Ở một loài thực vật, cho giao phấn giữa hai cây đều có kiểu gen dị hợp các cặp gen. Trong quá trình giảm phân của hai cây mang lai, người ta thấy một số tế bào giảm phân như hình vẽ bên dưới, các sự kiện khác diễn ra hoàn toàn bình thường. Tính theo lý thuyết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Quá trình giảm phân của hai cây mang lai có thể tạo ra 5 loại giao tử khác nhau.
(2) Hai cây mang lai có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6.
(3) Sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh có thể tạo ra tối đa 20 kiểu gen khác nhau.
(4) Một số tế bào sinh giao tử của hai cơ thể mang lai xảy ra hiện tượng nhiễm sắc thể không phân li ở kì sau giảm phân II.
(5) Ớ đời lai có tối đa 4 kiểu gen không mang alen trội.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Chọn đáp án A
Nhận xét:
+ Hình ảnh trên đang mô tả kì sau của quá trình giảm phân II, trong đó nhiễm sắc thể mang gen a không tách tại tâm động để phân li về hai cực của tế bào.
+ Hai cơ thể mang lai đều có kiểu gen: AaBb
(1) Quá trình giảm phân của hai cây mang lai có thể tạo ra 5 loại giao tử khác nhau.
+ Nhóm tế bào giảm phân bất thuờng tạo ra hai loại giao tử: b và aab
+ Nhóm tế bào giảm phân bình thuờng tạo ra 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab
Quá trình giảm phân của cơ thể mang lai có thế tạo ra tối đa 6 loại giao tử khác nhau. (1) sai.
(2) Hai cây mang lai có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6.
Hai cây mang lai có kiểu gen AaBb bộ nhiễm sắc thể: 2n = 4 (2) sai.
(3) Sụ kết họp ngẫu nhiên của các giao tử trong quá trình thụ tinh có thể tạo ra tối đa 20 kiểu gen khác nhau.
P: AaBb x AaBb
AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab
b, aab b, aab
F1:
+ Giao tử (AB, Ab, aB, ab) kết họp giao tử (AB, Ab, aB, ab) tạo ra 9 kiểu gen + Giao tử (b, aab) kết họp giao tử (b, aab) tạo 3 kiểu gen (trong đó kiểu gen aabb bị trùng lặp) + Giao tử (AB, Ab, aB, ab) kết họp với giao tử (b, aab) tạo 8 kiểu gen Số kiểu gen tối đa hình thành ở Fp 9 + 3 – 1+ 8 = 19 kiểu gen. (3) sai
(4) Một số tế bào sinh giao tử của hai cơ thể mang lai xảy ra hiện tuợng nhiễm sắc thể không phân li ở kì sau giảm phân II. (4) đúng.
(5) Ở đời lai có tối đa 4 kiểu gen không mang alen trội.
F1 : tối đa có 3 kiểu gen không mang alen trội: aabb, bb, aaaabb (5) sai.
Vậy kết luận đúng: (4).
Cho các phát biểu sau:
1. Giới hạn sinh thái chính là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
2. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù họp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
3. Ố sinh thái của một loài cũng giống như nơi ở của chúng, cả hai đều là nơi cư hú của loài đó.
4. Động vật hằng nhiệt ổn định nhiệt độ cơ thể chủ yếu qua sự thích nghi về hình thái, cấu tạo giải phẫu, hoạt động sính lí của cơ thể và tập tính lẫn tránh nơi có nhiệt độ không phù hợp.
5. Cây ưa sáng có phiến lá mỏng, ít hoặc không có mô giậu, lá nằm ngang.
6. Các loài khác nhau thì phản ứng giống nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.
7. Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp.
8. Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa chúng.
9. Ở sinh vật biến nhiệt, thân nhiệt biến đổi theo môi trường.
Số phát biểu đúng:
Một gen của sinh vật nhân thực chứa 1755 liên kết hiđrô và có hiệu số nuclêôtit loại X với 1 loại nuclêôtit khác là 10%. Trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng khi nói về gen trên?
(1) Chiều dài của gen là 99,45 nm.
(2) Tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của gen là: %A = %T = 30%; %G = %X = 20%.
(3) Số liên kết phôtphođieste nối giữa các nuclêôtit có chứa trong gen là 5848.
(4) Tổng số nuclêôtit loại A và G là : A = T = 1755; G = X = 1170
Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Hai alen A và B thuộc cùng một nhóm liên kết và cách nhau 20cM. Khi cho cơ thể có kiểu gen tự thụ phấn. Theo lý thuyết, kiểu hình ở đời F1 có hai tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ: