Khi bị dây axit HNO3 lên da thì chỗ da đó có màu vàng. Giải thích nào đúng ?
A. Là do protein ở vùng da đó có phản ứng màu bure tạo màu vàng.
B. Là do phản ứng của protein ở vùng da đó có chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.
C. Là do protein tại vùng da đó bị đông tụ màu vàng dưới tác của axit HNO3.
D. Là do sự tỏa nhiệt của axit, nhiệt tỏa ra làm đông tụ protein tại vùng da đó.
Đáp án: B
Khi tiến hành thủy phân protein đến cùng sẽ thu được khoảng bao nhiêu amino axit khác nhau?
Thủy phân 500 mg một protein chỉ thu được các amino axit sau:
HOOC-CH2-CH2-CH(NH2 )-COOH (A): 44 mg
CH3-CH(NH2 )-COOH (B): 178mg
(CH3 )2 CH-CH(NH2 )-COOH (C): 47 mg
HSCH2 CH(NH2 )COOH (D): 48 mg
HO-CH2-CH(NH2 )-COOH (E): 105 mg
HOOC-CH2-CH(NH2 )-COOH (F): 133 mg
H2 N-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(NH2 )-COOH (G): 44 mg
Xác định tỉ số mol các amino axit trong phân tử protein.
Chuỗi polipeptit có cấu tạo:
[-NH – CH(CH3) – CONH – CH(CH3) – CO -]
Là sản phẩm thu được của sự trùng ngưng hợp chất nào sau đây?
Có bao nhiêu liên kết peptit trong một tripeptit? Viết công thức cấu tạo các tripeptit có thể hình thành từ glyxin, alanine và phenylalanine (C6H5CH2-CH(NH2)-COOH,viết tắt là Phe).
Thủy phân hoàn toàn một polipeptit X thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanine (Ala), 1 mol pheylanalin (Ph) và 1 mol methioxin (Met). Bằng thực nghiệm xác định được đầu của polipeptit là Met và đuôi của polipeptit là Ph. Mặt khác, nếu thủy phân từng phần thu được một số đipeptit Gly – Ala; Gly – Gly ; Met – Gly. Xác định trật tự của pholipeptit.
Thủy phân một peptit có cấu tạo như sau:
H2N – CH2 – CONH – CH(CH3) – CONH – CH(COOH) – CH2CH2COOH
Sản phẩm nào sau đây là không thể có sau khi thủy phân?
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là :