A. Số lượng cá thể sinh vật ăn thịt bao giờ cũng nhiều hơn số lượng cá thể của quần thể con mồi.
B. Trong một chuỗi thức ăn, sinh vật ăn thịt và con mồi của nó không cùng một bậc dinh dưỡng.
C. Trong hầu hết các trường hợp, theo thời gian con mồi sẽ bị sinh vật ăn thịt tiêu diệt hoàn toàn.
D. Hầu hết các trường hợp, mỗi loài sinh vật ăn thịt chỉ sử dụng 1 loài sinh vật làm con mồi.
Chọn đáp án B.
A. Sai, số lượng con mồi thường nhiều hơn vật ăn thịt.
C. Sai, con mồi và vật ăn thịt song song tiến hóa để thích nghi nên phần nhiều trường hợp chúng sẽ song song tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
D. Sai, rất ít loài đơn thực tức là chỉ ăn một loại thức ăn, các loài thường ăn nhiều loại thức ăn khác nhau để mở rộng ổ sinh thái dinh dưỡng và tăng khả năng sống sót.
Ở một loài thực vật, alen A - hoa tím là trội hoàn toàn so với alen a - hoa trắng. Một sinh viên tiến hành thực nghiệm như sau: Lấy hạt phấn từ một số cây hoa tím thụ phấn cho cây hoa trắng, trên cây hoa trắng thu được 1 số hạt lai, đem gieo các hạt lai thấy xuất hiện 12,5% số cây hoa trắng. Cho tất cả các cây hoa này tự thụ phấn thu được các hạt lai F2. Cho các kết luận dưới đây
I. Trong tổng số cây F2 có 31,64% cây hoa trắng
II. Trong số các cây F2 có 72% số cây có kiểu gen dị hợp
III. Tỉ lệ kiểu hình ở F10 nếu tiếp tục cho F2 giao phấn qua nhiều thế hệ là 0,6836 trội: 0,3164 lặn
IV. Cho các cây hoa tím F2 tự thụ phấn, đời sau sẽ thu được 82% cây hoa tím.
Có bao nhiêu kết luận không chính xác?
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở hai giới với tần số như nhau.
Tiến hành phép lai trong tổng số cá thể thu đươc ở F1, số cá thể có kiểu hình trội về ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 50,73%. Biết rằng không có đột biến xảy ra, quá trình giảm phân diễn ra giống nhau ở cả cây làm bố và cây làm mẹ. Theo lí thuyết, trong số các phát biểu chỉ ra dưới đây:
I. Số cá thể F1 có kiểu hình lặn vể một trong ba tính trạng trên chiếm tỉ lệ 27,95%.
II. Khoảng cách di truyền giữa 2 locus là 8 cM.
III. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp cả 3 locus tạo ra ở đời con là 37,84%.
IV. Có tối đa 900 kiểu giao phấn khác nhau trong quần thể liên quan đến các cặp tính trạng kể trên.
Số phát biểu đúng là
Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A chi phối hạt đỏ trội hoàn toàn so với alen a chi phối hạt trắng. Tiến hành phép lai các cây P mọc từ hạt đỏ thuần chủng và cây mọc từ hạt trắng được các hạt lai F1, cho các hạt lai này mọc thành cây và tự thụ phấn thu được các hạt lai F2, tiếp tục cho các hạt lai F2 mọc thành cây và tự thụ phấn được các hạt lai F3. Cho các phát biểu dưới đây về kết quả của quá trình lai
I. Trên các cây F1 trưởng thành có 3 loại hạt khác nhau về kiểu gen và 2 loại hạt khác nhau vể kiểu hình.
II. Trên các cây P trưởng thành có cây chỉ tạo ra các hạt đỏ, có cây chỉ tạo ra các hạt trắng.
III. Trên các cây F2 trưởng thành, có cây chỉ có hạt đỏ, có cây chỉ có hạt trắng, có cây có cả 2 loại hạt.
IV. Về mặt lí thuyết, trong số các cây mọc từ hạt lai F2 có 3/4 số cây khi trưởng thành có thể tạo hạt màu đỏ.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu chính xác?
Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a chi phối hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P) có 80% số cây dị hợp. Biết rằng quần thể không chịu sự tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, trong số các dự đoán sau đây về quần thể
I. Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 36,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở P.
II. Tần số alen A và a không đổi sau mỗi thế hệ sinh sản.
III. Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P).
IV. Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi.
Số phát biểu chính xác là