20 Đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử Hay Nhất có đáp án
20 Đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử Hay Nhất có đáp án (đề 13)
-
13723 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong nửa cuối thế kỉ XIX, ai là người đã mạnh dạn dâng lên triều đình bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân đất nước?
Đáp án B
Trong nửa cuối thế kỉ XIX, Nguyễn Trường Tộ là người đã mạnh dạn dâng lên triều đình bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách duy tân đất nước
Câu 2:
NEP là cụm từ viết tắt của
Đáp án A
NEP là cụm từ viết tắt của Chính sách kinh tế mới của nước Nga Xô viết
Câu 3:
Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi đã diễn ra sự kiện gì?
Đáp án C
Số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) là nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.
Câu 4:
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) đã đưa ra chủ trương thành lập
Đáp án D
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 – 1936) đã đưa ra chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương
Câu 5:
Phát xít Nhật tiến hành đảo chính Pháp ở Đông Dương vào thời điểm nào?
Đáp án A
Phát xít Nhật tiến hành đảo chính Pháp ở Đông Dương vào Đêm 9 – 3 – 1945
Câu 6:
Hai hệ thống phòng ngự mà thực dân Pháp tăng cường và thiết lập thông qua kế hoạch Rơve (1949) là
Đáp án A
Hai hệ thống phòng ngự mà thực dân Pháp tăng cường và thiết lập thông qua kế hoạch Rơve (1949) là Hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 và hành lang Đông – Tây.
Câu 7:
Sau những thất bại trong đông – xuân 1953 – 1954, thực dân Pháp tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành
Đáp án B
Sau những thất bại trong đông – xuân 1953 – 1954, thực dân Pháp tập trung mọi cố gắng để xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương.
Câu 8:
Công cuộc đổi mới ở nước ta bắt đầu từ năm nào?
Đáp án C
Công cuộc đổi mới ở nước ta bắt đầu từ năm 1986
Câu 9:
Tên gọi “Liên minh châu Âu” chính thưucs được sử dụng từ năm nào?
Đáp án D
Tên gọi “Liên minh châu Âu” chính thưucs được sử dụng từ năm 1993
Câu 10:
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, đó là
Đáp án A
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ đã mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, đó là kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên CNXH.
Câu 11:
Tổ chức quốc tế bênh vực và bảo vệ cho phong trào cách mạng thế giới là
Đáp án C
Tổ chức quốc tế bênh vực và bảo vệ cho phong trào cách mạng thế giới là Quốc tế Cộng sản.
Câu 12:
Quân đội ta phối hợp với quân dân Lào đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn – 719 tại Đường 9 – Nam Lào (1971), đã
Đáp án A
Quân đội ta phối hợp với quân dân Lào đánh bại cuộc hành quân Lam Sơn – 719 tại Đường 9 – Nam Lào (1971), đã loại khỏi vòng chiến đấu 22 000 tên địch, giữ vững hành lang chiến lược của cách mạng ở Đông Dương
Câu 13:
Trong Cách mạng Tháng Tám 1945, việc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn có ý nghĩa
Đáp án D
Trong Cách mạng Tháng Tám 1945, việc khởi nghĩa giành thắng lợi ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương trong cả nước giành chính quyền.
Câu 14:
Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực nào?
Đáp án A
Đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực Công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
Câu 15:
Qua bảng sau, hãy cho biết nguyên nhân và thành tựu đạt được của nền kinh tế Nhật Bản từ năm 1952 đến năm 1973.
1. Nguyên nhân
2. Thành tựu
a) Trong những năm 1960 – 1969, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của Nhật Bản đạt 10,8%.
b) Nhật Bản đã tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài để phát triển.
c) Nhà nước lãnh đạo và quản lí có hiệu quả.
d) Năm 1968, kinh tế Nhật Bản đã vươn lên đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
e) Người dân Nhật Bản có truyền thống lao động tốt, nhiều khả năng sáng tạo, tay nghề cao và tiết kiệm.
g) Chi phí cho quốc phòng của Nhật Bản thấp nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư cho sản xuất.
h) Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính lớn của thế giới (cùng với Mĩ và Tây Âu).
i) Các công ti Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lí tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
k) Nhật Bản biết áp dụng các thành tự khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm
Đáp án B
1 – b, c, e, g, i, k; 2 – a, d, h.
Câu 16:
Kết nối nhân vật ở cột A sao cho phù hợp nội dung ở cột B.
A | B |
1. Phan Bội Châu 2. Phan Châu Trinh 3. Phạm Hồng Thái 4.Nguyễn Ái Quốc | a) Viết Bản án chế độ thực dân Pháp. b) Mưu sát Toàn quyền Đông Dương Méclanh. c) Khởi xướng phong trào Đông du. d) Chủ trương cải cách dân chủ. |
Đáp án B
1 – c; 2 – d; 3 – b; 4 – a.
Câu 17:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra dưới hình thức nào?
Đáp án D
Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra dưới hình thức Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Câu 18:
Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) của thực dân Pháp đã ảnh hưởng như thế nào đến cuộc kháng chiến của ta?
Đáp án A
Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) của thực dân Pháp đã Làm cho cuộc kháng chiến của ta trở nên khó khăn, phức tạp.
Câu 19:
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông – xuân 1953 – 1954 là
Đáp án B
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xác định phương hướng chiến lược của ta trong đông – xuân 1953 – 1954 là mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu.
Câu 20:
Điều gì khiến Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền BẮc lần thứ nhất?
Đáp án D
Bị thiệt hại nặng nề ở cả hai miền Nam – Bắc trong năm 1968 khiến Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền BẮc lần thứ nhất
Câu 21:
Chiến thắng mở màn của quân và dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là
Đáp án A
Chiến thắng mở màn của quân và dân miền Nam trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ là chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho).
Câu 22:
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta đã buộc Mĩ phảiCuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta đã buộc Mĩ phải
Đáp án C
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta đã buộc Mĩ phải Tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu 23:
Kết quả quan trọng nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (6, 7 – 1976) nước Việt Nam thống nhất là
Đáp án B
Kết quả quan trọng nhất của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (6, 7 – 1976) nước Việt Nam thống nhất là hoàn thành việc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Câu 24:
Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là
Đáp án D
Sự ra đời của chủ nghĩa phát xít trong những năm 30 của thế kỉ XX đưa đến nguy cơ nghiêm trọng nhất là một cuộc chiến tranh thế giới mới sẽ xảy ra.
Câu 25:
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của các yếu tố nào?
Đáp án C
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của Chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
Câu 26:
Thắng lợi nào của quân dân ta đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava?
Đáp án B
Chiến thắng Điện Biên Phủ của quân dân ta đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava
Câu 27:
Trong 15 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta liên tục phát triển, đã
Đáp án D
Trong 15 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta liên tục phát triển, đã góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế - xã hội.
Câu 28:
Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh là
Đáp án B
Điểm giống nhau về chính sách đối ngoại của Nga và Mĩ sau Chiến tranh lạnh là đều ra sức điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình để mở rộng ảnh hưởng.
Câu 29:
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thành tự mà Ấn Độ đạt được về nông nghiệp là gì?
Đáp án A
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, thành tự mà Ấn Độ đạt được về nông nghiệp là thực hiện thành công cuộc “cách mạng xanh”, tự túc được lương thực và hiện nay là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giói.
Câu 30:
Cuộc chiến tranh nào đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe – TBCN và XHCN?
Đáp án D
Chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 – 1975) đã trở thành cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất, phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe – TBCN và XHCN
Câu 31:
Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới vào năm 1997 là
Đáp án A
Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới vào năm 1997 là các nhà khoa học đã tạo ra được con cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính.
Câu 32:
Ý nào không phải là bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931?
Đáp án D
Bài học về tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp không phải là bài học kinh nghiệm của phong trào cách mạng 1930 – 1931
Câu 33:
Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là gì?
Đáp án D
Nét nổi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 là Đảng đã tập hợp được lực lượng chính trị của đông đảo quần chúng và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.
Câu 34:
Điểm giống nhau giữa các chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ là gì?
Đáp án C
Điểm giống nhau giữa các chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ là loại hình chiến tranh thực dân mới nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
Câu 35:
Ý nào không phản ánh đúng mục đích của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 – 1968)?
Đáp án A
“Trả đũa” việc Quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Plâyku không phản ánh đúng mục đích của Mĩ khi tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất (1965 – 1968)
Câu 36:
Câu nói nổi tiếng nào trở thành biểu tượng của tình đoàn kết giữa nhân dân Cuba với nhân dân Việt Nam?
Đáp án B
“Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” là câu nói nổi tiếng nào trở thành biểu tượng của tình đoàn kết giữa nhân dân Cuba với nhân dân Việt Nam?
Câu 37:
Từ sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái cùng với sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng (1930), có thể rút ra luận điểm gì?
Đáp án B
Từ sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái cùng với sự tan rã của Việt Nam Quốc dân đảng (1930), có thể rút ra Khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản không đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc
Câu 38:
Hãy đánh giá vai trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 để chỉ ra điều không phù hợp
Đáp án C
Người đã cùng với Trung ương Đảng vạch ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
Câu 39:
Thông qua các hiệp định, văn bản kí kết với thực dân Pháp trong những năm 1946 – 1954 đã chứng tỏ điều gì về đường lối đối ngoại của Đảng và Chính phủ ta?
Đáp án A
Thông qua các hiệp định, văn bản kí kết với thực dân Pháp trong những năm 1946 – 1954 đã chứng tỏ Thiện chí giải quyết mối quan hệ với Pháp bằng con đường hòa bình.
Câu 40:
Thông qua đoạn trích sau, hãy lựa chọn một phương án thích hợp:
“…Người Mĩ có quyền tự hào về những vinh quang mà nước Mĩ gặt hái được trên mọi phương diện trong suốt tiến trình lịch sử của đất nước mình. Nhưng chiến tranh Việt Nam đã là vết thương hằn sâu trong lòng nước Mĩ, bởi chính nơi đây, niềm kiêu hãnh của đế quốc Hoa Kì đã bị dập tắt bởi dân tộc bé nhỏ mang tên Việt Nam.”
Đáp án A
Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến tranh mà mĩ phải chịu thất bại nặng nề nhất trong lịch sử hơn mấy trăm năm của mình.