Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 2: (có đáp án) Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 (Phần 2)
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 2: (có đáp án) Liên Xô và các nước Đông Âu từ giữa những năm 70 đến đầu những năm 90 của thế kỉ XX
-
1650 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Đầu những năm 80 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế của Liên Xô có điểm gì nổi bật?
Đáp án đúng : D
Lời giải: SGK - tr.10
Câu 2:
Tháng 3-1985, ở Liên Xô đã diễn ra sự kiện gì quan trọng?
Đáp án cần chọn là: B
Tháng 3-1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô, đề ra đường lối cải tổ.
Câu 3:
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô bắt đầu được thực hiện từ năm 1985 nhằm mục đích gì?
Đáp án cần chọn là: B
Cuộc cải tổ Liên Xô được xem như một cuộc cách mạng nhằm khắc phục những sai lầm, thiếu xót trước đây, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó.
Câu 4:
Công cuộc cải tổ ở Liên Xô (1985) diễn ra đầu tiên trong lĩnh vực nào?
Đáp án cần chọn là: A
Cuộc cải tổ ở Liên Xô từ năm 1985 diễn ra đầu tiên trên lĩnh vực kinh tế. Mặc dù ban lãnh đạo Liên Xô đã đưa ra nhiều phương án phát triển kinh tế nhưng nền kinh tế đất nước vẫn trượt dài trên khủng hoảng
Câu 5:
Trước những khó khăn về kinh tế, những cải tổ về chính trị - xã hội lại được đẩy mạnh như thực hiện chế độ
Đáp án cần chọn là: C
Trước những khó khăn về kinh tế, những cải tổ về chính trị- xã hội lại được đẩy mạnh như thực hiện chế độ tổng thống tập trung mọi quyền lực, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, xóa bỏ chế độ một đảng, tuyên bố dân chủ và công khai mọi mặt
Câu 6:
Sự kiện nào là mốc đánh dấu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sụp đổ?
Đáp án cần chọn là: D
Ngày 25/12/1991, Goóc-ba-chốp từ chức tổng thống. Lá cờ Liên bang Xô viết trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống, đánh dấu sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô sau 74 năm tồn tại.
Câu 7:
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 đã đặt ra yêu cầu gì cho các quốc gia trên thế giới?
Đáp án cần chọn là: C
Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về nhiều mặt của thế giới, đòi hỏi các nước phải có những cải cách về kinh tế và chính trị- xã hội, trong đó có Liên Xô.
Câu 8:
Nội dung nào sau đây không phải là hậu quả của cuộc đảo chính ngày 19-8-1991?
Đáp án cần chọn là: D
Ngày 19-8-1991, một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã tiến hành đảo chính, lật đổ tổng thống Goóc-ba-chốp. Nhưng cuộc đảo chính nhanh chóng thất bại và dẫn tới hậu quả nghiêm trọng:
- Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động.
- Nhà nước Liên bang hầu như tê liệt.
- Các nước cộng hòa đòi ly khai khỏi liên bang.
=> Cuộc đảo chính ngày 19-8-1991 không dẫn đến hậu quả Goócbachốp từ chức tổng thống.
Câu 9:
Vì sao Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) lại bị giải thể?
Đáp án cần chọn là: D
Hệ thống chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ đã kéo theo sự giải thể là hai tổ chức là Hội đồng tương trợ kinh tế SEV và tổ chức Hiệp ước phòng thủ Vác-sa-va.
Câu 10:
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã tác động như thế nào đến phong trào cách mạng thế giới?
Đáp án cần chọn là: B
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô là một tổn thất nặng nề của chủ nghĩa xã hội nói riêng và phong trào cách mạng thế giới nói chung. Đồng thời, đây cũng là tổn thất đối với các lực lượng tiến bộ và các dân tộc trong cuộc đấu tranh vì độc lập, chủ quyền dân tộc, hòa bình ổn định và tiến bộ xã hội.
Câu 11:
Nguyên nhân nào là cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ?
Đáp án cần chọn là: D
Nguyên nhân cơ bản làm cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là do xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội còn nhiều hạn chế: thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế- xã hội, chủ quan, duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường. Điều đó làm nền kinh tế thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.
=> Đáp án D là nguyên nhân cơ bản nhất khiến cho chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ.
Câu 12:
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng nào?
Đáp án cần chọn là: D
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của các nước Đông Âu đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng đó là việc học tập, vận dụng một cách rập khuôn, cứng nhắc mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong khi xuất phát điểm và hoàn cảnh đất nước có nhiều khác biệt.