20 Đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử Hay Nhất có đáp án
20 Đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử Hay Nhất có đáp án (đề 17)
-
13607 lượt thi
-
40 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết được thành lập vào thời gian nào?
Đáp án B
Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết được thành lập vào Tháng 12-1922
Câu 2:
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trong các nước TBCN, Cộng hoà Liên bang Đức trở thành cường quốc công nghiệp
Đáp án C
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX, trong các nước TBCN, Cộng hoà Liên bang Đức trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ ba (sau Mĩ và Nhật Bản).
Câu 3:
Định ước Henxinki (năm 1975) được ký kết giữa
Đáp án A
Định ước Henxinki (năm 1975) được ký kết giữa 33 nước châu Âu với Mỹ và Canađa.
Câu 4:
Quân Pháp tấn công xâm lược Bắc Kì lần thứ hai dưới sự chỉ huy của
Đáp án B
Quân Pháp tấn công xâm lược Bắc Kì lần thứ hai dưới sự chỉ huy của H. Rivie
Câu 5:
Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, trong xã hội Việt Nam tồn tại hai giai cấp cơ bản là
Đáp án C
Trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, trong xã hội Việt Nam tồn tại hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân.
Câu 6:
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 có sự tham gia của đại biểu các tổ chức cộng sản nào?
Đáp án A
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 có sự tham gia của đại biểu các tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản đảng
Câu 7:
Phương pháp đấu tranh được xác định tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 là
Đáp án A
Phương pháp đấu tranh được xác định tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 là hoạt động bí mật
Câu 8:
Căn cứ địa cách mạng đầu tiên ở nước ta là
Đáp án A
Căn cứ địa cách mạng đầu tiên ở nước ta là căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai.
Câu 9:
Mĩ kí với Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ” (9-1951) nhằm mục đích gì?
Đáp án A
Mĩ kí với Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt – Mĩ” (9-1951) nhằm mục đích Trực tiếp ràng buộc Chính phủ Bảo Đại vào Mĩ.
Câu 10:
Sau đợt 2 quân ta tiến công ở chiến dịch Điện Biên Phủ, Mĩ đã có hành động gì?
Đáp án D
Sau đợt 2 quân ta tiến công ở chiến dịch Điện Biên Phủ, Mĩ Khẩn cấp viện trợ cho Pháp và đe doạ ném bom nguyên tử xuống Điện Biên Phủ.
Câu 11:
Sau Hiệp định Pari (1973), tình hình nổi bật ở miền Nam là gì?
Đáp án A
Sau Hiệp định Pari (1973), tình hình nổi bật ở miền Nam là Quân Mĩ và quân đồng minh của Mĩ rút khỏi nước ta
Câu 12:
Hiệp ước Bali (2-1976) có nội dung cơ bản là gì?
Đáp án B
Hiệp ước Bali (2-1976) có nội dung cơ bản là các định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước ASEAN
Câu 13:
Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ giữ thái độ "trung lập" vì
Đáp án A
Trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ giữ thái độ "trung lập" vì muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe tham chiến.
Câu 14:
Vai trò của Thiên hoàng được quy định như thế nào trong Hiến pháp mới của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
Đáp án D
Vai trò của Thiên hoàng mang tính tượng trưng và không còn quyền lực đối với Nhà nước.
Câu 15:
Các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm mục đích gì?
Đáp án C
Các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật diễn ra trong lịch sử đều nhằm Giải quyết những đòi hỏi của cuộc sống, sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người
Câu 16:
Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số một thế giới vào thời điểm nào?
Đáp án A
Nhật Bản trở thành siêu cường tài chính số một thế giới vào Thập kỉ 70 của thế kỉ XX
Câu 17:
Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là
Đáp án C
Tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh chính trị do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là độc lập và tự do.
Câu 18:
Nhiệm vụ cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là
Đáp án A
Nhiệm vụ cách mạng được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập, tự do.
Câu 19:
Trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939, phong trào tiêu biểu nhất là
Đáp án A
Trong cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939, phong trào tiêu biểu nhất là phong trào Đông Dương Đại hội.
Câu 20:
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Đáp án D
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (1951) Đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo cách mạng và trưởng thành của Đảng ta, thúc đẩy kháng chiến tiến lên.
Câu 21:
Trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954), âm mưu của Mỹ đối với các nước Đông Dương là gì?
Đáp án B
Trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945 – 1954), âm mưu của Mỹ đối với các nước Đông Dương là Từng bước thay chân Pháp độc chiếm Đông Dương.
Câu 22:
Kế hoạch mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ từ sau khi Pháp đánh mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ là
Đáp án B
Kế hoạch mới của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ từ sau khi Pháp đánh mất quyền chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ là kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
Câu 23:
Thắng lợi quan trọng trong công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954 - 1957) là
Đáp án D
Thắng lợi quan trọng trong công cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc (1954 - 1957) là khẩu hiệu “người cày có ruộng” trở thành hiện thực
Câu 24:
Ý nghĩa lịch sử của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là gì?
Đáp án D
Ý nghĩa lịch sử của cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 là Buộc Mỹ tuyên bố “Mĩ hoá” trở lại chiến tranh xâm lược, tức là phải thừa nhận thất bại của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Câu 25:
Sự kiện diễn ra ở Việt Nam, là một khâu trong “chiến lược toàn cầu” của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án B
Sự kiện diễn ra ở Việt Nam, là một khâu trong “chiến lược toàn cầu” của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh Việt Nam 1954 – 1975.
Câu 26:
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), thắng lợi nào đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi?
Đáp án D
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954), Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi
Câu 27:
Ý không phản ánh đúng mục đích thành lập của tổ chức Liên hợp quốc là
Đáp án D
Ý không phản ánh đúng mục đích thành lập của tổ chức Liên hợp quốc là nhất thể hoá sự phát triển kinh tế – văn hoá thế giới.
Câu 28:
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đã tạo bước ngoặt căn bản cho cuộc đấu tranh nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao vì
Đáp án C
Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) đã tạo bước ngoặt căn bản cho cuộc đấu tranh nhân dân ta trên mặt trận ngoại giao vì buộc Mĩ phải đến đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Câu 29:
Sự kiện nào có ý nghĩa bước ngoặt về tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc?
Đáp án B
Đọc Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin ý nghĩa bước ngoặt về tư tưởng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc
Câu 30:
Ý nào không phải là điểm chung của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Lào, Campuchia, Việt Nam trong những năm 1946 – 1954?
Đáp án C
Ý không phải là điểm chung của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân Lào, Campuchia, Việt Nam trong những năm 1946 – 1954 là Nhận sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
Câu 31:
Sự kiện nào đánh dấu sự chuyển biến về chất của phong trào công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX?
Đáp án B
Sự kiện bãi công của công nhân Ba Son– Sài Gòn (8–1925) đánh dấu sự chuyển biến về chất của phong trào công nhân Việt Nam đầu thế kỉ XX
Câu 32:
Để có được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã trải qua các cuộc tập dượt, các phong trào
Đáp án C
Để có được thắng lợi nhanh chóng và ít đổ máu trong Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân ta đã trải qua các cuộc tập dượt, các phong trào 1930 – 1931, 1936 – 1939, 1939 – 1945.
Câu 33:
Để giải quyết khó khăn ở Đông Dương, thực dân Pháp thực hiện nhiều biện pháp, ngoại trừ
Đáp án D
Để giải quyết khó khăn ở Đông Dương, thực dân Pháp thực hiện nhiều biện pháp, ngoại trừ thay đổi nội các Chính phủ Bảo Đại.
Câu 34:
Thắng lợi của quân dân miền Nam ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) và hai mùa khô (đông-xuân 1965 – 1966 và đông - xuân 1966 – 1967) chứng tỏ
Đáp án A
Thắng lợi của quân dân miền Nam ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) và hai mùa khô (đông-xuân 1965 – 1966 và đông - xuân 1966 – 1967) chứng tỏ lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mĩ.
Câu 35:
Điểm khác nhau cơ bản của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là gì?
Đáp án D
Điểm khác nhau cơ bản của chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” so với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.
Câu 36:
Sai lầm lớn nhất của nhà nước Liên Xô và các nước Đông Âu khi tiến hành cải tổ hoặc điều chỉnh sự phát triển kinh tế là gì?
Đáp án B
Sai lầm lớn nhất của nhà nước Liên Xô và các nước Đông Âu khi tiến hành cải tổ hoặc điều chỉnh sự phát triển kinh tế là Thực hiện đa nguyên đa đảng (cho phép nhiều đảng phái cùng tham gia hoạt động).
Câu 37:
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, những giai cấp, tầng lớp nào được xác định là lực lượng cách mạng và vẫn tiếp tục khẳng định vai trò trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
Đáp án C
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, những giai cấp, tầng lớp công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức được xác định là lực lượng cách mạng và vẫn tiếp tục khẳng định vai trò trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay
Câu 38:
Thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 được xác định tồn tại trong khoảng thời gian nào?
Đáp án D
Thời cơ của Cách mạng tháng Tám năm 1945 được xác định tồn tại từ khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh kéo vào nước ta để giải giáp quân Nhật.
Câu 39:
Việt Nam ký Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do
Đáp án D
Việt Nam ký Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là do căn cứ vào tương quan lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế của thế giới là giải quyết các vấn đề chiến tranh bằng thương lượng.
Câu 40:
Trong nội dung của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, điều khoản nào có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam?
Đáp án D
Trong nội dung của Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam, Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân các nước đồng minh, huỷ bỏ các căn cứ quân sự, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam