Cho các nhận định sau đây về hô hấp ở thực vật với vấn đề bảo quản nông sản, thực phẩm:
I. Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
II. Hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
III. Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
IV. Hô hấp không làm thay đổi khối lượng nông sản, thực phẩm.
Số nhận định đúng trong các nhận định nói trên là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Đáp án C
I - Đúng. Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể.
Phương trình: C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Q (năng lượng).
→ Hô hấp làm tiêu hao chất hữu cơ của đối tượng bảo quản.
II - Đúng. Quá trình hô hấp giải phóng năng lượng nên hô hấp làm nhiệt độ môi trường bảo quản tăng.
III - Đúng. Quá trình hô hấp giải phóng H2O, làm giảm O2, tăng CO2 → Hô hấp làm tăng độ ẩm, thay đổi thành phần khí trong môi trường bảo quản.
IV - Sai. Vì hô hấp làm giảm O2, tăng CO2 và khi O2 giảm quá mức thì hô hấp ở đối tượng bảo quản sẽ chuyển sang dạng phân giải kị khí và đối tượng bảo quản sẽ bị phân hủy nhanh chóng.
→ hô hấp làm giảm khối lượng nông sản, thực phẩm
Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?
Cho các phát biểu sau:
I. Khí khổng đóng hay mở do ảnh hưởng trực tiếp của sự trương nước hay không trương nước của tế bào hạt đậu.
II. Khí khổng đóng vào ban đêm, còn ngoài sáng khí khổng luôn mở.
III. Khí khổng đóng khi cây thiếu nước, bất luận vào ban ngày hay ban đêm.
IV. Khi tế bào hạt đậu của khí khổng trương nước, khí khổng sẽ đóng lại.
Số phương án đúng là
Để kiểm tra giả thuyết của mình, Menđen đã làm thí nghiệm gọi là phép lai phân tích. Có nghĩa là
Một quần thể có tần số kiểu gen ban đầu: 0,4AA : 0,2aa : 0,4Aa. Biết rằng các cá thể dị hợp tử chỉ có khả năng sinh sản bằng 1/2 so với khả năng sinh sản của các cá thể đồng hợp tử. Các cá thể có kiểu gen AA và aa có khả năng sinh sản như nhau. Sau một thế hệ tự thụ phấn thì tần số cá thể có kiểu gen dị hợp tử sẽ là
Đâu là nhân tố tiến hóa vô hướng:
(1) Chọn lọc tự nhiên.
(2) Đột biến. (3) Di-nhập gen.
(4) Ngẫu phối. (5) Giao phối ngẫu nhiên.
(6) Các yếu tố ngẫu nhiên
Sau đây là kết quả của phương pháp nghiên cứu phả hệ:
(1) Tóc xoăn trội hơn tóc thẳng.
(2) Mắt 2 mí trội hơn mắt 1 mí.
(3) Bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên NST X quy định.
(4) Bệnh mù màu do gen trội nằm trên NST Y quy định.
(5) Bệnh bạch tạng di truyền liên kết với giới tính.
(6) Bệnh mù màu do 2 gen nằm trên cùng một NST quy định.
Có bao nhiêu kết quả đúng?
Có bao nhiêu nhận xét không phải là đặc điểm của giao phối không ngẫu nhiên?
(1) Làm đa dạng vốn gen quần thể.
(2) Là nhân tố tiến hóa định hướng.
(3) Làm tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp, giảm kiểu gen dị hợp.
(4) Làm biến đổi tần số alen chậm chạp, nhưng nhanh hơn đột biến
Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thiết yếu trong cây thường biểu hiện ở
Cho những quan niệm học thuyết Đacuyn:
(1) Biến dị cá thể là những sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong đời sống cá thể của sinh vật.
(2) Đấu tranh sinh tồn là động lực của quá trình tiến hóa
(3) Biến dị đồng loạt là các cá thể trong cùng một loài có những biến đổi giống nhau trước điều kiện ngoại cảnh.
(4) Biến dị đồng loạt là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa.
Có bao nhiêu quan niệm đúng?
Một tập hợp các cá thể cùng loài, có kiểu gen giống nhau và đồng hợp về tất cả các cặp gen thì được gọi là dòng thuần. Dòng thuần có các đặc điểm:
(1) Có tính di truyền ổn định.
(2) Không phát sinh các biến dị tổ hợp.
(3) Luôn mang các gen trội có lợi.
(4) Thường biến đồng loạt và theo một hướng.
Số phương án đúng là