Bài tập chuyển hóa vật chất và năng lượng ở Thực vật (mức độ vận dụng) (P3)
-
9608 lượt thi
-
51 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong những nhận định về dòng mạch rây sau đây, có bao nhiêu nhận định đúng?
(1) Mạch rây là dòng đi lên trong cây.
(2) Tốc độ vận chuyển các chất trong mạch rây là nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ vận chuyển các chất trong mạch gỗ.
(3) Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa tế bào quang hợp và tế bào tích luỹ các chất hữu cơ trong cây là động lực duy trì dòng mạch rây.
(4) Các chất được tạo ra bởi quá trình quang hợp như saccarôzơ, hoocmôn thực vật, axit amin, một số chất hữu cơ và một số ion khoáng sử dụng lại là các chất được luận chuyên chủ yếu trong mạch rây.
(5) Sản phẩm quang hợp được dòng mạch rây vận chuyển đến các cơ quan như: củ, quả, hạt, đỉnh cành, rễ của cây.
Đáp án B
(1) sai, mạch rây là dòng đi xuống.
(2) sai, tốc độ vận chuyển trong mạch gỗ nhanh hơn.
(3) đúng
(4) đúng
(5) đúng, sản phẩm quang hợp được vận chuyển tới cơ quan dự trữ hoặc sử dụng.
Câu 2:
Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hô hấp ở thực vật?
(1) quá trình hô hấp ở hạt đang nảy mầm diễn ra mạnh hơn ở hạt đang trong giai đoạn nghỉ
(2) hô hấp tạo ra sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.
(3) phân giải kị khí bao gồm chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp.
(4) Ở hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí, giai đoạn đường phân đều diễn ra trong ti thể.
Đáp án C
(1) đúng.
(2) sai, hô hấp tạo ra năng lượng cung cấp cho các quá trình của cơ thể.
(3) sai, phân giải kị khí không có chu trình Crep và chuỗi truyền electron hô hấp.
(4) sai, quá trình đường phân diễn ra trong tế bào chất.
Câu 3:
Chu trình Crep diễn ra trong
Đáp án A
Chu trình Crep diễn ra trong chất nền của ti thể.
Câu 4:
Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp
Đáp án B
Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.
Câu 5:
Ở thực vật, điểm bù ánh sáng là:
Đáp án B
Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó cường độ quang hợp và cường độ hô hấp bằng nhau.
Câu 6:
Các loài lúa nước, khoai lang thuộc nhóm thực vật
Đáp án C
Các loài lúa nước, khoai lang thuộc nhóm thực vật C3
Câu 7:
Quan sát hình dưới đây về thí nghiệm hô hấp ở thực vật, khi giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ:
Đáp án B
khi giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái chứng tỏ thể tích khí trong dụng cụ giảm vì O2 đã được hạt đang nảy mầm hút.
CO2 tạo ra đã được vôi xút hấp thụ.
Câu 8:
Khi nói về ảnh hưởng của ánh sáng đến cường độ quang hợp, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Phát biểu sai là B, Ánh sáng đỏ có bước sóng lớn (600 – 700nm) hơn ánh sáng xanh ( 420 – 470nm) nên khi cùng 1 cường độ chiếu sáng, số photon của ánh sáng đỏ sẽ lớn hơn, kích thích được nhiều diệp lục hơn và hiệu quả quang hợp sẽ lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
Cây quang hợp ở vùng hồng đỏ mạnh hơn.
Câu 9:
ở thực vật, bào quan nào sau đây thực hiện chức năng quang hợp?
Đáp án C
Ở thực vật, lục lạp thực hiện chức năng quang hợp.
Câu 10:
Chất nào sau đây không được tạo ra ở chu trình Canvin?
Đáp án B
CO2 không được tạo ra ở chu trình Calvin.
Câu 11:
Ở nơi khí hậu nóng, ẩm vùng nhiệt đới, nhóm sinh vật nào sau đây thường cho năng suất sinh học cao nhất?
Đáp án C
Ở nơi khí hậu nóng, ẩm vùng nhiệt đới, nhóm cây C4 thường cho năng suất sinh học cao nhất.
Câu 12:
Khi được chiếu sáng, cây xanh quang hợp giải phóng ra khí O2. Các phân tử O2 này có nguồn gốc từ:
Đáp án D
O2 trong quang hợp có nguồn gốc từ nước, tạo ra qua sự quang phân ly nước.
Câu 13:
Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là:
Đáp án B
Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là ti thể.
Câu 14:
Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm của quá trình quang hợp ở cây xanh?
Đáp án B
Diệp lục a ở trung tâm phản ứng tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm của quá trình quang hợp ở cây xanh.
Câu 15:
Vì sao ngay sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước?
Đáp án A
Ngay sau khi bón phân, cây sẽ khó hấp thụ nước vì áp suất thẩm thấu của đất tăng.
Câu 16:
Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là:
Đáp án C
Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là tất cả các tế bào của cơ thể.
Câu 17:
Thực vật có thể hấp thụ dạng nitơ nào sau đây?
Đáp án B
Thực vật có thể hấp thụ dạng nitơ: NH4+ và NO3-.
Câu 18:
Thực vật CAM cố định CO2 vào ban đêm vì
Đáp án C
Thực vật CAM cố định CO2 vào ban đêm vì ban ngày khí khổng đóng để tiết kiệm nước, ban đêm mở để lấy CO2.
Câu 19:
Quan sát đồ thị về mỗi đường cong biểu diễn hoạt động quang hợp ứng với mỗi loại thực vật, hãy trả lời các câu hỏi sau:
Quan sát 2 đường cong ở đồ thi trên thì:
Đáp án A
Cường độ quang hợp tăng khi cường độ ánh sáng tăng, qua điểm bão hoà ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng và có thể giảm dần.
Cường độ quang hợp của cây C4 > C3 > CAM
Đường cong A: thực vật C4, đường cong B: thực vật C3
Câu 20:
Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được
Đáp án D
Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 NADPH.
Câu 21:
Hiện nay người ta thường sử dụng biện pháp nào để bảo quản nông sản, thực phẩm?
(1) Bảo quản trong điều kiện nồng độ CO2 cao, gây ức chế hô hấp.
(2) Bảo quản bằng cách ngâm đối tượng vào dung dịch hóa chất thích hợp.
(3) Bảo quản khô.
(4) Bảo quản lạnh.
(5) Bảo quản trong điều kiện nồng độ O2 cao.
Số phương án đúng là:
Đáp án B
Nguyên tắc bảo quản nông sản: ức chế hô hấp của nông sản tối đa mà không làm giảm chất lượng, số lượng nông sản.
Hiện nay người ta thường sử dụng các biện pháp để bảo quản nông sản, thực phẩm là: 1,3,4
(2) sai, không được ngâm trong hoá chất.
(5) sai, nồng độ oxi cao làm nông sản hô hấp mạnh → giảm chất lượng, số lượng nông sản.
Câu 22:
Vì sao dưới bóng cây mát hơn mái che bằng vật liệu xây dựng?
Đáp án A
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là: 1,4
(2) và (3) không thể tạo ra dòng thuần.
Câu 23:
Cho các thông tin sau:
(1) Bón vôi cho đất chua.
(2) Cày lật úp rạ xuống.
(3) Cày phơi ải đất, phá váng, làm cỏ sục bùn.
(4) Bón nhiều phân vô cơ.
Biện pháp chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan là
Đáp án B
Biện pháp chuyển hóa các chất khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan là: (1),(2),(3).
Câu 24:
Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
Đáp án B
Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là đường phân (SGK Sinh học 11-Trang 52)
Câu 25:
Có bao nhiêu ý đúng khi nói về vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ?
I. Nitơ không phải là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật.
II. Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3- .
III. Thiếu nitơ lá có màu vàng.
IV. Nitơ tham gia cấu tạo các phân tử prôtêin, cacbohiđrat, enzim, diệp lục
Đáp án D
Vai trò sinh lý của nguyên tố Nito:
+ Nito là nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật (SGK Sinh học 11-Trang 25). I sai
+ Nitơ được rễ cây hấp thụ ở dạng NH4+ và NO3-
+ Thiếu nitơ lá có màu vàng
+ Nitơ tham gia cấu tạo các phân tử prôtêin, cacbohiđrat, enzim, diệp lục.
Câu 26:
Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng hô hấp là:
Đáp án B
Ở thực vật, bào quan thực hiện chức năng hô hấp là ti thể.
Câu 27:
Quan sát hình ảnh sau và cho biết:
Nhóm vi khuẩn làm nghèo nitơ của đất trồng là:
Đáp án C
Trong điều kiện môi trường đất kị khí, xảy ra quá trình chuyể hóa nitrat thành nitơ phân tử (NO3- →N2) gọi là quá trình phản nitrat hóa NO3- + vi khuẩn phản nitrat hóa → N2
→ Hậu quả: gây mất mát nitơ dinh dưỡng trong đất
Câu 28:
Quan sát các thí nghiệm về quá trình hô hấp ở thực vật :
Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng ?
I. Thí nghiệm A nhằm phát hiện sự thải CO2, thí nghiệm B dùng để phát hiện sự hút O2, thí nghiệm C để chứng minh có sự gia tăng nhiệt độ trong quá trình hô hấp.
II. Trong thí nghiệm A, dung dịch KOH sẽ hấp thu CO2 từ quá trình hô hấp của hạt.
III. Trong thí nghiệm A, cả hai dung dịch nước vôi ở hai bên lọ chứa hạt nảy mầm đều bị vẩn đục.
IV. Trong thí nghiệm B, vôi xút có vai trò hấp thu CO2 và giọt nước màu sẽ bị đẩy xa hạt nảy mầm.
V. Trong thí nghiệm C, mùn cưa giảm bớt sự tác động của nhiệt độ môi trường dẫn tới sự sai lệch kết quả thí nghiệm.
Đáp án B
I. Đúng vì A để chứng minh cho sự thải CO2, B chứng minh cho sự hút O2
II. Sai vì dung dịch KOH hấp thu CO2 có trong không khí được dẫn vào.
III. Sai vì dựa vào bơm hút, mà các khí sẽ đi theo 1 chiều từ trái sang phải, CO2 trong không khí đã bị hấp thụ hết nhờ KOH. Suy ra bình nước vôi bên phải làm nước vẩn đục là do CO2 hạt thải ra khi hô hấp.
IV. Sai vì CO2 bị vôi xút hấp thụ hết, nên giọt nước màu dịch chuyển vào phía trong chứng tỏ áp suất trong giảm. Chứng tỏ khi hạt hô hấp đã sử dụng O2.
V. Đúng
Câu 29:
Sử dụng đồng vị phóng xạ C14 trong CO2 để tìm hiểu về quá trình quang hợp ở thực vật. Tiến hành 2 thí nghiệm với 2 chậu cây (hình bên):
Thí nghiệm 1: Chiếu sáng và cung cấp CO2 đầy đủ cho chậu cây. Sau 1 khoảng thời gian thì không chiếu sáng và cung cấp CO2 có chứa đồng vị phóng xạ C14 vào môi trường. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.
Thí nghiệm 2: Chiếu sáng và cung cấp CO2 mang đồng vị phóng xạ C14. Sau một thời gian thì ngừng cung cấp CO2 nhưng vẫn chiếu sáng cho chậu cây. Quan sát tín hiệu phóng xạ theo thời gian.
Từ kết quả thu được ở 2 thí nghiệm trên, hãy cho biết 2 chất X, Y lần lượt là:
Đáp án A
- Thí nghiệm 1:
+ Cung cấp đủ CO2 nên enzim Rubisco vẫn xúc tác RiDP kết hợp với CO2 tạo APG. Do CO2 mang đồng vị phóng xạ C14 nên APG mang tín hiệu phóng xạ.
+ Khi tắt ánh sáng thì pha sáng không diễn ra nên không tạo ra ATP và NADPH, không có lực khử cung cấp cho quá trình tái tạo RiDP từ APG. Chỉ có APG mang tín hiệu phóng xạ → X là APG
-Thí nghiệm 2:
+ Không có CO2 nên APG không được tạo ra từ RiDP.
+ Có ánh sáng, pha sáng diễn ra bình thường tạo ATP, NADPH cung cấp lực khử cho quá trình tái tạo RiDP từ APG. Nồng độ APG giảm dần, RiDP tăng dần.
→Y là RiDP
Câu 30:
Lớp cutin phủ bề mặt của lá cây có vai trò làm hạn chế sự thoát hơi nước ở lá là do tế bào nào tiết ra?
Đáp án B
Lớp cutin phủ bề mặt của lá cây có vai trò làm hạn chế sự thoát hơi nước ở lá là do tế bào biểu bì của lá tiết ra.
Câu 31:
Ở thực vật, bào quan nào sau đây thực hiện chức năng quang hợp?
Đáp án D
Ở thực vật, lục lạp thực hiện chức năng quang hợp.
Câu 32:
Trong quang hợp, ôxi được giải phóng ra có nguồn gốc từ
Đáp án A
Trong quang hợp, ôxi được giải phóng ra có nguồn gốc từ nước qua quá trình quang phân ly nước.
Câu 33:
Pha tối của quá trình quang hợp diễn ra ở vị trí nào sau đây?
Đáp án D
Pha tối diễn ra ở chất nền của lục lạp
Câu 34:
Khi nói về hô hấp ở thực vật, bao nhận định sau đây là đúng ?
(1) quá trình hô hấp luôn tạo ra ATP.
(2) Quá trình hô hấp luôn giải phóng CO2
(3) Quá trình hô hấp luôn giải phóng nhiệt
(4) Quá trình hô hấp luôn gắn liền với phân giải chất hữu cơ.
Đáp án B
(1) sai, hô hấp sáng không tạo năng lượng.
(2) đúng.
(3) đúng
(4) đúng.
Câu 35:
Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
Đáp án C
Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,3%, cao hơn trong đất là 0,1%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách hấp thụ chủ động, ngược chiều nồng độ.
Câu 36:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Phát biểu sai là B, khi cường độ ánh sáng quá cao → phá huỷ bộ máy quang hợp → cường độ quang hợp giảm.
Câu 37:
Ở thực vật, dòng mạch rây vận chuyển các chất từ
Đáp án A
Dòng mạch rây vận chuyển chất từ cơ quan tổng hợp tới cơ quan tiêu thụ, tích trữ qua thân: lá → thân → củ, quả.
Câu 38:
Để tìm hiểu về quá trình hô hấp ở thực vật, một bạn học sinh đã làm thí nghiệm theo đúng quy trình với 50g hạt đậu đang nảy mầm, nước vôi trong và các dụng cụ thí nghiệm đầy đủ. Nhận định nào sau đây đúng?
Đáp án C
Nhận định đúng là C, hô hấp tạo ra khí CO2 tác dụng với Ca(OH)2 tạo CaCO3 làm đục nước vôi trong.
A sai, khi có ánh sáng, hạt vẫn hô hấp nên vẫn thành công
B sai, hạt khô hô hấp yếu hơn hạt nảy mầm nên kết quả sẽ thay đổi.
D sai, nếu thay bằng dung dịch xút (NaOH) thì sẽ không có váng đục.
Câu 39:
Một nhóm học sinh đã làm thí nghiệm: cho 50 g hạt đỗ tương mới nhú mạnh vào bình tam giác rồi đậy kín lại trong khoảng thời gian 2 giờ. biết rằng thí nghiệm này được tiến hành khi nhiệt độ môi trường bên ngoài bình tam giác là 30oC. Hãy cho biết có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Tỉ lệ phần trăm CO2 trong bình tam giác sẽ tăng so với lúc đầu (mới cho hạt vào).
II. Nhiệt độ trong bình tam giác thấp hơn ngoài môi trường.
III. Quá trình hô hấp của hạt đang nảy mầm có thể tạo ra các sản phẩm trung gian cần cho tổng hợp các chất hữu cơ của mầm cây.
IV. Hạt đang nảy mầm có diễn ra quá trình phân giải các chất hữu cơ dự trữ trong hạt thành năng lượng cần cho hạt nảy mầm
Đáp án C
I đúng, hạt nảy mầm hô hấp mạnh tạo ra khí CO2
II sai, nhiệt độ cao hơn vì hạt nảy mầm toả nhiệt.
III đúng.
IV đúng.
Câu 40:
Khi nói về quang hợp ở thực vật phát biểu nào sau đây sai?
Đáp án B
Phát biểu sai về quang hợp ở thực vật là: B, oxi có nguồn gốc từ nước.
Câu 41:
Trong các hệ sắc tố quang hợp ở thực vật, thành phần tham gia trực tiếp vào sự chuyển năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH là
Đáp án A
Thành phần tham gia trực tiếp vào sự chuyển năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hóa học là diệp lục a
Câu 42:
Hô hấp ở thực vật không có vai trò nào sau đây?
Đáp án A
Hô hấp ở thực vật không có vai trò A
Câu 43:
Cho 50g các hạt mới nảy mầm vào bình thủy tinh. Đậy chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U nối với ống nghiệm chứa nước vôi trong. Đây là thí nghiệm chứng minh:
Đáp án B
Đây là thí nghiệm chứng minh tạo ra CO2, khí CO2 sẽ làm đục nước vôi trong theo phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Câu 44:
Cho 50g các hạt mới nảy mầm vào bình thủy tinh. Đậy chặt bình bằng nút cao su đã gắn ống thủy tinh hình chữ U nối với ống nghiệm chứa nước vôi trong. Đây là thí nghiệm chứng minh:
Đáp án B
Đây là thí nghiệm chứng minh tạo ra CO2, khí CO2 sẽ làm đục nước vôi trong theo phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ + H2O
Câu 45:
Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào:
Đáp án B
Người ta phân biệt nhóm thực vật C3, C4 chủ yếu dựa vào loại sản phẩm cố định CO2 ổn định đầu tiên, ở nhóm C3 là APG – hợp chất có 3C; ở nhóm C4 là AOA – hợp chất có 4C
Câu 46:
Khi nói các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
Đáp án C
Phát biểu đúng về các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là C.
A sai, ánh sáng đỏ kích thích tổng hợp cacbohidrat ; ánh sáng xanh kích thích tổng hợp protein.
B sai, các tia sáng có bước sóng khác nhau ảnh hưởng khác nhau tới cường độ quang hợp.
D sai, khi cường độ ánh sáng quá cao thì cường độ quang hợp giảm.
Câu 47:
Khi nói về quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án A
Phát biểu đúng về quá trình hô hấp ở thực vật là A.
B sai, hô hấp cung cấp năng lượng cho các tế bào, là hoạt động sinh lý thiết yếu.
C sai, nồng độ cao CO2 ức chế hô hấp.
D sai, cây C4 không có hoặc hô hấp s
áng rất thấp.
Câu 48:
Khi thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật, người ta thường sử dụng loại mẫu vật nào sau đây?
Đáp án C
Khi thực hành phát hiện hô hấp ở thực vật, người ta thường sử dụng hạt đang nhú mầm, vì chúng hô hấp mạnh.
A: hô hấp yếu
B,D: không hô hấp.
Câu 49:
Khi nói về quang hợp ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Đáp án D
A sai, pha tối chỉ sử dụng NADPH và ATP từ pha sáng, không sử dụng O2
B sai, pha sáng không dùng tới sản phẩm của pha tối (glucose) ; sử dụng NADP+ ; ADP + Pi
C sai, khi cường độ ánh sáng tăng quá cao → cường độ quang hợp giảm.
D đúng.
Câu 50:
Sắc tố nào sau đây tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các sản phẩm quang hợp ở cây xanh?
Đáp án A
Diệp lục a tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong các sản phẩm quang hợp ở cây xanh.
Câu 51:
Nội dung nào sau đây đúng khi nói về hô hấp ở thực vật?
Đáp án C
Phát biểu đúng về hô hấp ở thực vật là: C
A sai, đường phân: glucose → axit pyruvic
B sai, chu trình Crep diễn ra tại chất nền của ti thể.
D sai, trong các hạt đang nảy mầm thì hô hấp hiếu khí diễn ra mạnh mẽ.