Đề thi Học kì 1 Địa Lí 6 (Đề 4) (có đáp án)
-
1848 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các đường nối liền hai điểm cực Bắc và cực Nam được gọi là:
Kinh tuyến là những đường nối liền hai điểm Cực Bắc và Cực Nam có độ dài bằng nhau.
Chọn: A.
Câu 2:
Tỉ lệ bản đồ thể hiện:
Tỉ lệ bản đồ cho biết mức độ thu nhỏ khoảng cách được vẽ trên bản đồ so với thực địa.
Chọn: C.
Câu 3:
Để hiểu nội dung bản đồ, người ta dựa vào:
Muốn đọc và sử dụng bản đồ thì việc đầu tiên chúng ta cần đọc bảng chú giải để hiểu ý nghĩa của những kí hiệu được thể hiện lên bản đồ.
Chọn: A.
Câu 4:
Trục Trái Đất là một đường thẳng tưởng tượng:
Trục quay của Trái Đất là một đường thẳng tưởng tượng xuyên tâm cắt mặt Trái Đất ở 2 điểm cố định và nghiêng 66°33' trên mặt phẳng quỹ đạo.
Chọn: B.
Câu 5:
Các chuyển động chính của Trái Đất là:
Trái Đất cùng lúc thực hiện 2 chuyển động, đó là Trái Đất tự quay quanh trục mất một ngày đêm (24h) và quay xung quanh Mặt Trời mất 1 năm (365 ngày).
Chọn: B.
Câu 6:
Nội lực có hoạt động gây ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt Trái Đất, đó là hiện tượng:
Tác động của nội lực là nén ép các lớp đá tạo ra các uốn nếp, đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra ngoài mặt đất thành hiện tượng núi lửa, động đất và gây thiệt hại lớn về người, tài sản.
Chọn: D.
Câu 7:
Lục địa Á – Âu là lục địa có diện tích lớn:
Trên Trái Đất có sáu lục địa và lục địa Á – Âu có diện tích lớn nhất (50,7 triệu km2); Lục địa Phi (29,2 triệu km2) lớn thứ 2 và lục địa Bắc Mĩ (20,3 triệu km2) lớn thứ 3.
Chọn: D.
Câu 8:
Nhật Bản nằm trong vành đai lửa:
Nhật Bản nằm trong vành đai lửa Thái Bình Dương và Đây là vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động.
Chọn: B.
Câu 9:
Địa hình núi trẻ có những đặc điểm nào sau đây?
Trên Trái Đất có nhiều dạng địa hình khác nhau với những hình thái bên ngoài không giống nhau. Địa hình núi trẻ có đặc điểm là đỉnh cao nhọn, sườn dốc và thung lũng sâu.
Chọn: C.
Câu 10:
Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, đó là:
Bình nguyên hay đồng bằng có độ cao tuyệt đối thường dưới 200m so với mực nước biển.
Chọn: A.
Câu 11:
Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời lại sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm?
Nguyên nhân Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời sinh ra hai thời kì nóng và lạnh luân phiên nhau ở hai nửa cầu trong một năm là do:
- Do trục Trái đất nghiêng và không đổi phương trong khi chuyển động trên quỹ đạo nên Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời. Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì sẽ có góc chiếu lớn hơn, nhận được nhiều ánh sáng và có nền nhiệt cao hơn.
- Do đó, vào thời điểm này, nửa cầu được chiếu sáng chính là mùa nóng. Nửa cầu còn lại không ngả về phía mặt trời thì góc chiếu nhỏ hơn, nhận được ánh sáng cũng như lượng nhiệt ít hơn nên lúc này nửa cầu ấy sẽ là mùa lạnh.
Chính vì vậy, trong năm thời kì nóng và lạnh ở hai nửa cầu thay đổi luân phiên nhau.
Câu 12:
Nêu khái niệm của nội lực và ngoại lực? Nội lực và ngoại lực có tác động thế nào đến bề mặt Trái Đất?
* Khái niệm:
- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất.
- Ngoại lực là những lực sinh ra bên ngoài, trên bề mặt Trái Đất.
* Tác động của nội lực và ngoại lực:
- Nội lực có tác động nén,ép vào các lớp đá, làm cho chúng bị uốn nếp đứt gãy hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ngoài mặt đất thành núi lửa hoặc động đất. Tạo nên các dạng địa hình lớn trên bề mặt đất như núi cao,…
- Ngoại lực chủ yếu có hai quá trình: quá trình phong hóa các loại đá và quá trình xâm thực (do nước chảy, do gió,…). Tạo nên các dạng địa hình bóc mòn, thổi mòn, mài mòn, bồi tụ,…