Đề kiểm tra học kì 1 chuyên đề Hóa 9 có đáp án_ đề 2
-
643 lượt thi
-
7 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trình bày tính chất hóa học của axit. Viết phương trình hóa học minh họa.
TCHH của axit:
- Axit làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ.
- Axit tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối và nước.
H2SO4 + CaO → CaSO4 + H2O
- Axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước.
H2SO4 + Ca(OH)2 → CaSO4 + 2H2O
- Axit tác dụng với kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hidro.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Axit tác dụng với muối tạo thành muối mới và axit mới.
H2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2HCl
Câu 2:
Hãy giải thích vì sao trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được cho axit đậm đặc vào nước.
Khi axit gặp nước sẽ xảy ra quá trình hidrat hóa, đồng thời sẽ tỏa ra 1 lượng nhiệt lớn. Axit đặc lại nặng hơn nước nên khi cho nước vào axit thì nước sẽ nổi lên trên mặt axit, nhiệt tỏa ra làm cho nước sôi mãnh liệt và bắn tung tóe gây nguy hiểm.
Nếu TCHH không có phương trình thì sẽ không chấm điểm phần đó.
Câu 3:
Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:
HNO3, HCl, BaCl2, NaOH
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
- Nhúng quỳ tím vào 4 mẫu thử:
+ 2 mẫu làm quỳ chuyển đỏ là HNO3 và HCl
+ Mẫu làm quỳ chuyển xanh là NaOH
+ Mẫu không làm quỳ chuyển màu là là BaCl2
- Nhỏ dd AgNO3 lần lượt vào 2 mẫu HNO3 và HCl
+ Mẫu có kết tủa trắng là HCl
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
+ Mẫu không có hiện tượng gì là HNO3
Câu 4:
Phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:
Trích mẫu thử và đánh số thứ tự
- Lần lượt cho dung dịch axit loãng HCl vào từng mẫu thử
+ Mẫu kim loại nào không tan là Cu.
+ Mẫu kim loại nào tan có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là Al, Fe
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
- Cho dung dịch NaOH vào 2 kim loại còn lại: Al, Fe
Kim loại nào có hiện tượng sủi bọt khí không màu không mùi là Al, không có hiện tượng gì là Fe
2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2
Câu 5:
Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
Na → NaOH → Na2CO3 → Na2SO4 → NaCl
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
Na2SO4 + BaCl2 → 2NaCl + BaSO4↓Câu 6:
Trước khi thải phải có hệ thống lọc khí chứa Ca(OH)2 đề hấp thụ khí thải:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O
Ca(OH)2 + SO2 → CaSO3↓ + H2O
Câu 7:
Biết 2,24 lít khí Cacbonic (đktc) tác dụng hết với 200 ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm thu được là muối trung hòa và nước.
a. Viết phương trình xảy ra.
b. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 cần dùng.
c. Tính khối lượng kết tủa thu được
a. Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 + H2O
b. nCO2 = 2,24 / 22,4 = 0,1 mol
Theo pt: nBa(OH)2 = nBaCO3 = nCO2 = 0,1 mol
Vdd = 200ml = 0,2 l
CMBa(OH)2 = n/V = 0,1 / 0,2 = 0,5 M
c. mBaCO3 = 0,1 . 197 = 19,7g