X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở (trong phân tử X, Y chứa không quá 2 liên kết π và 50 < MX < MY); Z là este được tạo bởi X, Y và etylen glicol. Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,50 mol O2. Mặt khác 0,36 mol E làm mất màu vừa đủ dung dịch chứa 0,1 mol Br2. Nếu đun nóng 13,12 gam E với 200 ml dung dịch KOH 1M (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp F gồm a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ của a : b gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,9.
B. 2,7.
C. 2,6.
D. 2,8.
Đáp án B
· Mặt khác, 0,36 mol E phản ứng vừa đủ với 0,1 mol Br2
và kết hợp giả thiết “chữ” về X, Y.
® trong hai axit X va Y thì có một axit no
và một axit không no, có đúng một nối đôi C=C.
Phản ứng tạo este: 1X + 1Y + 1C2H4(OH)2 ® 1Z + 2H2O.
® Quy đổi E: axit – este về a mol CnH2nO2 + b mol CmH2m – 2O2 + c mol C2H4(OH)2 – 2c mol H2O.
Ta có tương quan đốt có:
Bảo toàn nguyên tố oxit có: 2a + 2b = 0,4 mol ® a + b = 0,2 mol (2).
· Giả sử tỉ lệ 0,36 mol E so với 13, 12 gam E là k, ta có: nE = ka + kb + kc – 2kc = 0,36 mol.
Chỉ có kb mol CmH2m – 2O2 phản ứng với Br2 ® kb = 0,1 mol.
Theo đó, rút gọn k có phương trình: a + b – c = 3,6b Û 0,2 – c = 3,6b (3).
Giải hệ (1), (2), (3) được a = 0,15 mol; b = 0,05 mol; c = 0,02 mol.
Thay lại, có số mol CO2:
Với điều kiện n, m nguyên và yêu cầu ® cặp duy nhất thỏa mãn.
Vậy hỗn hợp F gồm 0,15 mol CH3COOK (muối A) và 0,05 mol C2H3COOK (muối B).
® Tỉ lệ cần tìm
Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là Ba2+ + SO42- → BaSO4?
Thực hiện phản ứng tổng hợp brombenzen trong bình cầu theo sơ đồ:
Cho các phát biểu sau:
(a) Nếu không có bột sắt và thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thường thì phản ứng trên không xảy ra.
(b) Do phản ứng sinh ra khí HBr nên cần có ống dẫn khí HBr vào dung dịch NaOH.
(c) Brom benzen sinh ra trong phản ứng là chất lỏng.
(d) Nếu không dùng brom nguyên chất mà dùng nước brom và thực hiện phản ứng ở nhiệt độ thường thì không sinh ra brombenzen.
(e) Quá trình phản ứng có sinh ra p-đibrombenzen.
Số phát biểu đúng là
Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là
Lên men 66 kg nước rỉ đường (chứa 25% saccarozơ) thành ancol etylic với hiệu suất 60%. Toàn bộ lượng ancol etylic thu được pha thành V lít rượu 40o (khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 g/ml). Biết quá trình lên men chỉ xảy ra phản ứng: C12H22O11 + H2O 4C2H5OH + 4CO2. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
Hỗn hợp X gồm 0,2 mol axetilen, 0,1 mol but-1-in, 0,15 mol etilen, 0,1 mol etan và 0,85 mol H2. Nung nóng hỗn hợp X (xúc tác Ni) một thời gian, thu được hỗn hợp Y có tỷ khối so với H2 bằng a. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa và 19,04 lít hỗn hợp khí Z (đktc). Sục khí Z qua dung dịch brom dư trong dung môi CCl4 thì có 8,0 gam brom phản ứng. Giá trị của của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
Cho CrO3 vào dung dịch NaOH (dùng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 dư vào X, thu được dung dịch Y. Cho các phát biểu sau:
(a) Dung dịch X có màu da cam.
(b) Dung dịch Y có màu vàng.
(c) Dung dịch Y oxi hóa được Fe2+ trong dung dịch thành Fe3+.
(d) Muối của Cr trong X và Y có số oxi hóa của Cr khác nhau.
Số phát biểu đúng là
Hợp chất X không no mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thu được một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo thu gọn phù hợp với X (không kể đồng vị phân hình học)
Cho các polime sau: xenlulozơ, amilozơ, amilopectin, poli(etylen terephtalat), polibutađien, poliisopren. Số polime thiên nhiên là
Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic (trong đó nguyên tố oxi chiếm 41,2% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 20,532 gam muối. Giá trị của m là
Nước thải công nghiệp chế biến cafe, chế biến giấy, chứa hàm lượng chất hữu cơ cao ở dạng hạt lơ lửng. Trong quá trình xử lý loại nước thải này, để làm cho các hạt lơ lửng này keo tụ lại thành khối lớn, dễ dàng tách ra khỏi nước (làm trong nước) người ta thêm vào nước thải một lượng