Trắc nghiệm Công nghệ 6 Bài 21 có đáp án
-
3023 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Mỗi ngày em nên ăn bao nhiêu bữa ?
Đáp án: B
Giải thích: Mỗi ngày em nên ăn 3 bữa: bữa sáng, bữa trưa, bữa tối – SGK trang 106
Câu 2:
Khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn là:
Đáp án: A
Giải thích: Khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn là: từ 4 đến 5 giờ - SGK trang 106
Câu 3:
Khoảng thời gian hợp lý nhất để ăn sáng là:
Đáp án: A
Giải thích: Khoảng thời gian hợp lý nhất để ăn sáng là: 6h - 7h, sau khi chúng ta ngủ dậy – SGK trang 106
Câu 4:
Muốn đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, chúng ta cần phải:
Đáp án: C
Giải thích: Muốn đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, chúng ta cần phải: Ăn đúng bữa, đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng – SGK trang 106
Câu 5:
Những món ăn phù hợp buối sáng là:
Đáp án: A
Giải thích: Những món ăn phù hợp buối sáng là: Bánh mỳ, trứng ốp, sữa tươi. Buổi sáng nên ăn vừa phải, đủ năng lượng cho học tập và lao động – SGK trang 106
Câu 6:
Có mấy nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình?
Đáp án: B
Giải thích: Có 4 nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình:
+ Nhu cầu của các thành viên trong gia đình
+ Điều kiện tài chính
+ Sự cân bằng chất dinh dưỡng
+ Thay đổi món ăn – SGK trang 106, 107
Câu 7:
Việc phân chia số bữa ăn trong gia đình có ảnh hưởng đến việc tổ chức ăn uống hợp lí như thế nào?
Đáp án: C
Giải thích: Việc phân chia số bữa ăn trong gia đình có ảnh hưởng đến việc tổ chức ăn uống hợp lí như: Ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn và nhu cầu năng lượng cho từng khoảng thời gian trong lúc làm việc hoặc lúc nghỉ ngơi – SGK trang 105
Câu 8:
Nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình là như thế nào?
Đáp án: D
Giải thích: Nhu cầu dinh dưỡng của các thành viên trong gia đình là:
+ Trẻ em cần nhiều loại thực phẩm
+ Người lao động cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng
+ Phụ nữ có thai cần ăn các loại thực phẩm giàu chất đạm, canxi, phốt pho, sắt – SGK trang 106
Câu 9:
Thế nào là bữa ăn hợp lí?
Đáp án: D
Giải thích: Bữa ăn hợp lí là có sự phối hợp giữa các loại thực phẩm để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng với từng đối tượng; Đảm bảo cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng – SGK trang 105
Câu 10:
Thay đổi món ăn trong các bữa ăn nhằm mục đích?
Đáp án: D
Giải thích: Thay đổi món ăn trong các bữa ăn nhằm mục đích: Để tránh nhàm chán; giúp bữa ăn thêm phần hấp dẫn; giúp ngon miệng – SGK trang 107