Đốt cháy hoàn toàn một ancol X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là
A. C3H8O2.
B. C3H4O.
C. C3H8O3
D. C3H8O.
Đáp án D
nH2O > nCO2 ⇒ ancol X là ancol no, mạch hở dạng CnH2n + 2Om.
theo giả thiết, giả sử nCO2 = 3 mol ⇒ nH2O = 4 mol và nO2 cần = 4,5 mol.
Phản ứng: CnH2n + 2Om + 4,5 mol O2 → 3 mol CO2 + 4 mol H2O.
Tương quan đốt: nX = nH2O – nCO2 = 1 mol ⇒ n = nCO2 : nX = 3.
Bảo toàn nguyên tố Oxi có nO trong X = 3 × 2 + 4 – 2 × 4,5 = 1 mol ⇒ m = 1.
Vậy, công thức phân tử của X là C3H8O
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X chứa glucozơ, fructozơ, saccarozơ, mantozơ cần dùng vừa đủ 37,632 lít khí O2 (đktc) thu được CO2 và H2O. Cho toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư thấy có m gam kết tủa xuất hiện. Giá trị của m là:
Cho rắn X gồm Al, Zn và Fe vào dung dịch CuCl2. Sau khi phản ứng xong đuợc hỗn hợp rắn Y và dung dịch Z. Thêm dung dịch NaOH dư vào dung dịch Z thấy xuất hiện kết tủa T. Vậy rắn Y có thể gồm:
Dãy các chất làm nhạt (mất) màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Zn và ZnO với tỉ lệ tương ứng 4:3 vào dung dịch chứa 1,62 mol HCl và 0,19 mol NaNO3. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và hỗn hợp khí Z gồm hai khí, trong đó có một khí hóa nâu được trong không khí, tỉ khối của Z đối với He bằng 6,1. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
Thủy tinh hữu cơ plexiglas là loại chất dẻo rất bền, trong suốt, có khả cho gần 90% ánh sáng truyền qua nên được sử dụng làm kính ô tô, máy bay, kính xây dựng, kính bảo hiểm,.... Polime dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ có tên gọi là:
Hỗn hợp X gồm 0,15 mol CH4; 0,09 mol C2H2 và 0,2 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X với xúc tác Ni thu được hỗn hợp Y. Cho hỗn hợp Y qua dung dịch brom dư thấy khối lượng dung dịch brom tăng 0,82 gam và thoát ra hỗn hợp khí Z. Tỉ khối của Z đối với H2 là 8. Thể tích của hỗn hợp Z (đktc) là: