Thứ bảy, 27/04/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 10 Địa lý Trắc nghiệm Bài 28. Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch có đáp án

Trắc nghiệm Bài 28. Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch có đáp án

Trắc nghiệm Bài 28. Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch có đáp án

  • 143 lượt thi

  • 15 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Tài chính ngân hàng là một trong những ngành trụ cột ở

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tài chính ngân hàng là một trong những ngành trụ cột ở các nước phát triển như Hoa Kì, Nhật Bản, Anh, Đức, Pháp, Liên bang Nga, Hàn Quốc,... Ở các nước đang phát triển, hoạt động tài chính ngân hàng cũng ngày càng sôi động và có đóng góp lớn đối với sự phát triển chung của nền kinh tế.


Câu 2:

Nhân tố nào sau đây tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vị trí địa lí tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại. Tại những nơi có vị trí thuận lợi sẽ hình thành đầu mối thương mại, thu hút đầu tư và thúc đẩy thương mại phát triển.


Câu 3:

Quỹ Tiền tệ Quốc tế viết tắt là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ngân hàng Thế giới (WB) là tổ chức tài chính quốc tế, cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước, thông qua các chương trình vay vốn. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoạt động với mục đích thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế.


Câu 4:

Biểu hiện của sự phát triển không ngừng của ngành tài chính - ngân hàng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Trên thế giới, ngành tài chính - ngân hàng không ngừng phát triển, thể hiện qua sự gia tăng về số lượng các trung tâm tư vấn và giao dịch tài chính, số lượng các ngân hàng (cùng các chi nhánh và các điểm ATM), số người có tài khoản của tổ chức tài chính, sự đa dạng của các gói dịch vụ tài chính và dịch vụ ngân hàng,...


Câu 5:

Quỹ Tiền tệ Quốc tế hoạt động không nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hoạt động với mục đích thúc đẩy hợp tác tiền tệ toàn cầu, bảo đảm sự ổn định tài chính, tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế.


Câu 6:

Ngân hàng Thế giới có trụ sở ở quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ngân hàng Thế giới (WB) là một tổ chức tài chính quốc tế, nơi cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn. Mục tiêu chính của WB là giảm thiểu đói nghèo. WB được thành lập vào tháng 7-1994, trụ sở tại Oa-sinh-tơn DC (Hoa Kì). WB hiện có 187 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.


Câu 7:

Siêu thị đầu tiên ra đời ở quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Siêu thị đầu tiên ra đời ở Hoa Kì từ năm 1912, nhưng phải đến năm 1930 các siêu thị mới thực sự phát triển. Cửa hàng “King Kullen” của Michael Kullen khai trương ngày 4-8-1930 ở Niu Y-oóc. Từ Hoa Kì, hình thức siêu thị lan sang Ca-na-đa và vào những năm 1950 lan rộng sang châu Âu.


Câu 8:

Thương mại ở các nước đang phát triển thường có tình trạng nào dưới đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Thương mại ở các nước đang phát triển thường có tình trạng nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu (ở tình trạng nhập siêu).


Câu 9:

Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Các trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới hiện nay là Niu Y-oóc, Luân-đôn, Tô-ky-ô, Thượng Hải, Bắc Kinh, Xin-ga-po, Phran-phuốc, Zu-rich,...


Câu 10:

Ngân hàng Thế giới là tổ chức tài chính quốc tế cung cấp những khoản vay nhằm mục đích nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Ngân hàng Thế giới (WB) là tổ chức tài chính quốc tế, cung cấp những khoản vay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước, thông qua các chương trình vay vốn.


Câu 11:

Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Các khu vực có đóng góp lớn vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá là Tây Âu, Bắc Mỹ, Đông Á,... Các quốc gia có trị giá xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Hà Lan, Hàn Quốc,... Trong đó, những nước xuất siêu là Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc,...; những nước nhập siêu là Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật Bản,...


Câu 12:

Nội thương phát triển góp phần

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

Hoạt động nội thương là điều kiện thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, tạo ra thị trường thống nhất trong nước và đẩy mạnh phân công lao động giữa các vùng. Nội thương thúc đẩy tái sản xuất, góp phần làm tăng nhu cầu tiêu dùng, là cơ sở đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, gắn kết thị trường trong nước với thị trường quốc tế. Nội thương đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất và đời sống, lưu thông hàng hoá và dịch vụ trong nước được thông suốt.


Câu 13:

ASEAN là tên viết tắt của tổ chức nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Hiện nay trên thế giới có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời như Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức kinh tế khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định thương mại Hoa Kì - Mê-hi-cô - Ca-na-đa (USMCA), Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),...


Câu 14:

Trụ sở của Tổ chức Thương mại Thế giới nằm ở quốc gia nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được thành lập ngày 1-1-1995 có trụ sở tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ. Đây là tổ chức quốc tế có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Đến năm 2020, WTO có 164 quốc gia thành viên Việt Nam chính thức gia nhập WTO ngày 11-1-2007.


Câu 15:

Nội dung nào sau đây là chức năng cơ bản của WTO?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Chức năng cơ bản của WTO là giải quyết các tranh chấp thương mại và giám sát chính sách thương mại quốc gia.


Bắt đầu thi ngay