Thứ năm, 14/11/2024
IMG-LOGO

30 Đề thi thử THPTQG môn Sinh Học chuẩn cấu trúc có lời giải chi tiết (Đề số 15)

  • 18751 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trên một cây, cơ quan nào có thế nước cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án C.

Trên một cây, cơ quan có thế nước cao nhất là lông hút ở rễ, cơ quan có thế nước thấp nhất là lá cây (thế nước giảm dần từ rễ đến lá cây).


Câu 2:

Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?

Xem đáp án

Đáp án A.

Cơ quan tương đồng là những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thế, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nên có kiểu cấu tạo giống nhau


Câu 3:

Hiện tượng con đực mang cặp NST giới tính XX còn con cái mang cặp NST giới tính XY được gặp ở?

Xem đáp án

Đáp án A


Câu 4:

Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể?

Xem đáp án

Đáp án A.

Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. Cá ở Hồ Tây sẽ bao gồm nhiều loài khác nhau


Câu 6:

Kích thước quần thể phụ thuộc vào

Xem đáp án

Đáp án C


Câu 7:

Vai trò của vùng khởi động trong cấu trúc operon Lac là

Xem đáp án

Đáp án D.

Các thành phần của operon Lac:

Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): nằm kề nhau, có liên quan với nhau về chức năng.

Vùng vận hành (O): là đoạn mang trình tự nu đặc biệt, là nơi bám của protein ức chế ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc.

Vùng khởi động (P): nơi bám của enzim ARN-polimeraza khởi đầu phiên mã.

Gen điều hòa (R): không thuộc thành phần của operon nhưng đóng vai trò quan trọng trong điều hòa hoạt động các gen của operon qua việc sản xuất protein ức chế.


Câu 9:

Theo lí thuyết, một tế bào sinh tinh có kiểu gen AbaB sẽ tạo ra giao tử aB với tỉ lệ bao nhiêu? Cho biết khoảng cách giữa hai gen A và B là 40cM?

Xem đáp án

Đáp án C.

Nếu tế bào đó không xảy ra hoán vị gen thì giao tử aB được tạo ra có tỉ lệ bằng 50%.

Nếu tế bào có xảy ra hoán vị gen thì sẽ cho 4 loại giao tử AB = ab = aB = Ab = 25%. (chỉ có 1 tế bào sinh tinh nên 4 loại giao tử tạo ra luôn có tỉ lê 1:1:1:1).


Câu 11:

Cho biết gen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; kiểu gen Aa quy định hoa hồng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có hai loại kiểu hình?

Xem đáp án

Đáp án D.

Phép lai AA×aa ® 100% Aa, có 1 loại kiểu hình.

Phép lai Aa×Aa ®25% AA (hoa đỏ); 50% Aa (hoa hồng); 25% aa (hoa trắng), có 3 loại kiểu hình.

Phép lai AA×AA ® 100% AA (hoa đỏ), có 1 loại kiểu hình.

Phép lai Aa×aa ® 50% Aa (hoa hồng); 50% aa (hoa trắng), có 2 loại kiểu hình.


Câu 12:

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen nhất?

Xem đáp án

Đáp án A.

Phép lai AaBb×aabb ® 4 loại kiểu gen.

Các phép lai (AAbb×aaBB) và (AABB×aabb) cho 1 loại kiểu gen. Phép lai (AAbb×aaBb) cho 2 loại kiểu gen


Câu 15:

Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, các loài lưỡng cư xuất hiện ở kì nào?

Xem đáp án

Đáp án D.

Các loài lưỡng cư xuất hiện ở kì Đêvôn thuộc đại Cổ sinh trong quá trình phát triển của sinh giới qua các đại địa chất


Câu 16:

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai?

Xem đáp án

Đáp án B.

Ý A sai do chỉ những tổ hợp nhất định mới tạo ra ưu thế lai.

Ý C sai do con lai F1 có ưu thế lai cao không được sử dụng làm giống.

Ý D sai do ưu thế lai biểu hiện ở đời F1  và giảm dần ở các đời tiếp theo.

STUDY TIP

Ưu thế lai là thuật ngữ chỉ hiện tượng cơ thể lai (F1) xuất hiện những phẩm chất ưu tú, vượt trội so với bố mẹ chẳng hạn như có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu bệnh tật tốt, năng suất cao, thích nghi tốt.


Câu 18:

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi

Xem đáp án

Đáp án C.

Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, nguồn sống dồi dào.


Câu 19:

Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?

Xem đáp án

Đáp án D.

CLTN tác động trực tiếp lên kiểu hình, gián tiếp lên kiểu gen, qua đó làm thay đổi tần số alen của quần thể.

STUDY TIP

CLTN là nhân tố tiến hóa có hướng, quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng đào thải những kiểu gen có hại quy định kiểu hình không thích ứng với môi trường sống.


Câu 20:

Ở cà độc dược (2n =24), người ta đã phát hiện được các dạng thể ba ở cả 12 cặp NST. Các thể ba này

Xem đáp án

Đáp án A.

Các thể ba này có bộ NST 2n+1 (có 12 kiểu) ® có số lượng NST trong tế bào xoma giống nhau (cùng bằng 13) và có kiểu hình khác nhau (mỗi loại thể ba ở những cặp NST khác nhau sẽ biểu hiện kiểu hình khác nhau)


Câu 22:

Cho các phát biểu sau về hệ quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:

I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.

II. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

III. Làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

IV. Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc trên NST đó.

Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể có thể gây nên bao nhiêu hệ quả?

Xem đáp án

Đáp án C.

Các phát biểu số I, II, III đúng.

Đột biến đảo đoạn là 1 đoạn NST đứt ra, đảo 180o rồi gắn lại vào NST đó.

Đảo đoạn dẫn tới các hệ quả sau:

Làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST.

Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.

Làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu tạo nên NST đó.


Câu 23:

Cho các loài động vật thuộc các lớp: Côn trùng, lưỡng cư, cá, chim, giáp xác. Cho các phát biểu sau:

I. Lưỡng cư chỉ hô hấp bằng da.

II. Loài hô hấp được như ống khí hoặc khí quản thuộc lớp cá.

III. Các loài thuộc lớp bò sát, chim, thú hô hấp bằng phổi.

IV. Các loài thuộc lớp côn trùng, giáp xác, cá hô hấp bằng mang.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Đáp án C.

Chỉ có phát biểu số III đúng.

I sai, lưỡng cư hô hấp bằng da và phổi.

II sai, loài hô hấp được như ống khi hoặc khí quản thuộc lớp côn trùng. Lớp cá hô hấp bằng mang.

IV sai, chỉ có lớp cá và giáp xác hô hấp bằng mang. (Giáp xác thấp không có cơ quan hô hấp riêng biệt mà hô hấp qua bề mặt cơ thể). Côn trùng hô hấp bằng hệ thống ống khí.


Câu 24:

Khi nói về con đường cố định CO2 ở thực vật CAM, có bao nhiêu phát biểu dưới đây là không đúng?

I. Chất nhận CO2 đầu tiên cũng là PEP và sản phẩm cố định đầu tiên cũng là AOA như thực vật C4.

II. Vào ban đêm, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra, kết quả hình thành ATP, NADPH và giải phóng oxi.

III. Vào ban đêm, độ pH của tế bào tăng lên do sự tích lũy malat tăng lên tạm thời.

IV. Sự tái tạo chất nhận PEP diễn ra vào ban ngày.

Xem đáp án

Đáp án B.

Có hai phát biểu không đúng là II và III

Điều khác biệt của thực vật CAM so với thực vật khác là sự phân định về thời gian của quá trình cố định CO2 và khử CO2. Vào ban đêm, khi nhiệt độ không khí giảm xuống thì khí khổng mở ra để thoát hơi nước và CO2 sẽ xâm nhập vào lá qua khí khổng mở và quá trình cố định CO2 cũng được xảy ra. Chất nhận CO2 đầu tiên cũng là PEP và sản phẩm đầu tiên cũng là AOA như cây C4. Phán ứng cacboxyl này diễn ra trong lục lạp.

AOA sẽ chuyển hóa thành malat (cũng là hợp chất 4C). Malat sẽ được vận chuyển đến dự trữ ở dịch bào và cả tế bào chất. Do đó mà pH của tế bào giảm xuống từ 6 đến 4 (axit hóa).

Vào ban ngày, khí khổng đóng lại và CO2 không thể xâm nhập vào lá và quá trình cố định CO2 không diễn ra. Do đó, chỉ có quá trình khử CO2 diễn ra vào ban ngày. Trong đó, có 3 hoạt động diễn ra đồng thời trong lục lạp đó là:

+ Hệ thống quan hóa hoạt động. Khi có ánh sáng thì hệ sắc tố quang hợp hấp thu ánh sáng và pha sáng của quang hợp diễn ra. Kết quả là hình thành nên ATP, NADPH, O2. ATP và NADPH sẽ được sử dụng cho quá trình khử CO2 trong pha tối.

+ Malat bị phân hủy, giải phóng CO2 để cung cấp cho chu trình C3, còn axit piruvic được biến đổi thành chất nhận CO2 là PEP.

+ Thực hiện chu trình C3 như các thực vật khác để tổng hợp nên các chất hữu cơ cho cây.

STUDY TIP

Như vậy, con đường quang hợp ở thực C4 và CAM giống nhau ở phảng ứng cố định và khử CO2 (chất nhận CO2, enzim cacboxyl hóa và sản phẩm đầu tiên của quang hợp). Sự khác nhau cơ bản giữa hai nhóm thực vật này là chúng phân biệt về thời gian và không gian của quá trình cố định CO2 và khử CO2


Câu 25:

Khi nói về đột biến gen, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Đột biến gen có thể được phát sinh trong quá trình nhân đôi ADN hoặc khi gen phiên mã.

II. Đột biến gen có thể được phát sinh ngay cả khi không có tác nhân gây đột biến.

III. Mức độ ảnh hưởng của đột biến gen đến cơ thể mang gen đột biến phụ thuộc vào cường độ, liều lượng, và loại tác nhân gây nên đột biến.

IV. Đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X không thể biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết thúc.

Xem đáp án

Đáp án A.

Có hai phát biểu đúng là II và IV.

I sai: quá trình phiên mã không làm phát sinh đột biến gen.

II đúng: đột biến gen có thể được phát sinh ngay khi không có tác nhân gây đột biến. Khi đó, những rối loạn sinh lý nội bào hoặc sự kết cặp nhầm của enzim ADN polimerase sẽ có thể dẫn đến phát sinh đột biến gen.

III sai: mức độ ảnh hưởng của đột biến gen đến cơ thể mang gen đột biến phụ thuộc vào tổ hợp gen và điều kiện môi trường.

IV đúng: đột biến thay thế cặp A – T bằng cặp G – X không thể biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết thúc. Các bộ ba kết thúc trên mARN là 5’UAA3’; 5’UGA3’; 5’UAG3’  các triplet tương ứng trên mạch gốc của gen là 3’ATT5’; 3’AXT5’; 3’ATX5’. Do đó, đối với triplet ATT thì không thể được tạo ra khi thay thế cặp AT bằng GX. Còn đối với trường hợp hai triplet AXT và ATX chỉ được tạo ra khi thay cặp AT bằng GX từ ATT, mà ATT khi phiên mã sẽ cho ra codon UAA trên mARN, đây là bộ ba kết thúc


Câu 27:

Ở một loài lưỡng bội, xét cặp alen D và d. Alen D có nucleotit loại A là 270; alen d có số nucleotit loại A là 540. Người ta thấy có một tế bào có tổng số nucleotit loại T có trong alen D và d là 1080. Từ kết quả trên, có các kết luận về kiểu gen của tế bào này như sau:

I. Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng hình thức nguyên phân.

II. Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng lai xa kết hợp với đa bội hóa.

III. Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội lẻ.

IV. Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội chẵn.

V. Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra do đột biến lệch bội.

Xem đáp án

Đáp án B.

Theo giả thiết: alen D có số nu loại A là 270; alen d có số nu loại A là 540.

Một tế bào có tổng số nu loại T trong alen D và d là 1080 (A=T).

Ta có các trường hợp:

TH1: 1080 = 270.4 ® kiểu gen của tế bào là DDDD.

TH2: 1080 = 270.2 + 540 ® kiểu gen: DDd.

TH3: 1080 = 540.2 ® kiểu gen là dd.

Xét các kết luận của đề bài:

I đúng, vì nếu tế bào lưỡng bội ban đầu là dd, qua nguyên phân tạo ra tế bào dd.

II sai, vì lai xa là phép lai giữa hai loài khác nhau, mà đề bài ở đây là một loài lưỡng bội.

III đúng, vì trường hợp tế bào có kiểu gen DDd có thể hình thành do cơ thể P ban đầu là DDxdd. Cơ thể DD giảm phân tạo giao tử DD, cơ thể dd giảm phân tạo giao tử d, sự kết hợp giữa hai giao tử này tạo cơ thể đao bội lẻ DDd.

IV đúng, vì trường hợp tế bào có kiểu gen DDDD có thể hình thành do cơ thể P ban đầu DDxDD. Cả 2 cơ thể này đều rối loạn giảm phân cho giao tử DD do đó qua thụ tinh hình thành tế bào DDDD.

V đúng, vì cơ thể DDd có thể coi là 2n+1, cơ thể DDDD có thể coi là 2n+2. Các dạng này có thể được tạo ra do đột biến lệch bội


Câu 29:

Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, xét các phát biểu sau đây:

I. Khi không xảy ra đột biến, không có CLTN, không có di – nhập gen, nếu thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể có biến đổi thì đó là lí do tác động của các yếu tố ngẫu nhiên.

II. Một quần thể đang có kích thước lớn nhưng do các yếu tố thiên tai hoặc bất kì các yếu tố nào khác làm giảm kích thước của quần thể một cách đáng kể thì những cá thể sống sót có thể có vốn gen khác biệt hẳn với vốn gen của quần thể ban đầu.

III. Với quần thể có kích thước càng lớn thì các yếu tố ngẫu nhiên càng dễ làm thay đổi tần số alen của quần thể và ngược lại.

IV. Kết quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên thường dẫn tới làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền và có thể dẫn tới làm suy thoái quần thể.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

Xem đáp án

Đáp án A.

Có 3 phát biểu đúng là I, II và IV.

Phát biểu III sai: Khi kích thước quần thể càng nhỏ thì số lượng cá thể càng ít nên sự giảm số lượng cá thể bởi các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen mạnh hơn so với khi quần thể có số lượng cá thể lớn.

STUDY TIP

Hiệu quả tác động của các yếu tố ngẫu nhiên phụ thuộc vào kích thước quần thể. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen không theo một hướng xác định và thường làm giảm sự đa dạng di truyền quần thể


Câu 30:

Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Trong diễn thể nguyên sinh, tổng sản lượng sinh vật được tăng lên.

II. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng.

III. Trong diễn thế nguyên sinh, tính đa dạng về loài tăng.

IV. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn trong diễn thế.

Xem đáp án

Đáp án D.

Có 3 phát biểu đúng là I, III và IV.

Diễn thế nguyên sinh diễn ra ở môi trường chưa có sinh vật sống, kết quả hình thành một quần xã tương đối ổn định, độ đa dạng loài cao. Do có tính đa dạng loài cao nên ổ sinh thái của mỗi loài bị thu hẹp dần trong diễn thế


Câu 31:

Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Hai loài có ổ sinh thái trùng nhau thì cạnh tranh với nhau.

II. Cùng một nơi ở luôn chỉ chứa một ổ sinh thái.

III. Cạnh tranh khác loài là nguyên nhân làm thu hẹp ổ sinh thái của mỗi loài.

IV. Cạnh tranh cùng loài là nguyên nhân chính làm mở rộng ổ sinh thái của mỗi loài.

Xem đáp án

Đáp án C.

Có 3 phát biểu đúng là I, III và IV.

I đúng: Hai loài có ổ sinh thái trùng nhau thì sẽ cạnh tranh với nhau. Sự cạnh tranh càng gay gắt nếu hai ổ sinh thái của hai loài giao nhau càng nhiều và ngược lại.

II sai: Vì một nơi ở sẽ có nhiều loài và các loài sẽ có sự phân li ổ sinh thái dẫn đến một nơi ở có thể có nhiều ổ sinh thái.

III đúng: Khi xảy ra cạnh tranh khác loài thì mỗi loài có xu hướng thu hẹp ổ sinh thái để giảm sự cạnh tranh.

IV đúng: Khi xảy ra sự cạnh tranh cùng loài, các cá thể trong quần thể có xu hướng mở rộng phân bố để giảm sự cạnh tranh, dẫn đến ổ sinh thái của loài cũng được mở rộng.


Câu 32:

Lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn được mô tả như sau: Các loài cây là thức ăn của sâu đục thân, sâu hại quả, chim ăn hạt, côn trùng cánh cứng ăn vỏ cây và một số loài động vật ăn rễ cây. Chim sâu ăn côn trùng cánh cứng, sâu đục thân và sâu hại quả. Chim sâu và chim ăn hạt đều là thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn. Động vật ăn rễ cây là thức ăn của rắn, thú ăn thịt và chim ăn thịt cỡ lớn. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 3 chuỗi thức ăn mà mỗi chuỗi chỉ có tối đa 3 mắt xích.

II. Nếu số lượng rắn bị giảm mạnh thì số lượng chim ăn thịt cỡ lớn và thú ăn thịt sẽ tăng.

III. Chim ăn thịt cỡ lớn có thể là bậc dinh dưỡng cấp 3, cũng có thể là bậc dinh dưỡng cấp 4.

IV. Các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có ổ sinh thái trùng nhau một phần.

Xem đáp án

Đáp án C.

Có 3 phát biểu đúng là II, III và IV.

Dựa vào mô tả nói trên, chúng ta vẽ được lưới thức ăn:

I sai: Vì chuỗi thức ăn có 3 mắt xích có 4 chuỗi:

Cây ® chim ăn hạt ® chim ăn thịt cỡ lớn (có 3 mắt xích).

Cây ® động vật ăn rễ cây ® chim ăn thịt cỡ lớn ( có 3 mắt xích).

Cây ® động vật ăn rễ cây ® rắn (có 3 mắt xích).

Cây ® động vật ăn rễ cây ® thú ăn thịt (có 3 mắt xích).

II đúng: Vì khi số lượng rắn giảm thì sự cạnh tranh về nguồn thức ăn của chim ăn thịt cỡ lớn và thú ăn thịt giảm. Nên số lượng chim ăn thịt cỡ lớn và thú ăn thịt sẽ tăng.

III đúng: Trong chuỗi thức ăn có 4 mắt xích (như cây ® côn trùng cánh cứng ® chim sâu ® chim ăn thịt cỡ lớn) thì thú ăn thịt cỡ lớn thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4; còn trong chuỗi thức ăn có 3 mắt xích (như: cây ® chim ăn hạt ® chim ăn thịt cỡ lớn) thì chim ăn thịt cỡ lớn thuộc bậc dinh dưỡng cấp 4.

IV đúng: Vì các loài sâu đục thân, sâu hại quả, động vật ăn rễ cây và côn trùng cánh cứng có sự phân hóa ổ sinh thái (mỗi loài ăn một bộ phận khác nhau của cây) nhưng đều sử dụng cây làm thức ăn.


Câu 33:

Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu dưới đây?

I. Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, cạnh tranh giữa các cá thể cũng như ô nhiễm, bệnh tật tăng cao, dẫn tới một số cá thể di cư khỏi quần thể và mức tử vong cao.

II. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu đến giá trị tối đa và sự dao động này là khác nhau giữa các loài.

III. Kích thước của quần thể (tính theo số lượng cá thể) luôn tỉ lệ thuận với kích thước của cá thể trong quần thể.

IV. Nếu kích thước của quần thể vượt qua mức tối đa, quần thể sẽ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn tới diệt vong.

Xem đáp án

Đáp án A.

Chỉ có phát biểu số II đúng.

I sai: Khi kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu thì cạnh tranh giữa các cá thể giảm, không dẫn đến hiện tượng di cư các cá thể trong quần thể.

III sai: Kích thước cá thể trong quần thể tỉ lệ nghịch với kích thước quần thể (số lượng cá thể trong quần thể).

IV sai: Nếu quần thể đạt mức tối đa thì cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng, những cá thể có sức cạnh tranh kém sẽ nhanh chóng tách bầy, số lượng cá thể trong quần thể giảm xuống, giảm sự cạnh tranh và quần thể có thể không bị diệt vong.


Bắt đầu thi ngay