Tiến hành các thí nghiệm sau:
– Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng
– Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4
– Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3
– Thí nghiệm 4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là:
D. 1
Đáp án A
Phương pháp giải:
Lý thuyết ăn mòn điện hóa:
(*) Định nghĩa:
– Là sự oxy hoá kim loại có phát sinh dòng điện.
(*) Điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa:
– Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL–KL, KL–PK,…)
– Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li
– Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn)
Giải chi tiết:
– TN1: Cho thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng
=> Không xảy ra ăn mòn điện hóa vì không tạo 2 cặp điện cực khác nhau về bản chất
– TN2: Nhúng thanh Zn vào dung dịch CuSO4
=> Cu bám vào Zn tạo thành cặp điện cực Zn–Cu, nhúng trong dung dịch điện li
=> Xảy ra ăn mòn điện hóa
– TN3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch AgNO3
=> Ag bám vào Cu tạo thành cặp điện cực Cu–Ag, nhúng trong dung dịch điện li
=> Xảy ra ăn mòn điện hóa
– TN4: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
=> Không xảy ra ăn mòn điện hóa vì không tạo 2 cặp điện cực khác nhau về bản chất
Vậy số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là 2.
Cho m gam anilin tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được 16,5 gam kết tủa trắng (2,4,6–tribromanilin). Giá trị của m là
Hòa tan hoàn toàn 6,75 gam bột kim loại M vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 8,40 lít khí H2 (đktc). Kim loại M là
Dùng x kg tinh bột để điều chế 5 lít dung dịch ancol etylic 460 (khối lượng riêng của C2H5OH nguyên chất là 0,8 g/ml). Biết hiệu suất cả quá trình là 80%. Giá trị của x là:
Tơ nào sau đây thường được dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi "len" đan áo rét?
Peptit T có công thức sau: Gly–Ala–Gly. Khối lượng mol phân tử của peptit T là
Thủy tinh hữu cơ plexiglas là chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả năng cho 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính o tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm… Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên là:
Thủy phân hoàn toàn b gam đipeptit Glu–Gly trong dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được 11,52 gam hỗn hợp muối. Giá trị của b là