Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
- Lần lượt cho dung dịch axit loãng HCl vào từng mẫu thử
+ Mẫu kim loại nào không tan là Cu.
+ Mẫu kim loại nào tan có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là Al, Fe
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Cho dung dịch NaOH vào 2 kim loại còn lại: Al, Fe
Kim loại nào có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là Al, không có hiện tượng gì là Fe
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Na → NaOH → Na2CO3 → Na2SO4 → NaCl
Trình bày tính chất hóa học của axit. Viết phương trình hóa học minh họa.
Biết 2,24 lít khí Cacbonic (đktc) tác dụng hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm thu được là muối trung hòa và nước.
a. Viết phương trình xảy ra.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 cần dùng.
c. Tính khối lượng kết tủa thu được
Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:
HNO3, HCl, BaCl2, NaOH
Hãy giải thích vì sao trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được cho axit đậm đặc vào nước.