Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Thi thử THPT Quốc gia Vật lý Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Vật Lý cực hay, có lời giải

Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Vật Lý cực hay, có lời giải

Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Vật Lý cực hay, có lời giải (Đề 7)

  • 11200 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là 

Xem đáp án

Chọn B.

Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là bước sóng.


Câu 2:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng cơ học?

Xem đáp án

Chọn C.

Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng.


Câu 4:

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?

Xem đáp án

Chọn B.

Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua chỉ dao động tại xung quanh vị trí cân bằng không truyền đi theo sóng.


Câu 5:

Khi nói về sóng cơ học phát biểu nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Chọn B.

Sóng cơ học chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi và không truyền được trong chân không.


Câu 6:

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn A.

Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha nhau (nói ngược pha là sai).


Câu 7:

Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Chọn D.

Sóng cơ là quá trình lan truyền dao động trong một môi trường (nói: sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường là sai).


Câu 17:

Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox với tần số góc ω và có biên độ A. Biết gốc tọa độ O ở vị trí cân bằng của vật. Chọn gốc thời gian là lúc vật ở vị trí có li độ A/2 và đang chuyển động theo chiều âm. Phương trình dao động của vật là:

Xem đáp án

Chọn D.

Vì gốc thời gian là lúc vật ở vị trí có li độ A/2 và đang chuyển động theo chiều âm nên φ = ±π/3 


Câu 19:

Một sóng ngang có tần số 10 Hz, lan truyền dọc theo một dợi dây đần hồi rất dài với tốc độ 2 m/s. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai điểm sợi dây dao động ngược pha nhau bằng:

Xem đáp án

Chọn B.

Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên sợi dây dao động ngược pha nhau bằng λ2 =v2f = 0,1 (m) 


Câu 24:

Sóng ngang lan truyền trong một môi trường với tần số f = 50 Hz, tốc độ truyền sóng v = 200 cm/s và biên độ không đổi A = 2cm. Gọi A và B là hai điểm cùng nằm trên một phương truyền sóng mà khi chưa có sóng truyền đến lần lượt cách nguồn các khoảng 20 cm và 42 cm. Khi có sóng truyền qua khoảng cực đại giữa A và B là bao nhiêu?

Xem đáp án

Chọn D.

Cách 1:

Bước sóng:  λ = v/f = 4 (cm)

Khoảng cách khi chưa dao động: d = O1O2 = 42 – 20 = 22 cm.

Dao động tại A sớm pha hơn dao động tại B: φ = 2πdλ = 2π224 = 11π (hai dao động này ngược pha nhau).

Vì hai dao động ngược pha nhau nên để chúng cách xa nhau nhất thì chúng phải nằm đối diện nhau như hình vẽ.

Khoảng cách cực đại: 

Cách 2:

Độ lệch li độ của hai phần tử tại A và tại B:

Khoảng cách xa nhất giữa hai phần tử tại M và N:


Câu 30:

Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nhỏ có khối lượng 1kg, lò xo có độ cứng 160 N/m. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nằm ngang là 0,32. Ban đầu giữa vật ở vị trí lò xo nén 10 cm, rồi thả nhẹ đến con lắc dao động tắt dần. Lấy π2 = 10,  g = 10 m/s2. Quãng đường vật đi được trong 1/3 s kể từ lúc dao động là

Xem đáp án

Chọn B.

Chu kì:

 Thời gian:  

Khi đi theo chiều âm thì lực ma sát hướng theo chiều dương nên có thể xem vị trí cân bằng đến I, còn khi đi theo chiều dương, lực ma sát hướng theo chiều âm thì vị trí cân bằng dịch đến I’ (sao cho:

 Độ giảm biên độ sau mỗi nửa chu kì:

 nên

 

Hiện tượng xảy ra có thể mô ta như sau: Vật đi từ P đến Q mất thời gian T/2 và đi được quãng đường PQ = A + A1 = 16 cm. Vật đi từ Q đến E mất thời gian T/6, lúc này tâm dao động là I’ nên E là trung điểm của QI’, biên độ dao động so với I’ là A1 = 1/3 s là S = PQ + QE = 18 cm.

Bình luận: Bài toàn trên sẽ khó hiểu hơn nếu tQE  T/6 Lúc này,

 nên

 

 


Câu 34:

Một sóng ngang có bước sóng λ truyền trên một dợi dây dài, qua điểm M rồi đến điểm n cách nhau 65,75λ Tại một thời điểm nào đó M có li độ âm và đang chuyển động đi xuống thì điểm N đang có li độ

Xem đáp án

Chọn B.

Từ hình vẽ ta thấy N’ đang có li độ âm và đang đi lên.


Câu 36:

Một vật dao động điều hòa với biên độ 10 cm và tần số 2 Hz. Tại thời điểm t = 0 vật chuyển động theo chiều dương và đến thời điểm t = 2 s vật có gia tốc 80π22(cm/s2) Quãng đường vật đi từ lúc t = 0 đến khi t = 2,625 s là

Xem đáp án

Chọn C.

Chu kì và tần số góc:

 

Thời điểm t = 2s = 4T vật trở lại trạng thái lúc t = 0. Như vậy, tại t = 0 vật chuyển động theo chiều dương và có gia tốc 80π22(cm/s2) suy ra li độ lúc đầu:

Quãng đường vật đi được từ lúc t = 0 đến khi t = 2,625 s:


Câu 37:

Một con lắc lò xo dao động điều hòa trên mặt phẳng nằm ngang với biên độ 4 cm. Biết khối lượng của vật 100 g và trong mỗi chu kỳ dao động, thời gian lực đàn hồi có đọ lớn lớn hơn 2 N là 2T/3 (T là chu kì dao động của con lắc). Lấy π2 = 10 Chu kì dao động của con lắc là

Xem đáp án

Chọn A.

Độ lớn lực đàn hồi lớn hơn F1 = kx1 thì vật phải ở ngoài đoạn [-x1;x1]. Trong một chu kì khoảng thời gian độ lớn lực đàn hồi lớn hơn F1 là 4t2.

Theo bài ra:

 


Câu 39:

Một vật thực hiện đồng thời ba dao động cùng phương:

x1 = A1cos(ωt +π/2), x2 = A2cosωt,x3 = A3cos(ωt -π/2)

Tại thời điểm t1 các giá trị li độ lần lượt là: -103 cm; 15 cm; 303 cm. Tại thời điểm t2 các giá trị li độ là x1(t2) = -20 cm, x2(t2) = 0. Biên độ dao động tổng hợp là

Xem đáp án

Chọn D.

Vì x1 vuông pha với x2 nên khi x2 = 0 thì x1 = ±A1 . Tại thời điểm t2 thì x2 = 0 nên x1 = -A1 = -20 cm A1 = 20 cm

Cũng vì x1 vuông pha với x2 nên

 

Vì x3 ngược pha với x1 và tại thời điểm t1 có  

thì tại thời điểm đó 

hay


Bắt đầu thi ngay