Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Sinh học Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản (P3)

  • 11153 lượt thi

  • 35 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Dựa trên hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Hình vẽ mô tả sơ đồ hệ tuần hoàn hở ở động vật thân mềm, chân khớp.

(2) Chú thích (I) là tim, là nơi bơm máu chảy vào hệ mạnh.

(3) Chú thích (III) là động mạch, máu chảy trong động mạch này với 1 áp lực thấp.

(4) Chú thích (II) là khoang cơ thể, máu đổ ra khoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô.

(5) Chú thích (IV) là tĩnh mạch, là nơi dẫn máu từ khoang cơ thể về tim.

Xem đáp án

Đáp án D

Hệ tuần hoàn hở:

- Gặp ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai..) và chân khớp (côn trùng, tôm..)

- Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp, tốc độ chậm

- Có những đoạn máu không lưu thông trong mạch máu mà tràn vào khoang cơ thể và trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu và dịch mô.


Câu 2:

Ở miệng, tinh bột được biến đổi thành đường mato nhờ enzim gì

Xem đáp án

Đáp án C

Enzim trong nước bọt có tên là Amylaza.

ở miệng, tinh bột chin được biến đổi thành đường manto nhờ enzim amylaza.


Câu 3:

Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật thân mềm, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Máu lưu thông trong hệ mạch kín với áp lực thấp.

II. Máu có sắc tố hemoxianin.

III. Máu và nước mô tiếp tục trực tiếp với các tế bào.

IV. Tim chưa phân hóa.

V. Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối.

Xem đáp án

Đáp án A

Hệ tuần hoàn của đa số thân mềm và chân khớp là hệ tuần hoàn hở:

Khi tim co bơm máu (chứa sắc tố hemoxianin) với áp lực thấp vào xoang cơ thể và tiếp xúc trực tiếp với các tế bào để thực hiện quá trình trao đổi chất; sau đó tập trung vào hệ thống mạch góp hoặc các lỗ trên thành tim để trở về tim.

Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối (hở), đảm bảo cho dòng dịch di chuyển dễ dàng mặc dù với áp suất thấp.


Câu 8:

Ở hệ tuần hoàn hở, tại sao máu chảy với tốc độ chậm

Xem đáp án

Đáp án B

Ở hệ tuần hoàn hở, máu chảy chậm chủ yếu do tim cấu tạo đơn giản nên lực co bóp yếu.


Câu 9:

Để tham gia cân bằng pH nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

   I. Để duy trì pH máu có nhờ các hệ đệm prôtêinat, bicacbonat, photphat.

   II. Phổi điều hòa pH nội môi bằng cách thải CO2.

   III. Thận điều hòa pH nội môi bằng cách thải H+, tái hấp thụ Na+.

   IV. Gan điều hòa pH nội môi bằng cách tái hấp thụ NH3.

Xem đáp án

Đáp án A

+ Để duy trì pH máu có nhờ các hệ đệm prôtêinat, bicacbonat, photphat.

+ Phổi điều hòa pH nội môi bằng cách thải CO2, vì CO2 tăng lên sẽ làm tăng H+ trong máu.

+ Thận điều hòa pH nội môi bằng cách thải H+, tái hấp thụ Na+ , thải NH3,,..


Câu 10:

Ở cây xanh, nhu cầu nước nhiều nhất ở giai đoạn nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Giai đoạn sinh trưởng và ra hoa, vì giai đoạn này mọi hoạt động sinh lí diễn ra rất mạnh mẽ nhất.


Câu 11:

Trong ống tiêu hóa, thức ăn có thể được biến đổi về mặt cơ học, hóa học và sinh học. Quá trình biến đổi sinh học là gì?

Xem đáp án

Đáp án C

- Dạ dày trâu, bò, dê, nai, hươu, cừu có 4 túi. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.

- Manh tràng rất phát triển ở động vật ăn cỏ có dạ dày đơn (thỏ, ngựa) và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.

Biến đổi sinh học là quá trình phân giải thức ăn nhờ vi sinh vật.


Câu 13:

Ở động vật nhai lại, quá trình tiêu hoá hóa học diễn ra chủ yếu ở đâu

Xem đáp án

Đáp án B                                                          

- Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.

- Dạ tổ ong giúp đưa thức ăn lên trên trong khi nhai lại.

- Dạ lá sách giúp tái hấp thu nước.

- Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hoá prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống. Bn thân vi sinh vật cũng là nguồng cung cấp prôtêin quan trọng cho động vật.


Câu 14:

Khi lao động nặng, có bao nhiêu quá trình sau đây diễn ra đúng?

   I. Quá trình biến đổi glicogen thành glucôzơ ở cơ diễn ra mạnh.

   II. Quá trình điều hòa thân nhiệt diễn ra mạnh.

   III. Quá trình điều hòa thân nhiệt mạnh mẽ, quá trình hô hấp giảm.

   IV. Quá trình điều hòa huyết áp và thân nhiệt diễn ra mạnh.

Xem đáp án

Đáp án C

Khi lao động nặng, nhu cầu oxy và năng lượng đều tăng, đồng thời các sản phẩm bài tiết được tạo ra nhiều, hô hấp diễn ra mạnh mẽ nên các cơ chế điều hoà cân bằng nội môi đều được huy động đến mức tối đa.


Câu 16:

Dựa trên hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Hình vẽ mô tả sơ đồ hệ tuần hoàn hở ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt.

(2) Chú thích (I) là tim, là nơi bơm máu chảy vào hệ mạch.

(3) Chú thích (II) là mao mạch máu, là nơi mà máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch

(4) Chú thích (III) là động mạch, máu chảy trong động mạch này với 1 áp lực cao hoặc trung bình.

(5) Chú thích (IV) là tĩnh mạch, là nơi dẫn máu từ mao mạch cơ thể về tim.

Xem đáp án

Đáp án C

Hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn kín. Hệ tuần hoàn kín:

- Gặp ở mực ng, bạch tuộc, giun đốt chân đầu và động vật có xương sống.

- Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua thành mao mạch.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ nhanh.

- Hệ tuần hoàn kín có 2 loại: hệ tuần hoàn đơn cá, hệ tuần hoàn kép ở các nhóm động vật có phổi.


Câu 17:

Để đáp ứng nhu cầu protein cho cơ thể, các loài thú ăn thực vật có đặc điểm nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Các loài ăn thực vật thường sử dụng vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa để bổ sung prôtêin cho mình.


Câu 19:

Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Điều giải thích nào sau đây là sai?

Xem đáp án

Đáp án A

Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non vì chỉ đến ruột non thức ăn mới được biến đổi hoàn toàn và cũng chỉ ở ruột non mới có cấu tạo thích nghi với sự hấp thụ. Quá trình tiêu hóa ở đây thực hiện nhở enzim chứ không phải nhở hệ vi sinh vật.


Câu 20:

Khi nói đến động vật có hệ tuần hoàn kín, vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?

Xem đáp án

Đáp án D

Hệ tuần hoàn kín gồm 2 vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ: máu đỏ thẫm từ tâm thất phải theo động mạch phổi lên trao đổi khí ở phổi trở thành máu đỏ tươi, theo tĩnh mạch phổi về tâm nhĩ trái, (chức năng trao đổi khí với môi trưởng ngoài qua phổi)

+ Vòng tuần hoàn lớn: máu đỏ tươi từ tâm thất trái theo động mạch chủ đến trao đổi khí ở các cơ quan trở thành máu đỏ thẫm, theo tĩnh mạch chủ về tâm thất phải, (chức năng là trao đổi khí và các chất dinh dưỡng cho các tế bào và mô của cơ thể)


Câu 22:

Dựa trên hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn của cá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn đơn ở cá.

(2) Tim có 2 ngàn, gồm tâm nhĩ (II), tâm thất (I).

(3) Có hệ tuần hoàn kép.

(4) Tại mao mạch mang (IV), quá trình trao đổi khí giữa máu đến mang và môi trường nước qua mang diễn ra.

(5) Máu được trao đổi khí ở mang sẽ theo động mạch lưng đến mao mạch của cơ thể (IV) để thực hiện trao đổi chất.

(6) Máu từ mao mạch cơ thể theo tĩnh mạch (III) để về tâm thất (II)

Xem đáp án

Đáp án C

Vòng tuần hoàn ở cá là vòng tuần hoàn đơn, máu từ tim đến mang để trao đổi khí rồi đi nuôi cơ thể, không có sự pha trộn, vì vậy máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

Lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) thì là vòng tuần hoàn kép nhưng tim 3 ngăn, vì vậy có sự pha trộn máu ở tâm thất (máu đỏ tươi giàu oxi từ tĩnh mạch phổi, máu đỏ thẫm giàu  từ tĩnh mạch chủ) vì vậy, máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

Lớp chim trở lên thì tâm thất được chia làm 2 ngăn riêng biệt, không có sự pha trộn nên máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.


Câu 23:

Trình tự nào đúng ở các loài có cấu tạo tim ngày càng hoàn thiện

Xem đáp án

Đáp án C

Cá mập (thuộc lớp cá) có tim 2 ngăn, cá cóc (lớp lưỡng cư) có tim 3 ngăn, thăn lằn (lớp bò sát) tim đã có vách ngăn hụt ở tâm thất, cá voi (lớp thú) có tim 4 ngăn chia 2 nửa riêng biệt.


Câu 24:

Các vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hoá của động vật ăn cỏ đem lại nhiều lợi ích cho các loài này. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về vai trò của nhóm vi sinh vật cộng sinh này?

   I. Cung cấp nguồn protein quan trọng

   II. Giúp quá trình tiêu hoá xellulo

   III. Cung cấp cho vật chủ nhiều loại vitamin

   IV. Tạo ra môi trường thích hợp cho enzim hoạt động.

Xem đáp án

Đáp án C

- Dạ dày trâu, bò có 4 túi. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế. Dạ cỏ là nơi dự trữ làm mềm và lên men thức ăn. Trong dạ cỏ, có nhiều vi sinh vật tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác.

- Ở động vật ăn cỏ có dạ dày đơn, manh tràng rất phát triển và có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng cỏ trong tế bào thực vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.


Câu 25:

Dựa trên hình vẽ dạ dày của thú ăn thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 27:

Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy oxi từ bên ngoài vào để oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.

Quá trình này là gì?

Xem đáp án

Đáp án A

Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài. Hô hấp bao gồm hô hấp ngoài và hô hấp trong


Câu 28:

Hệ tuần hoàn kín, đơn có ở loài động vật nào trong các loài động vật sau

Xem đáp án

Đáp án D

Cá voi thuộc lớp thú, cá sấu thuộc lớp bò sát, cá cóc thuộc lớp lưỡng cư, đều có hệ tuần hoàn kín gồm 2 vòng tuân hoàn. Cá mập thuộc lớp cá, có 1 vòng tuần hoàn kín.


Câu 30:

Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín, đơn?

Xem đáp án

Đáp án B

- Châu chấu có hệ tuần hoàn hở.

- Cá sấu và thỏ có hệ tuần hoàn kín, kép gồm 2 vòng tuần hoàn.

- Cá chép có hệ tuần hoàn kín (máu chảy hoàn toàn trong mạch) và đơn (máu chảy trong cơ thể theo 1 vòng tuần hoàn).


Câu 31:

Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Huyết áp không thay đổi trong suốt chiều dài của hệ mạch.

II. Trong hệ mạch máu, tốc độ máu chảy trong tĩnh mạch là thấp nhất.

III. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.

IV. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ có hệ dẫn truyền tim.

Xem đáp án

Đáp án A

I. – Sai. Huyết áp giảm dần từ đồng mạch – mao mạch – tĩnh mạch.

II. – Sai. Tốc độ máu chảy trong mao mạch là thấp nhất.

III. – Sai. Máu ở tĩnh mạch phổi giàu oxin hơn máu chảy trong động mạch phổi do sau khi đến phổi, máu nghèo oxi được nhận thêm oxi.

IV. Đúng. Hệ dẫn truyền của tim giúp tim co dãn tự động theo chu kì.


Câu 32:

Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?

Xem đáp án

Đáp án A

Máu trong hệ mạch trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.


Câu 35:

Trong các hệ đệm sau, hệ nào mạnh nhất

Xem đáp án

Đáp án A

Hệ đệm giúp duy trì được pH trong máu ổn định là do chúng có khả năng lấy đi H+ hoặc OH-  khi các ion này xuất hiện trong máu.

Trong số các hệ đệm, hệ đệm proteinat là hệ đệm mạnh nhất.


Bắt đầu thi ngay