Đề thi Học kì 2 Địa Lí 6 (Đề 3) (có đáp án)
-
2348 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Các mỏ khoáng sản như Đồng, Chì, vàng,... là các mỏ khoáng sản:
Kim loại màu có một số loại khoáng sản tiêu biểu nhừ Đồng, chì, kẽm, vàng,…
Chọn: C.
Câu 2:
Trong không khí thì khí Oxi chiếm tỉ trọng lớn thứ 2 sau khí:
Thành phần của không khí Nitơ (78%), Ôxi (21%), hơi nước và các khí khác (1%).
Chọn: B.
Câu 3:
Nhiệt độ trung bình ngày thường được đo vào các thời điểm:
Nhiệt độ trung bình ngày là kết quả tổng cộng nhiệt độ 3 lần trong ngày vào các thời điểm: 5 giờ, 13 giờ, 21 giờ.
Chọn: C.
Câu 4:
Gió Tín Phong còn được gọi là gió:
Gió Tín Phong hay còn gọi là gió Mậu Dịch. Gió Tín phong hoạt động trong vùng nội chí tuyến và Việt Nam cùng chịu ảnh hưởng của loại gió này.
Chọn: C.
Câu 5:
Trên Trái Đất có các đới khí hậu là:
Tương ứng với 5 vành đai nhiệt, trên Trái đất cũng có 5 đới khí hậu theo vĩ độ đó là 1 đới nóng; 2 đới ôn hòa và 2 đới lạnh.
Chọn: C.
Câu 6:
Nhiệt độ không khí không thay đổi theo:
Nhiệt độ không khí trên Trái Đất thay đổi theo vĩ độ, độ cao và mức độ gần hay xa biển.
Chọn: D.
Câu 7:
Những nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất là:
Những nơi có lượng mưa lớn trên Trái Đất là vùng xích đạo và nơi đón gió. Còn những nơi có mưa rất ít là chí tuyến, vùng cực, các hoang mạc,…
Chọn: B.
Câu 8:
Sóng biển là:
Sóng biển là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương.
Chọn: A.
Câu 9:
Có mấy loại thủy triều:
Ở biển và đại dương có 3 loại thủy triều, đó là bán nhật triều, nhật triều và triều không đều.
Chọn: B.
Câu 10:
Trong sản xuất nông nghiệp, loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm:
Loại đất dùng để trồng cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su,…) là đất đỏ badan.
Chọn: D.
Câu 11:
Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn và về mùa đông những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau (các loại đất đá… mau nóng, nhưng cũng mau nguội, còn nước thì nóng chậm hơn nhưng cũng lâu nguội hơn), dẫn đến sự khác biệt về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho nhiệt độ không khí ở những miền gần biển và những miền nằm sau trong lục địa cũng khác nhau.
- Vì vậy, về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền.
Câu 12:
Thổ nhưỡng (lớp đất) là gì? Trong các nhân tố hình thành đất, quan trọng nhất là các nhân tố nào? Trình bày các nhân tố đó?
- Khái niệm: Lớp đất (thổ nhưỡng) là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa.
- Trong các nhân tố hình thành đất, quan trọng nhất là: đá mẹ, sinh vật và khí hậu.
+ Đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất. Đá mẹ ảnh hưởng đến mầu sắc và tính chất đất.
+ Sinh vật là nguồn gốc sinh ra thành phần hữu cơ.
+ Khí hậu, đặc biệt là nhiệt độ và lượng mưa tạo điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình phân giải các chất khoáng và chất hữu cơ trong đất.
+ Ngoài ba nhân tố chính trên, sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình, thời gian hình thành đất và con người.