Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
Đáp án B
Phương pháp giải:
Ăn mòn điện hóa:
(*) Định nghĩa:
- Là sự oxi hoá kim loại có phát sinh dòng điện.
(*) Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:
- Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…)
- Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li
- Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)
Giải chi tiết:
A. Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch HCl
Sai. Vì chỉ có 1 điện cực là Fe
B. Cho kim loại Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2
Đúng. Có đủ 2 điện cực là Fe và Cu nhờ phản ứng: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
C. Cho kim loại Al nguyên chất tiếp xúc với khí clo
Sai. Vì chỉ có 1 điện cực là Al
D. Cho kim loại Fe nguyên chất tiếp xúc với không khí ẩm
Sai. Vì chỉ có 1 điện cực là Fe
Đốt cháy hoàn toàn m gam amin no đơn chức mạch hở X thu được 17,6 gam CO2, 9,9 gam H2O và V lít N2 (đktc). Giá trị của m là:
Thủy phân hợp chất:
H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-CH2-CO-NH-CH(C6H5)-CO-NH-CH(CH3)-COOH
thì thu được nhiều nhất bao nhiêu a-amino axit ?
Cần dùng m gam glucozo để điều chế 1 lít dung dịch rượu etylic 400 (DC2H5OH = 0,8 gam/ml). Biết hiệu suất là 80%. Giá trị của m là:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 3 este (chỉ chứa chức este) tạo bởi axit fomic và các ancol metylic, etylen glicol, glixerol thu được 4,032 lít CO2 (đktc) và 2,52 gam H2O. Giá trị của m là
Hòa tan hoàn toàn 1,77 gam hỗn hợp X gồm Fe và Zn bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 0,672 lít hiđro (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
Tơ olon có phân tử khối bằng 63600 đvC. Số mắt xích của tơ olon là
Để tách được Ag từ hỗn hợp Ag, Fe, Cu mà không làm tăng khối lượng Ag người ta dùng:
Cho 13,5 gam hỗn hợp gồm 3 amin no đơn chức mạch hở tác dụng với vừa đủ 300 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là: