xà phòng hóa xảy ra hoàn toàn.
c) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nồi lên trên.
d) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy.
Số phát biểu đúng là
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ông nghiệm 2 - 3 giọt CuSO4 5% và 1 ml dung dịch NaOH 10%. Lắc nhẹ, gạn bỏ phần dung dịch. Lấy kết tủa cho vào ống nghiệm (1).
Bước 2: Rót 1,5 ml dung dịch saccarozơ 1% vào ống nghiệm (2) và rót tiếp vào đó 0,5 ml dung dịch H2SO4. Đun nóng dung dịch trong 2 - 3 phút.
Bước 3: Để nguội dung dịch, cho từ từ NaHCO3 tinh thể vào ống nghiệm (2) và khuấy đều bằng đũa thủy tinh cho đến khi ngừng thất khí CO2.
Bước 4: Rót dung dịch trong ống nghiệm (2) vào ống nghiệm (1), lắc đều cho đến khi tủa tan hoàn toàn.
Cho các phát biểu sau:
(a) Sau bước 2, thu được dung dịch có chứa hai loại monosaccarit.
(b) Mục đính chính của việc dùng NaHCO3 là nhằm loại bỏ H2SO4
(c) Ở bước 3, việc để nguội dung dịch là không cần thiết.
(d) Sau bước 4, thu được dung dịch có màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là
Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 - 70oC.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Phát biểu nào sau đây sai?
Tiến hành điều chế Fe(OH)2 theo các bước sau:
Bước 1: Cho đinh sắt đã đánh thật sạch vào ống nghiệm (1). Cho 3 – 4 ml dung dịch HCl loãng vào, đun nhẹ.
Bước 2: Đun sôi 4 -5 ml dung dịch NaOH trong ống nghiệm (2).
Bước 3: Rót nhanh 2 – 3 ml dung dịch thu được ở bước 1 vào dung dịch NaOH, ghi nhận ngay màu kết tủa quan sát được.
Bước 4: Ghi nhận màu kết tủa quan sát được ở cuối buổi thí nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
a) Sau bước 1, thu được chất khí không màu và dung dịch có màu vàng nhạt.
b) Mục đích chính của bước 2 là đẩy khí O2 hòa tan có trong dung dịch NaOH.
c) Sau bước 3, thu được kết tủa màu trắng hơi xanh.
d) Ở bước 4, thu được kết tủa màu nâu đỏ.
Số phát biểu đúng là
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Rót dung dịch CuSO4 và ống thủy tinh hình chữ U, mực nước cách miệng ống chừng 2cm.
Bước 2: Đậy miệng ống bên trái bằng nút cao su có kèm điện cực graphit.
Bước 3: Đậy miệng ống bên phải bằng nút cao su có kèm điện cực graphit và một ống dẫn khí.
Bước 4: Nối điện cực bên trái với cực âm và nối điện cực bên phải với cực dương của nguồn điện một chiều (hiệu điện thế 6V).
Cho các phát biểu sau:
(a) Thí nghiệm trên mô tả sự điện phân sung dịch CuSO4 với điện cực trơ.
(b) Ở catot, ion Cu2+ bị khử tạo thành kim loại đồng.
(c) Ở anot, có khí H2 thoát ra tại ống dẫn khí.
(d) Trong quá trình điện phân, pH dung dịch tăng dần.
Số phát biểu đúng là
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Nung nóng Cu(NO3)2.
(b) Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(c) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(d) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.
(e) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.
(g) Cho đinh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng.
Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho lượng vừa đủ dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHSO4.
(b) Cho 3a mol KOH vào dung dịch chứa 2a mol H3PO4.
(c) Cho từ từ đến dư dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH.
(d) Cho a mol K2O vào dung dịch chứa 2a mol CuCO4.
(e) Nhỏ từng giọt dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa 2a mol NaHCO3.
(f) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa hai muối là
Thực hiện các thí nghiệm sau :
(a) Cho lá kẽm vào dung dịch CuSO4.
(b) Thổi khí CO qua bột MgO nung nóng.
(c) Cho Mg vào lượng dư dung dịch KHSO4
(d) Đốt cháy FeS2 trong không khí dư
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm sinh ra đơn chất là :
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch FeSO4.
(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Fe(NO3)3.
(c) Thổi khi NH3 qua bột Al2O3 nung nóng.
(d) Nhiệt phân AgNO3.
(e) Điện phân nóng chảy NaCl (điện cực trơ).
(f) Cho Ba vào dung dịch CuSO4 dư.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kim loại là
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10% và 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên vài phút. Phát biểu nào sau dây sai?
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí NO2 vào dung dịch KOH (loãng, dư).
(b) Nung hỗn hợp quặng apatit, đá xà vân và than cốc ở nhiệt độ cao, trong lò đứng.
(c) Cho kim loại Ba vào dung dịch Ca(HCO3)2.
(d) Dẫn hợp hợp khí thu được từ phản ứng nhiệt phân Cu(NO3)2 vào nước dư.
(e) Cho KMnO4 vào dung dịch hỗn hợp Na2SO3 và KHSO4.
(f) Cho NaCl vào dung dịch hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 (loãng).
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số trường hợp xảy ra phản ứng oxi hóa - khử là
Tiến hành thí nghiệm với bốn dung dịch muối X, Y, Z và T chứa trong các lọ riêng biệt, kết quả được ghi nhận ở bảng sau:
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là
Thực hiện các thí nghiệm sau:
TN 1 : Trộn 0,015 mol ancol no X với 0,02 mol ancol no Y rồi cho tác dụng hết với Na thì thu được 1,008 lít H2.
TN 2 : Trộn 0,02 mol ancol X với 0,015 mol ancol Y rồi cho hợp tác dụng hết với Na thì thu được 0,952 lít H2.
TN 3 : Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp ancol như trong thí nghiệm 1 rồi cho tất cả sản phẩm cháy đi qua bình đựng CaO mới nung, dư thấy khối lượng bình tăng thêm 6,21 gam. Biết thể tích các khi đo ở đktc. Công thức 2 ancol là
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ :
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, bình tam giác (1) và (2) đều thu được kết tủa. Các dung dịch Y và Z lần lượt là :
Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau
Chất rắn X trong thí nghiệm trên là chất nào trong số các chất sau?