Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao; a quy định thân thấp; alen B quy định quả đỏ; b quy định quả vàng. Khi cho cây thân cao quả đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn thu được số cá thể có kiểu hình thân cao, quả đỏ ở F1 chiếm 54%. Biết rằng không có đột biến và mọi diễn biến trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và sinh noãn là như nhau. Theo lý thuyết trong số những cây thân cao, quả đỏ ở F1 tỉ lệ cây mà trong kiểu gen chứa 2 alen trội là
A. 50%
B. 48,15%
C. 41,5%
D. 21%
Đáp án: B
P: cao đỏ dị hợp tự thụ
F1: A-B- = 54%
=> Vậy aabb = 4% = 0,2 ab x 0,2 ab ( hoán vị ở hai bên ngang nhau )
=> P cho giao tử ab = 20% < 25%
=> P dị chéo và tần số hoán vị gen f = 40%
P cho giao tử: AB = ab = 20% và Ab = aB = 30%
Cây cao đỏ A-B- chứa 2 alen trội ( kiểu gen là )
Tỉ lệ cây cao đỏ chứa 2 alen trội là
0,2 x0,2 x2 + 0,3 x0,3 x2 = 0,26
Vậy trong số các cây cao đỏ, tỉ lệ chỉ mang 2 alen trội là = 48,15%
Một cặp NST tương đồng quy ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân II thì sẽ tạo ra loại giao tử nào?
Một gen dài 4080 A0, có số nuclêôtit loại A bằng 1,5 lần nuclêôtit loại G. Do đột biến mất đoạn, trong gen còn lai 640 nuclêôtit loại A và 2240 liên kết hydro. Số nuclêôtit loại G bị mất do đột biến là:
Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen trội H quy định tính trạng máu đông bình thường. Một gia đình có bố và con đều mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, nhận định nào dưới đây đúng?
Trong mỗi gen mã hóa protein điển hình, vùng mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã là
Ở ruồi giấm 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh tinh mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc 2 cặp tương đồng: số 2 và số 4. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tổng tỉ lệ các loại giao tử có thể mang NST đột biến trong tổng số giao tử là:
Điều nào sau đây đúng về tác nhân gây đột biến?
(1). Tia UV làm cho hai bazơ nitơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau.
(2). Nếu sử dụng 5BU, thì sau ba thế hệ một codon XXX sẽ bị đột biến thành codon GXX.
(3). Guanin dạng hiếm tạo nên đột biến thay thế G-X thành A-T.
(4). Acridin có thể gây đột biến làm mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit.
Có bao nhiêu ý đúng:
Gen D bị đột biến thành alen d có chiều dài giảm 10,2A0 và ít hơn 8 liên kết hidro so với alen D. Khi cặp gen Dd nhân đôi liên tiếp 3 lần thì số nucleotit mỗi loại môi trường nội bào cung cấp cho alen d giảm so với alen D là
Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đặc điểm của mã di truyền?
Trong chọn giống, để loại bỏ 1 gen có hại ra khỏi nhóm gen liên kết người ta thường gây đột biến
Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do gen trên ADN ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh nhưng các con của bà ta có người bị bệnh, có người không. Nguyên nhân có thể là do
Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Nuclêôtit hiếm có thể dẫn đến kết cặp sai trong quá trình nhân đôi ADN gây đột biến thay thế một cặp nuclêôtit.
(2). Đột biến gen tạo ra các alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể
(3). Đột biến điểm là dạng đột biến gen liên quan đến một số cặp nuclêôtit
(4). Đột biến gen tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa
(5). Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường