Cho các phát biểu sau:
(a) Glucozo và triolein đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brom
(b) Có thể phân biệt được glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng bạc
(c) Este tạo bởi axit no ở điều kiện thường luôn ở thể rắn
(d) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOC2H5 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
(e) Amilozo là polime thiên nhiên có mạch phân nhánh
(f) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo
(i) Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm 1 muối axit cacboxylic Y và 1 ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số CTCT phù hợp với X là 4.
Số phát biểu đúng là:
D. 2
Đáp án D
Phương pháp giải:
Lý thuyết về hóa học hữu cơ
Giải chi tiết:
(a) Glucozo và triolein đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brom
→ Sai. Glucozo là hợp chất no, tác dụng được với Br2 do chứa -CHO.
(b) Có thể phân biệt được glucozo và fructozo bằng phản ứng tráng bạc
→ Sai. Cả 2 chất đều có phản ứng tráng bạc (Fructozo trong môi trường bazo chuyển thành glucozo có nhóm CHO nên có phản ứng tráng bạc)
(c) Este tạo bởi axit no ở điều kiện thường luôn ở thể rắn
→ Sai. Chất béo no trong điều kiện thường ở thể rắn, còn các este no khác có thể ở trạng thái lỏng
(d) Đốt cháy hoàn toàn CH3COOC2H5 thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
→ Đúng. Các este no đơn chức mạch hở CTTQ CnH2nO2 khi đốt cháy thu được số mol CO2 bằng số mol H2O
(e) Amilozo là polime thiên nhiên có mạch phân nhánh
→ Sai. Amilozo có mạch không phân nhánh
(f) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo
→ Sai. Tơ visco và tơ axetat là tơ nhân tạo, còn tơ nilon-6,6, tơ nitron là tơ tổng hợp
(i) Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm 1 muối axit cacboxylic Y và 1 ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số CTCT phù hợp với X là 4.
→ Đúng. X có 2 gốc este nên có thể có 2 trường hợp: axit 2 chức - ancol đơn chức; axit đơn chức - ancol 2 chức
Các CTCT có thể có là: (COOC2H5)2; (CH3COO)2C2H4; (CH2COOCH3)2; CH3CH(COOCH3)2
→ 2 phát biểu đúng
Khi cho một loại cao su buna-S tác dụng với Br2 (tan trong CCl4), người ta nhận thấy cứ 1,575 gam cao su đó có thể tác dụng với 1,2 gam brom. Tỉ lệ số mắt xích butadien và stiren trong loại cao su trên là:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozo, tinh bột, glucozo và saccarozo cần 2,52 lít O2 (đktc) thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là:
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit mạch hở X chỉ thu được 3 mol Gly và 1 mol Ala. Số liên kết peptit trong phân tử X là:
Thể tích dung dịch Br2 0,2M cần dùng để điều chế 6,6 gam 2,4,6-tribromanilin là:
0,1 mol một a-amino axit X tác dụng vừa hết với 0,1 mol HCl vào ra muối Y có hàm lượng clo là 28,287% (theo khối lượng). Công thức cấu tạo của X là:
Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là:
Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Nhúng thanh đồng nguyên chất vào dung dịch FeCl3
(b) Cắt miếng sắt tây (sắt tráng thiếc) để trong không khí ẩm
(c) Nhúng thanh kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ vài giọt dung dịch CuSO4
(d) Quấn sợi dây đồng vào đinh sắt rồi nhúng vào cốc nước muối
Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm chỉ xảy ra ăn mòn hóa học là:
Đun nóng dung dịch chứa 54 gam glucozo với dung dịch AgNO3/NH3 thì lượng Ag tối đa thu được là:
Cho 5,5 gam hỗn hợp Al, Fe (được trộn theo tỉ lệ mol lần lượt là 2:1) vào 150 ml dung dịch AgNO3 1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn X. Giá trị của m là:
Hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O và K. Cho m gam hỗn hợp X vào nước dư thu được 3,136 lít H2 (đktc), dung dịch Y chứa 7,2 gam NaOH; 0,93m gam Ba(OH)2 và 0,044m gam KOH. Hấp thụ 7,7952 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được a gam kết tủa. Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây?
Thủy phân hoàn toàn 8,8 gam este etyl axetat trong dung dịch KOH vừa đủ. Sau phản ứng thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là: