Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải
Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản (P7)
-
12359 lượt thi
-
35 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Trong các thành phần chứa trong thức ăn gồm nước, khoáng, vitamin, gluxit, lipid, protit. Thành phần nào được cơ thể sử dụng trực tiếp mà không cần qua biến đổi?
Đáp án B
Qua đường tiêu hóa các thành phần dinh dưỡng được biến đổi thành các chất dinh dưỡng đơn giản để vật nuôi dễ hấp thụ. Nước, khoáng và vitamin được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu. Còn các enzim có vai trò phân hủy hợp chất phức tạp là gluxit, lipid, protein thành các chất đơn giản mà tế bào có thể sử dụng được như đường đơn, axit amin, glycerol, axit béo
Câu 2:
Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật
Đáp án A
Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây:
+ Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn
+ Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuyếch tán qua dễ dàng
+ Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để khí khuyếch tán dễ dàng.
Câu 3:
Đặc điểm nào dưới đây không có ở cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt
Đáp án D
Đặc điểm không có ở cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt: manh tràng phát triển
Câu 4:
Đặc điểm cấu tạo nào quan trọng nhất của hệ mạch, để máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim, theo một chiều nhất định
Đáp án C
Máu di chuyển được nhờ tim, mà máu vận chuyển một chiều do cấu tạo của tim để cho máu có thể vận chuyển một chiều, đặc biệt tim có 4 ngăn 2 tâm thất, hai tâm nhĩ, nhờ cấu tạo các van tim giúp cho máu không chảy ngược trở lại trong quá trình co bóp, máu được lưu thông một chiều. Ngoài ra còn có hệ thống van tổ chim trong tĩnh mạch. Trên tĩnh mạch có rất nhiều van hệt như van tim, các van này cách nhau một khoảng cách nhất định, làm nhiệm vụ ngăn máu chảy ngược. Tĩnh mạch được bố trí sao cho chúng được bao bọc bởi các cơ. Khi cơ co bóp (đi bộ, hoạt động) sẽ đẩy máu về tim; trong trường hợp không vận động, hệ thần kinh đều đặn truyền tín hiệu cho các cơ co thăt, rất nhẹ, đủ để đưa máu về tim.
Câu 6:
Mao mạch là
Đáp án B
- Mao mạch có đường kính rất nhỏ chỉ để cho các tế bào hồng cầu di chuyển theo một hàng nhằm tối đa hóa việc trao đổi các chất với dịch mô.
- Mao mạch chỉ được cấu tạo từ một lớp tế bào không xếp sít với nhau nhằm giúp cho một số chất cần thiết và bạch cầu có thể dễ ra vào mao mạch nhằm thực hiện chức năng vận chuyển các chất và bảo vệ cơ thể.
- Số lượng mao mạch trong các cơ quan là rất lớn, chỉ cần khoảng 5% số mao mạch có máu lưu thông là đủ, số còn lại có tác dụng điều tiết lượng máu đến các cơ quan khác nhau theo nhu cầu sinh lí của cơ thể
Câu 7:
Do bệnh lí phải cắt bỏ túi mật, bệnh nhân sẽ
Đáp án D
Sau khi cắt bỏ túi mật, gan vẫn sản xuất mật và đổ trực tiếp vào ruột, cơ thể bệnh nhân vẫn xảy ra tiêu hóa bình thường. Tuy nhiên, họ vẫn ăn kiêng giảm lipid vì lượng mật không còn nhiều
Câu 8:
Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là:
1. Có hệ thống tim và mạch.
2. Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
3. Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào trao đổi chất và trao đổi khí.
4. Có hệ thống dịch mô quanh tế bào.
Đáp án D
Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là:
- Có hệ thống tim và mạch
- Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
- Có hệ thống dịch mô quanh tế bào.
Câu 9:
Dịch tủy được tuyến tụy đổ vào ruột ở đoạn nào sau đây
Đáp án A
Tuyến tụy đổ vào đầu ruột non (tá tràng).
Câu 10:
Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?
Đáp án D
Câu 11:
Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là
Đáp án B
Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là ruột non
Câu 12:
Khi nói về tim và các hoạt động của tim ở người và động, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào chính xác
Đáp án D
A. Trong pha giãn chung, áp suất máu trong các khoang tim đồng loạt gia tăng khiến máu từ các tĩnh mạch bị kéo về tim. à sai, áp suất máu trong tâm nhĩ tăng, tâm thất giảm
B. Với chu kỳ hoạt động 3 pha: nhĩ co, thất co, giãn chung tương ứng với thời gian 0,1:0,3: 0,4 giây thì nhịp tim của người này có giá trị 72 nhịp mỗi phút à sai, nhịp tim của người này có giá trị 75 nhịp mỗi phút.
C. Các động vật có kích thước cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhanh để đảm bảo đẩy máu đi khắp cơ thể. à cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng chậm.
D. Một trong các dấu hiệu của bệnh hở van tim là có nhịp tim cao hơn so với người bình thường, tim phải hoạt động nhiều hơn so với người bình thường. à đúng
Câu 13:
Trong số các đối tượng sống sau đây, đối tượng nào không hô hấp nhờ mang?
Đáp án D
Trong số các đối tượng sống sau đây, đối tượng không hô hấp nhờ mang là giun đất.
Câu 14:
Ở người, nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất
Đáp án A
Ở người, nguyên nhân dẫn tới hiện tượng vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất: Tổng thiết diện của các mao mạch trong cơ thể là lớn nhất nên tốc độ máu chậm nhất
Câu 15:
Khi nói về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể động vật và các khía cạnh liên quan, cho các phát biểu dưới đây:
(1). Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim.
(2). Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi.
(3). Bề mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao.
(4). Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng không cần sắc tố hô hấp trong máu.
Số lượng các phát biểu chính xác là:
Đáp án B
(1) Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim. à đúng (nếu chỉ xét ở phổi thì hiệu quả trao đổi khí ở phổi người cao hơn)
(2) Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi. à đúng
(3) Bề mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao. à sai
(4) Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng không cần sắc tố hô hấp trong máu. à sai.
Câu 16:
Khi nói về vai trò của vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa của một số động vật nhai lại, cho cá phát biểu:
(1) Chúng tiết enzyme phân giải cellulose không chỉ cung cấp đường cho chúng mà còn cung cấp cho vật chủ.
(2) Bản thân chúng có thể bị tiêu hóa và cung cấp chất dinh dưỡng, nguồn axit amin cho động vật nhai lại.
(3) Các vi sinh vật này có khả năng hấp thu khí methan thải ra bởi động vật nhai lại.
(4) Lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể động vật nhai lại, không có ích đối với quá trình tiêu hóa của động vật nhai lại.
Số các phát biểu không chính xác là:
Đáp án C
(1) Chúng tiết enzyme phân giải cellulose không chỉ cung cấp đường cho chúng mà còn cung cấp cho vật chủ. à đúng
(2) Bản thân chúng có thể bị tiêu hóa và cung cấp chất dinh dưỡng, nguồn axit amin cho động vật nhai lại à đúng
(3) Các vi sinh vật này có khả năng hấp thu khí methan thải ra bởi động vật nhai lại. à sai.
(4) Lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể động vật nhai lại, không có ích đối với quá trình tiêu hóa của động vật nhai lại. à sai
Câu 17:
Trong quá trình tiến hóa của hệ tuần hoàn, từ bò sát phát triển thành chim và thú, vách ngăn tâm thất hoàn thiện và phân tách tâm thất thành 2 buồng là tâm thất trái và tâm thất phải. Sự xuất hiện hai buồng tim này có ý nghĩa
Đáp án B
Trong quá trình tiến hóa của hệ tuần hoàn, từ bò sát phát triển thành chim và thú, vách ngăn tâm thất hoàn thiện và phân tách tâm thất thành 2 buồng là tâm thất trái và tâm thất phải. Sự xuất hiện hai buồng tim này có ý nghĩa phân phối áp lực khác nhau lên vòng tuần hoàn chính và vòng tuần hoàn phổi có kích thước và các đặc điểm khác nhau.
Câu 18:
Ở chim, trong hệ thống hô hấp của chúng không xuất hiện khí cặn vì
Đáp án D
Ở chim, trong hệ thống hô hấp của chúng không xuất hiện khí cặn vì: Các khí cặn được áp lực cao từ phổi đẩy vào các xoang xương tạo ra khối lượng riêng thấp, là đặc điểm thích nghi giúp chim bay tốt.
Câu 19:
Trong số các phát biểu sau đây về hoạt động của hệ tuần hoàn:
(1). Ở người, tim hoạt động không nghỉ ngơi suốt khoảng thời gian từ khi sinh ra cho đến khi chết đi.
(2). Máu vận động theo vòng tuần hoàn chỉ có ở động vật có hệ tuần hoàn kín.
(3). Một trong các dấu hiệu dễ nhận thấy của người bị bệnh hở van tim là nhịp tim rất chậm.
(4). Ở hệ tuần hoàn kép, áp lực của dòng máu lên thành động mạch là lớn hơn so với hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn hở.
Số phát biểu không chính xác là:
Đáp án A
(1) Ở người, tim hoạt động không nghỉ ngơi suốt khoảng thời gian từ khi sinh ra cho đến khi chết đi. à sai, do tim hoạt động theo các pha và có thời gian nghỉ giữa các pha.
(2) Máu vận động theo vòng tuần hoàn chỉ có ở động vật có hệ tuần hoàn kín à sai, máu luôn vận động theo vòng tuần hoàn ở cả hệ kín và hở.
(3) Một trong các dấu hiệu dễ nhận thấy của người bị bệnh hở van tim là nhịp tim rất chậm. à sai, khi bị bệnh hở van tim, thì nhịp tim rất nhanh (do van hở nên cơ thể thiếu ôxi à bơm máu liên tục để cung cấp đủ ôxi)
(4) Ở hệ tuần hoàn kép, áp lực của dòng máu lên thành động mạch là lớn hơn so với hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn hở. à đúng
Câu 20:
Khi nói về huyết áp ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch.
II. Huyết áp tối đa xảy ra khi 2 tâm thất cùng co.
III. Huyết áp tâm trương là huyết áp ứng với lúc tim giãn và đạt giá trị tối thiểu.
IV. Huyết áp của tĩnh mạch lớn hơn huyết áp ở mao mạch.
Đáp án C
I. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch. à đúng
II. Huyết áp tối đa xảy ra khi 2 tâm thất cùng co. à sai
III. Huyết áp tâm trương là huyết áp ứng với lúc tim giãn và đạt giá trị tối thiểu. à đúng
IV. Huyết áp của tĩnh mạch lớn hơn huyết áp ở mao mạch. à đúng
Câu 21:
Cho các mô tả sau đây về các vấn đề liên quan đến tiêu hóa ở động vật:
I. Có sự phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm cao độ, răng nanh to, dài, sắc.
II. Ruột non thường ngắn và có dạ dày đơn, lớn, chứa được nhiều thức ăn.
III. Nhóm động vật này có hiện tượng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học xảy ra trong ống tiêu hóa.
IV. Các tuyến tiêu hóa phối hợp với ống tiêu hóa trong việc thực hiện quá trình tiêu hóa hóa học.
Số các mô tả phù hợp với hoạt động tiêu hóa ở động vật ăn thịt là:
Đáp án A
I. Có sự phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm cao độ, răng nanh to, dài, sắc. à đúng
II. Ruột non thường ngắn và có dạ dày đơn, lớn, chứa được nhiều thức ăn. à đúng
III. Nhóm động vật này có hiện tượng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học xảy ra trong ống tiêu hóa. à đúng
IV. Các tuyến tiêu hóa phối hợp với ống tiêu hóa trong việc thực hiện quá trình tiêu hóa hóa học. à đúng
Câu 22:
Trong số các phát biểu dưới đây về quá trình hô hấp ở động vật, phát biểu nào chính xác
Đáp án B
Phát biểu chính xác về quá trình hô hấp ở động vật, để đảm bảo cho quá trình hấp thu và trao đổi khí ở phổi, bao quanh các phế nang là hệ thống mao mạch dày đặc
Câu 23:
Khi nói về hệ tuần hoàn và hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, cho một số phát biểu sau đây:
I. Chu kỳ hoạt động của tim gồm các pha theo thứ tự: thất co, nhĩ co, giãn chung.
II. Trong mỗi chu kỳ hoạt động của tim, có sự xen kẽ giữa co cơ và giãn cơ.
III. Áp lực của máu lên thành mạch tạo ra huyết áp, huyết áp cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở mao mạch.
IV. Tốc độ máu trong tĩnh mạch là thấp nhất so với động mạch và mao mạch vì tĩnh mạch xa tim nhất.
Số phát biểu không chính xác là:
Đáp án D
I. Chu kỳ hoạt động của tim gồm các pha theo thứ tự: thất co, nhĩ co, giãn chung. à sai, thứ tự co là nhĩ co, thất co, giãn chung
II. Trong mỗi chu kỳ hoạt động của tim, có sự xen kẽ giữa co cơ và giãn cơ. à đúng
III. Áp lực của máu lên thành mạch tạo ra huyết áp, huyết áp cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở mao mạch. à sai, huyết áp thấp nhất ở tĩnh mạch
IV. Tốc độ máu trong tĩnh mạch là thấp nhất so với động mạch và mao mạch vì tĩnh mạch xa tim nhất. à sai, tốc độ máu ở mao mạch thấp nhất.
Câu 24:
Trong số các phát biểu sau về hô hấp ở động vật:
I. Cá, tôm, cua hô hấp bằng mang.
II. Châu chấu và các loài côn trùng trên cạn hô hấp bằng ống khí.
III. Sự trao đổi khí ở mang cá nhờ cơ chế trao đổi ngược dòng với hiệu suất cao.
IV. Phổi ở chim được cấu tạo bởi nhiều phế nang có kích thước nhỏ.
Số phát biểu chính xác là:
Đáp án C
I. Cá, tôm, cua hô hấp bằng mang. à đúng
II. Châu chấu và các loài côn trùng trên cạn hô hấp bằng ống khí. à đúng
III. Sự trao đổi khí ở mang cá nhờ cơ chế trao đổi ngược dòng với hiệu suất cao. à đúng
IV. Phổi ở chim được cấu tạo bởi nhiều phế nang có kích thước nhỏ. à sai, phổi chim cấu tạo từ vô số vi khí quản
Câu 25:
Cấu trúc nào sau đây đảm bảo cho máu chảy theo một chiều trong hệ tuần hoàn?
Đáp án D
Câu 26:
Về quá trình hô hấp ở động vật cho các phát biểu sau:
I. Để tiến hành quá trình trao đổi khí, bề mặt hô hấp phải rộng, khô, thoáng và có nhiều các mạch bạch huyết bao quanh để trao đổi khí.
II. Do trao đổi khí bằng ống khí trực tiếp giữa môi trường và các tế bào nên giới hạn kích thước cơ thể côn trùng phụ thuộc vào nồng độ oxy khí quyển
III. Các loài động vật hô hấp bằng phổi đều có bề mặt trao đổi khí là các phế nang, khí được trao đổi từ túi phế nang vào các mao mạch bao quanh.
IV. Ở các loài động vật sống trên cạn đều trao đổi khí bằng phổi hoặc ống khí mà không sử dụng các hình thức trao đổi khí khác.
Số phát biểu chính xác là:
Đáp án B
I. Để tiến hành quá trình trao đổi khí, bề mặt hô hấp phải rộng, khô, thoáng và có nhiều các mạch bạch huyết bao quanh để trao đổi khí. à sai, đặc điểm của bề mặt hô hấp là rộng, ẩm ướt…
II. Do trao đổi khí bằng ống khí trực tiếp giữa môi trường và các tế bào nên giới hạn kích thước cơ thể côn trùng phụ thuộc vào nồng độ oxy khí quyển à sai, trao đổi khí bằng ống khí ko phỉa là trực tiếp
III. Các loài động vật hô hấp bằng phổi đều có bề mặt trao đổi khí là các phế nang, khí được trao đổi từ túi phế nang vào các mao mạch bao quanh. à đúng
IV. Ở các loài động vật sống trên cạn đều trao đổi khí bằng phổi hoặc ống khí mà không sử dụng các hình thức trao đổi khí khác. à sai, ở chim có hô hấp bằng túi khí
Câu 27:
Khi nói về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, cho các phát biểu sau đây:
I. Quá trình tiêu hóa ở thủy tức bao gồm hai giai đoạn tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
II. Tuyến mật ở người đóng vai trò tiết ra enzyme đổ vào ruột non, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein.
III. Dạ dày người là bộ phận có thiết diện lớn nhất trong toàn bộ ống tiêu hóa ở người, nó có thể bị cắt bỏ một phần mà người ta vẫn có thể sống sót.
IV. Gà thường ăn sỏi để hỗ trợ quá trình tiêu hóa cơ học ở dạ dày cơ (mề gà).
Số phát biểu không chính xác là:
Đáp án A
I. Quá trình tiêu hóa ở thủy tức bao gồm hai giai đoạn tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. à đúng
II. Tuyến mật ở người đóng vai trò tiết ra enzyme đổ vào ruột non, thúc đẩy quá trình tiêu hóa protein. à sai, enzyme này thúc đẩy quá trình tiêu hóa lipit.
III. Dạ dày người là bộ phận có thiết diện lớn nhất trong toàn bộ ống tiêu hóa ở người, nó có thể bị cắt bỏ một phần mà người ta vẫn có thể sống sót. à đúng
IV. Gà thường ăn sỏi để hỗ trợ quá trình tiêu hóa cơ học ở dạ dày cơ (mề gà). à đúng
Câu 28:
Khi nói về hệ tuần hoàn và hoạt động của hệ tuần hoàn, cho các luận điểm dưới đây:
(1). Hệ tuần hoàn hở có tốc độ lưu thông máu chậm vì máu được đổ vào xoang cơ thể với thể tích lớn.
(2). Đối với các động vật có hô hấp bằng phổi, xuất hiện thêm 1 vòng tuần hoàn thứ hai để trao đổi khí với phổi.
(3). Ở côn trùng, máu tương tác trực tiếp với các lỗ khí để nhận O2 và đem phân phối khắp cơ thể nhờ Hemoglobin trong máu.
(4). Nguyên nhân gây ra tính tự động ở tim người là sự có mặt của bó his và mạng puockinje phát ra xung điện cùng phối hợp hoạt động với nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất.
Số phát biểu đúng là:
Đáp án B
(1). Hệ tuần hoàn hở có tốc độ lưu thông máu chậm vì máu được đổ vào xoang cơ thể với thể tích lớn. à đúng
(2). Đối với các động vật có hô hấp bằng phổi, xuất hiện thêm 1 vòng tuần hoàn thứ hai để trao đổi khí với phổi. à đúng
(3). Ở côn trùng, máu tương tác trực tiếp với các lỗ khí để nhận O2 và đem phân phối khắp cơ thể nhờ Hemoglobin trong máu. à sai
(4). Nguyên nhân gây ra tính tự động ở tim người là sự có mặt của bó his và mạng puockinje phát ra xung điện cùng phối hợp hoạt động với nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất. à sai.
Câu 29:
Khi nói về quá trình tiêu hóa ở bò và các vấn đề liên quan, cho các phát biểu sau đây:
(1). Việc điều trị kháng sinh cho các bò bị bệnh thường dẫn đến giảm hiệu quả quá trình tiêu hóa và hấp thu của chúng.
(2). Bộ răng của trâu, bò có sự thích nghi cao độ với chế độ ăn, trong đó có sự phân hóa răng cửa, răng nanh và răng hàm trong đó răng cửa và răng nanh kém phát triển, răng hàm phát triển mạnh để nghiền thức ăn.
(3). Ở bò, dạ lá sách đóng vai trò dạ dày thật của bò và làm nhiệm vụ tiêu hóa protein cũng như cellulose.
(4). Quá trình tiêu hóa của bò có sự cộng sinh với các vi sinh vật có khả năng phát thải khí CH4, do đó chăn nuôi bò góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính.
Số phát biểu chính xác là:
Đáp án B
(1). Việc điều trị kháng sinh cho các bò bị bệnh thường dẫn đến giảm hiệu quả quá trình tiêu hóa và hấp thu của chúng. à đúng, do kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn.
(2). Bộ răng của trâu, bò có sự thích nghi cao độ với chế độ ăn, trong đó có sự phân hóa răng cửa, răng nanh và răng hàm trong đó răng cửa và răng nanh kém phát triển, răng hàm phát triển mạnh để nghiền thức ăn. à sai, răng hàm có gờ cứng để nghiền cỏ.
(3). Ở bò, dạ lá sách đóng vai trò dạ dày thật của bò và làm nhiệm vụ tiêu hóa protein cũng như cellulose. à sai, dạ múi khí đóng vai trò như dạ dày thật.
(4). Quá trình tiêu hóa của bò có sự cộng sinh với các vi sinh vật có khả năng phát thải khí CH4, do đó chăn nuôi bò góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính. à đúng
Câu 30:
Khi nói về hoạt động hô hấp của cá, phát biểu nào sau đây không chính xác?
Đáp án D
Dòng nước chảy từ khoang miệng qua khe mang chảy song song và cùng chiều với dòng mạch máu chảy trong các mao mạch của mang. à sai, dòng nước chảy ngược chiều với dòng mạch máu
Câu 31:
Bạn Tùng Núi thường có thói quen ăn mặn, sau bữa ăn bạn thường phải uống rất nhiều nước. Giải thích hiện tượng này như thế nào cho phù hợp?
Đáp án C
Bạn Tùng Núi thường có thói quen ăn mặn, sau bữa ăn bạn thường phải uống rất nhiều nước. Giải thích hiện tượng này là do: Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu tăng → làm tăng áp suất thẩm thấu → kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước → tăng tái hấp thu nước ở thận và gây cảm giác khát
Câu 32:
Khi nói về quá trình tiêu hóa của một số loài động vật, cho các phát biểu dưới đây:
(1). Chim ăn hạt và gia cầm sử dụng hạt cứng, sỏi để hỗ trợ tiêu hóa cơ học.
(2). Ở gà, thức ăn từ dạ dày cơ được tiêu hóa cơ học rồi đổ xuống dạ dày tuyến để tiêu hóa hóa học.
(3). Ruột non vừa đóng vai trò tiêu hóa thức ăn tạo ra các chất dinh dưỡng, vừa đóng vai trò hấp thụ dưỡng chất.
(4). Dịch mật được tiết từ gan và tích trữ trong túi mật, dịch mật đổ vào dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa protein.
Số phát biểu chính xác là:
Đáp án C
(1) Chim ăn hạt và gia cầm sử dụng hạt cứng, sỏi để hỗ trợ tiêu hóa cơ học à đúng
(2) Ở gà, thức ăn từ dạ dày cơ được tiêu hóa cơ học rồi đổ xuống dạ dày tuyến để tiêu hóa hóa học à sai, thức ăn từ dạ dày tuyến rồi đổ vào dạ dày cơ.
(3) Ruột non vừa đóng vai trò tiêu hóa thức ăn tạo ra các chất dinh dưỡng, vừa đóng vai trò hấp thụ dưỡng chất à đúng
(4) Dịch mật được tiết từ gan và tích trữ trong túi mật, dịch mật đổ vào dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa protein à sai, dịch mật hỗ trợ tiêu hóa protein, lipid, glucid.
Câu 33:
Trong các phát biểu sau có bao nhiều phát biểu sai khi giải thích về sự biến đổi tiết diện mạch và vận tốc máu trong hệ mạch?
(1) Vận tốc máu tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch.
(2) Vận tốc máu tỉ lệ thuận với chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch.
(3) Hệ mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên vận tốc máu chậm nhất.
(4) Trong hệ thống động mạch: tổng tiết diện mạch giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch.
(5) Trong hệ thống tĩnh mạch: tổng tiết diện tăng dần từ mao mạch về tĩnh mạch chủ.
Đáp án B
(1) Vận tốc máu tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch. à sai, tỉ lệ nghịch
(2) Vận tốc máu tỉ lệ thuận với chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch. à đúng
(3) Hệ mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên vận tốc máu chậm nhất. à đúng
(4) Trong hệ thống động mạch: tổng tiết diện mạch giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. à sai
(5) Trong hệ thống tĩnh mạch: tổng tiết diện tăng dần từ mao mạch về tĩnh mạch chủ. à sai, giảm dần
Câu 34:
Khi nói về quá trình điều hòa cân bằng nội môi, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào không chính xác?
Đáp án D
Phát biểu không chính xác về quá trình điều hòa cân bằng nội môi: Khi hàm lượng đường trong máu giảm, tuyến tụy sẽ tăng cường tiết insulin giải phóng vào máu, hormone này đến gan gây ra tác động phân giải glycogen thành đường để tăng đường huyết.
Câu 35:
Về sự thích nghi của hệ tiêu hóa các loài động vật đối với các nhóm thức ăn khác nhau, cho các phát biểu dưới đây:
I. Các động vật ăn tạp thường có hệ thống răng cửa, răng nanh và răng hàm rất phát triển để ăn cả động vật lẫn thực vật.
II. Các động vật ăn thực vật có hàm lượng dinh dưỡng thấp nên chúng thường cộng sinh với các vi sinh vật phân giải cellulose để tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn ăn vào.
III. Dạ dày của các loài động vật ăn thịt thường là dạ dày đơn, kích thước nhỏ vì chỉ cần một lượng thức ăn ít đã đủ cung cấp dinh dưỡng.
IV. Dạ lá sách ở trâu, bò đóng vai trò là dạ dày thực, tham gia vào quá trình tiêu hóa protein của thức ăn.
Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu không chính xác?
Đáp án B
I. Các động vật ăn tạp thường có hệ thống răng cửa, răng nanh và răng hàm rất phát triển để ăn cả động vật lẫn thực vật. à đúng
II. Các động vật ăn thực vật có hàm lượng dinh dưỡng thấp nên chúng thường cộng sinh với các vi sinh vật phân giải cellulose để tăng giá trị dinh dưỡng của thức ăn ăn vào. à sai, cộng sinh với VSV để VSV phân giải cellulose.
III. Dạ dày của các loài động vật ăn thịt thường là dạ dày đơn, kích thước nhỏ vì chỉ cần một lượng thức ăn ít đã đủ cung cấp dinh dưỡng. à sai
IV. Dạ lá sách ở trâu, bò đóng vai trò là dạ dày thực, tham gia vào quá trình tiêu hóa protein của thức ăn. à sai