20 Đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử Hay Nhất có đáp án
20 Đề luyện thi thpt quốc gia môn Lịch Sử Hay Nhất có đáp án (đề 15)
-
13729 lượt thi
-
39 câu hỏi
-
50 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917, ở nước Nga xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, đó là
Đáp án B
Sau Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917, ở nước Nga xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại, đó là Chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính
Câu 2:
hong trào dân chủ ở Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 đã tập hợp đông dảo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống
Đáp án A
Phong trào dân chủ ở Đông Dương trong những năm 1936 – 1939 đã tập hợp đông dảo các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống bọn phản động thuộc địa và chủ nghĩa phát xít
Câu 3:
Theo hiệp ước Giáp Tuất (1874) được kí kết giữa triều đình Huế và Pháp, quân Pháp
Đáp án A
Theo hiệp ước Giáp Tuất (1874) được kí kết giữa triều đình Huế và Pháp, quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì
Câu 4:
Liên minh chống phát xít (hình thành năm 1942), được gọi là
Đáp án D
Liên minh chống phát xít (hình thành năm 1942), được gọi là phe Đồng minh.
Câu 5:
Năm 1993, ở Nam Phi diễn ra sự kiện lịch sử nổi bật nào?
Đáp án A
Năm 1993, ở Nam Phi Ban bố Hiến pháp, chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc
Câu 6:
Tổng thống đề ra “chiến lược toàn cầu” của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án B
Tổng thống đề ra “chiến lược toàn cầu” của Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai là H.Truman.
Câu 7:
Những ngành nào được Pháp đầu tư vốn nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
Đáp án B
Khai thác mỏ than và đồn điền cao su được Pháp đầu tư vốn nhiều nhất trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương
Câu 8:
Sự kiện mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp là
Đáp án D
Sự kiện mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai của thực dân Pháp là Đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và Cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn (23-9-1945).
Câu 9:
Nội dung Hiệp đinh Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương quy định ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm
Đáp án C
Nội dung Hiệp đinh Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương quy định ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến
Câu 10:
Địa phương cuối cùng của nước ta giành được chính quyền trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 là
Đáp án D
Địa phương cuối cùng của nước ta giành được chính quyền trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945 là Hà Tiên, Đồng Nai Thượng.
Câu 11:
Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, quân ta đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở
Đáp án C
Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, quân ta đẩy mạnh các hoạt động quân sự ở đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.
Câu 12:
Trong những năm 1996 – 2000, ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là
Đáp án A
Trong những năm 1996 – 2000, ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta là gạo, cà phê và thủy sản.
Câu 13:
Người có công đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) là
Đáp án C
Người có công đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) là Ph.Rudơven.
Câu 14:
Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của
Đáp án B
Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là của Nguyễn Trung Trực
Câu 15:
Năm 1956, Nhật Bản đạt được thành tựu nổi bật nào trên lĩnh vực đối ngoại?
Đáp án C
Năm 1956, Nhật Bản bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Liên Xô, là thành viên của Liên hợp quốc.
Câu 16:
Ý nào đúng để hoàn thiện đoạn dữ liệu sau về chủ trương của ta trong Chiến cuộc Đông – Xuân 1953 – 1954?
“Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào …...…………... mà địch tương đối yếu, nhằm …...…………..., giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng phải …...…………..., đối phó với ta trên những địa bản xung yếu mà chúng không thể bỏ…”
Đáp án B
những hướng quan trọng về chiến lược ….. tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch….. bị động phân tán lực lượng.
Câu 17:
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến nền kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạnh suy thoái cuối những năm 70 – đầu những năm 80 của thế kỉ XX là gì?
Đáp án B
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến nền kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạnh suy thoái cuối những năm 70 – đầu những năm 80 của thế kỉ XX là Liên Xô chậm sửa đổi và thích ứng với tình hình mới.
Câu 18:
Biến đổi quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
Đáp án A
Biến đổi quan trọng nhất ở khu vực Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là từ thân phận là nước thuộc địa, các nước đã trở thành quốc gia độc lập, tự chủ.
Câu 19:
Nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava là
Đáp án B
Nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của Tổ chức Hiệp ước Vácsava là tăng cường sức mạnh phòng thủ của các nước XHCN ở châu Âu
Câu 20:
Trong phong trào cách mạng Việt Nam những năm 1919 – 1925, sự kiện nào theo khuynh hướng vô sản?
Đáp án C
Bãi công của công nhân xưởng đóng tàu Ba Son theo khuynh hướng vô sản
Câu 21:
Nhiệm vụ cách mạng trong thời kì 1936 – 1939 được Đảng ta xác định là gì?
Đáp án C
Nhiệm vụ cách mạng trong thời kì 1936 – 1939 được Đảng ta xác định là Chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình
Câu 22:
Nguyên nhân thực dân Pháp kí Hiệp ước Hoa – Pháp với Trung Hoa Dân quốc đầu năm 1046 là gì?
Đáp án B
Nguyên nhân thực dân Pháp kí Hiệp ước Hoa – Pháp với Trung Hoa Dân quốc đầu năm 1046 là Muốn thỏa hiệp với Trung Hoa Dân quốc để được thế chân ở miền Bắc Việt Nam.
Câu 23:
Công cụ chiến lược của Mĩ trong âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới giai đoạn 1961 – 1965 là
Đáp án A
Công cụ chiến lược của Mĩ trong âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới giai đoạn 1961 – 1965 là chính quyền và quân đội Sài Gòn.
Câu 24:
Mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) của nước ta là gì?
Đáp án D
Mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm (1986 – 1990) của nước ta là Thực hiện Ba chương trình kinh tế lớn (lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu).
Câu 25:
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt bắt thu – đông năm 1947 của quân dân ta là gì?
Đáp án D
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Việt bắt thu – đông năm 1947 của quân dân ta là Đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước sang giai đoạn mới
Câu 26:
Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là
Đáp án A
Ý nghĩa quan trọng nhất của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là mở đầu kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
Câu 27:
Hình thức mặt trận dân tộc cao nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1945 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là
Đáp án B
Hình thức mặt trận dân tộc cao nhất của cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1945 do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo là Mặt trận Việt Nam Độc lập đồng minh.
Câu 28:
Thuận lợi cơ bản nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là gì?
Đáp án A
Thuận lợi cơ bản nhất của nước ta sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 là Dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, Đảng ta được “tôi luyện” và có lãnh tụ thiên tài
Câu 29:
Từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946, để đối phó với thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc, sách lược của Đảng là
Đáp án A
Từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946, để đối phó với thực dân Pháp và quân Trung Hoa Dân quốc, sách lược của Đảng là hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc ở ngoài Bắc, kiên quyết chống thực dân Pháp xâm lược ở miền Nam
Câu 30:
Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương lần đầu tiên được một hội nghị quốc tế nào ghi nhận ?
Đáp án A
Quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương lần đầu tiên được Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương ghi nhận
Câu 31:
Điểm khác của Chiến tranh lạnh so với các cuộc chiến tranh thế giới đã diễn ra trong thế kỉ XX là
Đáp án C
Điểm khác của Chiến tranh lạnh so với các cuộc chiến tranh thế giới đã diễn ra trong thế kỉ XX là diễn ra trên mọi lĩnh vực, ngoại trừ xung đột trực tiếp về quân sự giữa hai siêu cường (Mĩ và Liên Xô).
Câu 32:
Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Pháp chú trọng khai thác than và đồn điền cao su trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương?
Đáp án D
Đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất ở Đông Dương không phải là nguyên nhân khiến Pháp chú trọng khai thác than và đồn điền cao su trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Đông Dương
Câu 33:
Ý nào không phản ánh đúng thực chất của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam?
Đáp án C
Kết hợp mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn không phản ánh đúng thực chất của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” mà Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam
Câu 34:
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ năm 1963 là gì?
Đáp án D
Nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho chính quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ năm 1963 là Mỹ và tay sai lo sợ trước những thắng lợi vang dội của quân và dân miền Nam trên tất cả các mặt trận
Câu 35:
Có thể vận dụng những nội dung về nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề nào của đất nước ta hiện nay?
Đáp án C
Có thể vận dụng những nội dung về nguyên tắc hoạt động của Liên Hợp Quốc để giải quyết vấn đề chủ quyền biên giới, biển, hải đảo và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 36:
Ý nào nhận xét đúng về cách xác định nhiệm vụ cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng?
Đáp án A
Nhiệm vụ cách mạng trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là Bao hàm cả nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc được đặt lên hàng đầu
Câu 37:
Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là?
Đáp án D
Bài học kinh nghiệm quan trọng nhất trong chỉ đạo khởi nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 của Đảng là Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, kịp thời chớp thời cơ Tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
Câu 38:
Giữa các kế hoạch Rơve (1949) Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) và Nava (1953) của thực dân Pháp đều có những điểm chung, ngoại trừ
Đáp án C
Giữa các kế hoạch Rơve (1949) Đờ Lát đơ Tátxinhi (1950) và Nava (1953) của thực dân Pháp đều có những điểm chung, ngoại trừ nhằm phô trương thanh thế cho chính quyền tay sai
Câu 39:
Những mốc lớn đánh dấu thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX là?
Đáp án A
Những mốc lớn đánh dấu thắng lợi từng bước của nhân dân ta trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thế kỷ XX là Cách mạng tháng tám (1945), Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954), Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân (1975)