Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 27 (có đáp án): Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược kết thúc
Trắc nghiệm Lịch Sử 9 Bài 27 (có đáp án): Cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xâm lược kết thúc
-
2385 lượt thi
-
18 câu hỏi
-
10 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Kế hoạch Na-va của Pháp gồm mấy bước?
Đáp án: B
Giải thích:
Kế hoạch Na-va Nội dung: gồm 2 bước
+ Bước 1: Trong thu-đông 1953-1954, giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường miền Bắc, “bình định” miền Trung và Nam Đông Dương.
+ Bước 2: Từ thu-đông 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, giành thắng lượi quyết định để kết thúc chiến tranh.
Câu 2:
Mở đầu Chiến dịch Điện Biên Phủ, quân ta tấn công vào đâu?
Đáp án: C
Giải thích:
Trong đợt 1: quân ta tiến công và tiêu diệt Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
Câu 3:
Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm mấy đợt?
Đáp án: C
Giải thích:
Chiến dịch bắt đầu từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954 và được chia làm 3 đợt:
- Đợt 1: quân ta tiến công và tiêu diệt Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc.
- Đợt 2: quân ta tiến công và tiêu diệt căn cứ phía Đông phân khu Trung tâm.
- Đợt 3: quân ta đồng loạt tấn công tiêu diệt các căn cứ còn lại ở phân khu trung tâm và phân khu Nam, tiêu diệt sở chỉ huy của địch.
Câu 4:
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954) là gì?
Đáp án: C
Giải thích:
Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, với đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo.
Câu 5:
Thắng lợi lớn nhất mà nhân dân Việt Nam đạt được trong hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương là gì?
Đáp án: D
Giải thích:
Quyền dân tộc cơ bản là yếu tố quan trọng nhất đối với mỗi dân tộc. Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương là thắng lợi lớn nhất mà nhân dân Việt Nam đạt được trong hiệp định Giơ-ne-vơ.
Câu 6:
Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954)?
Đáp án: D
Giải thích:
Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết buộc thực dân Pháp phải rút quân khỏi nước ta. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Câu 7:
Điểm khác biệt căn bản về phương châm tác chiến ở Việt Nam khi mở chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 so với cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 là gì?
Đáp án: C
Giải thích:
Trong chiến lược Đông-Xuân 1953-1954 ta tấn công vào những hướng quan trọng mà địch tương đối yếu, làm phân tán lực lượng của địch. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, ta đánh vào nơi tập trung binh lực lớn nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương để kết thúc chiến tranh.
Câu 8:
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân chủ quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
Đáp án: B
Giải thích:
Liên minh chiến đấu chống Pháp giữa nhân dân 3 nước Đông Dương là nguyên nhân khách quan.
Câu 9:
Sau cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta, quân chủ lực của Pháp bị phân tán thành mấy nơi?
Đáp án: D
Giải thích:
Sau cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của ta, quân chủ lực của Pháp bị phân tán thành 5 nơi. Ngoài Đồng Bằng Bắc Bộ, quân đội của Pháp bị phân tán quân đến Điện Biên Phủ, Xê-nô, Luông Pha-bang, Plây-ku.
Câu 10:
Cuộc tiến công nào trong giai đoạn 1945-1954 đã làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va của Pháp?
Đáp án: D
Giải thích:
Cuộc tiến công chiến lược Đông-Xuân (1953-1954) đã xé nhỏ “con át” chủ bài của kế hoạch Na-va chính là đội quân ở Đồng bằng Bắc Bộ, làm phá sản bước đầu Kế hoạch Na-va của Pháp.
Câu 11:
Cuộc tiến công chiến lược Đông- Xuân 1953-1954 đã khoét sâu vào điểm yếu nào của kế hoạch Nava?
Đáp án A
Hạn chế cơ bản của kế hoạch Nava là mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng để đánh và phân tán lực lượng để giữ. Cuộc tiến công chiến lược Đông - xuân 1953-1954 đã làm phân tán cao độ khối cơ động chiến lược của địch, khoét sâu vào điểm yếu của kế hoạch Nava. Từ kế hoạch ban đầu là tập trung quân đông ở Đồng bằng Bắc Bộ, Nava đã phải điều quân thành 5 nơi tập trung quân khác nhau => bước đầu kế hoạch Nava bị phá sản.
Câu 12:
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc?
Đáp án B
Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đánh dấu “chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc”, mở đầu quá trình sụp đổ của hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên phạm vi toàn thế giới
Câu 13:
Nguyên nhân quyết định dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) là gì?
Đáp án A
Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Vì đây chính là ngọn cờ tập hợp, quy tụ sức mạnh của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại để đánh bại kẻ thù xâm lược.
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phải là hạn chế trong nội dung của hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954 về Đông Dương?
Đáp án D
Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã công nhận quyền dân tộc cơ bản trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Còn việc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, quyền thống nhất không được tôn trọng sau hiệp định là những hạn chế trong quá trình thực thi hiệp định.
Câu 15:
Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực nào trên thế giới?
Đáp án C
Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954 đã có tác động mạnh đến phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực châu Phi, đặc biệt là An-giê-ri. Chiến thắng Điện Biên Phủ giúp họ tin rằng Việt Nam có thể chiến thắng đế quốc thực dân thì An-giê-ri cũng có thể làm được. 8 năm sau đó, Chính phủ Pháp đã buộc phải thừa nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Algerie, chấm dứt nền thống trị 132 năm của chủ nghĩa thực dân ở đây. Được truyền cảm hứng từ chiến thắng Điện Biên Phủ, trong năm1960, ở châu Phi đã có 17 quốc gia tuyên bố độc lập.
Câu 16:
Những câu thơ sau gợi cho anh (chị) nhớ đến chiến thắng lịch sử nào của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954)?
“Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng
Chí không mòn!”
Đáp án D
Những câu thơ trên muốn nhắc đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954. Đây là đoạn trích trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” được Tố Hữu viết vào tháng 5-1954.
Câu 17:
Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải là biểu tượng gợi cho anh(chị) nhớ đến hiện tượng lịch sử gì ở Việt Nam?
Đáp án A
Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải là biểu tượng của sự chia cắt đất nước ở Việt Nam sau hiệp định Giơ-ne-vơ. Ban đầu đây chỉ là ranh giới quân sự tạm thời phân chia hai vùng tập kết quân của quân đội Việt Nam và Pháp. Sau đó, do âm mưu của Mĩ- Diệm, nó đã bị biến thành ranh giới phân chia trong suốt 21 năm
Câu 18:
Âm mưu của Pháp - Mĩ trong việc vạch ra kế hoạch quân sự Na-va là gì?
Đáp án B
Ngày 7-5-1953, tướng Na-va được cử làm Tổng chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương. Ông đã đưa ra một kế hoạch quân sự mới, với âm mưu xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương, với hi vọng trong vòng 18 tháng “kết thúc chiến tranh trong danh dự”.