Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ (phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 7 Bài 14: Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ ( có đáp án)
-
1705 lượt thi
-
10 câu hỏi
-
15 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Tướng giặc nào chỉ huy quân Mông Cổ tiến vào xâm lược Đại Việt lần thứ nhất?
Lời giải:
Tháng 1-1258, 3 vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy tiến vào xâm lược Đại Việt.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 2:
“Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo” là câu nói của nhân vật lịch sử nào?
Lời giải:
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất, trước thế giặc mạnh, vua Trần lo lắng hỏi ý kiến của thái sư Trần Thủ Độ. Ông đã trả lời “Đầu thần chưa rơi xuống, xin bệ hạ đừng lo”
Đáp án cần chọn là: D
Câu 3:
Mục đích chính của quân Mông Cổ khi tiến quân xâm lược Đại Việt lần thứ nhất là gì?
Lời giải:
Mục đích chính của quân Mông Cổ trong cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ nhất là tạo ra thế gọng kìm từ phía Nam để tiêu diệt nhà Nam Tống
Đáp án cần chọn là: A
Câu 4:
Đâu là nơi diễn ra trận đụng độ đầu tiên của quân Mông Cổ với quân dân nhà Trần?
Lời giải:
Đầu năm 1258, quân Mông Cổ tràn vào lãnh thổ Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc, đến Bình Lệ Nguyên thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy. Tại đây một trận đánh quyết liệt đã diễn ra
Đáp án cần chọn là: A
Câu 5:
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ lần thứ nhất, trước thế giặc mạnh, nhà Trần đã rút khỏi Thăng Long về vùng nào?
Lời giải:
Trước thế giặc mạnh, để bảo toàn lực lượng, nhà Trần đã tạm thời rút khỏi Thăng Long xuôi về vùng Thiên Mạc (Hà Nam)
Đáp án cần chọn là: B
Câu 6:
Trận phản công nào của quân dân nhà Trần đã đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ nhất của quân Mông Cổ?
Lời giải:
Nắm được thời cơ quân Mông Cổ suy yếu, quân dân nhà Trần đã mở cuộc phản công quyết định ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng) và giành thắng lợi, buộc địch phải rút khỏi Thăng Long về nước
Đáp án cần chọn là: C
Câu 7:
Sự kiện nào dưới đây không phản ánh đúng tinh thần dũng cảm của quân dân nhà Trần trước sức mạnh của quân Mông Cổ?
Lời giải:
Trước sức mạnh của quân Mông Cổ, nhà Trần tỏ ra không hề run sợ:
- 3 lần tướng Mông Cổ cử sứ giả đưa thư dụ hàng nhà Trần nhưng đều bị bắt giam
- Nhà Trần ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ để sẵn sàng chiến đấu
- Khi quân Mông Cổ vừa tiến vào nước ta, một đội quân do vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy đã đã nghênh chiến và chiến đấu quyết liệt ở Bình Lệ Nguyên
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 8:
Nhà Trần khi thực hiện kế sách "vườn không nhà trống" không nhằm mục đích nào sau đây?
Lời giải:
Mục đích của nhà Trần khi thực hiện kế "vườn không nhà trống" bao gồm:
- Tránh phải đụng độ với quân Mông Cổ khi lực lượng của địch còn rất mạnh
- Khoét sâu vào điểm yếu của quân Mông Cổ: đội quân từ xa đến, thiếu lương thực, không quen thổ nhưỡng và muốn đánh nhanh thắng nhanh
- Rút lui để củng cố lại lực lượng, chờ cơ hội quân Mông Cổ suy yếu để phản công.
=> Loại trừ đáp án: D
Đáp án cần chọn là: D
Câu 9:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện nội dung sau: “Vó ngựa…đi đến đâu, cỏ cây không mọc được đến đó”
Lời giải:
"Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu, cỏ cây không mọc được đến đó"
Đây là cách nói hình ảnh về sức mạnh của đế chế Mông Cổ đầu thế kỉ XIII. Sức mạnh đó đã giúp Mông Cổ làm chủ phần lớn những vùng đất châu Á và một phần châu Âu, khiến giáo hoàng La Mã phải khiếp sợ.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 10:
Kế “vườn không nhà trống” của quân dân nhà Trần không tạo ra khó khăn nào cho quân Mông Cổ?
Lời giải:
Đem quân xâm lược Đại Việt, quân Mông Cổ chủ trương "đánh nhanh thắng nhanh". Tuy nhiên kế vườn không nhà trống của quân dân nhà Trần đã khiến cho kế hoạch của quân Mông Cổ bị đảo lộn. Chiếm giữ Thăng Long trống vắng, chúng nhanh chóng lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, quân lính phải đi cướp thóc gạo, hoa màu của nhân dân nhưng bị chống trả quyết liệt, nhuệ khí chiến đấu bị suy giảm
Đáp án cần chọn là: D