Thứ sáu, 03/05/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 11 Sinh học Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản (P9)

  • 11148 lượt thi

  • 35 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Khi tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng

Xem đáp án

Đáp án A

Khi tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn có khả năng co dãn nhịp nhàng nếu được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, ôxi và nhiệt độ thích hợp


Câu 2:

Hệ tuần hoàn hở có ở

Xem đáp án

Đáp án B

Hệ tuần hoàn hở có ở: Ốc sên, trai, côn trùng, tôm


Câu 3:

Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch.

II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.

III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất.

IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp.

Xem đáp án

Đáp án C

I. Huyết áp ở mao mạch lớn hơn huyết áp ở tĩnh mạch. à sai

II. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch. à đúng

III. Trong hệ mạch máu, vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất. à đúng

IV. Lực co tim, nhịp tim và sự đàn hồi của mạch đều có thể làm thay đổi huyết áp. à đúng


Câu 4:

Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua da?

Xem đáp án

Đáp án C

Giun đất có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường được thực hiện qua da


Câu 5:

Động vật nào sau đây có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi?

Xem đáp án

Đáp án D

Chim bồ câu có quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra ở phổi. (ngoài ra, chim có hộ hấp bằng túi khí)


Câu 6:

Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?

Xem đáp án

Đáp án A

Trong hệ tuần hoàn của người, Bó His thuộc hệ dẫn truyền tim


Câu 8:

Đặc điểm của vòng tuần hoàn kín ở động vật là

Xem đáp án

Đáp án C

Đặc điểm của vòng tuần hoàn kín ở động vật là : Động mạch nối với tĩnh mạch bằng các mao mạch len lỏi giữa các mô cơ quan


Câu 9:

Phát biểu nào sau đây đúng

Xem đáp án

Đáp án D

A. Vận tốc máu là áp lực của máu tác động lên thành mạch. à sai, huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch

B. Hệ tuần hoàn của động vật gồm hai thành phần là tim và hệ mạch. à sai, hệ tuần hoàn gồm tim, hệ mạch và dịch tuần hoàn.

C. Huyết áp tâm trương được đo ứng với lúc tim giãn và có giá trị lớn nhất. à sai, huyết áp tâm trương được đo ứng với lúc tim giãn và có giá trị nhỏ nhất

D. Dịch tuần hoàn gồm máu hoặc hỗn hợp máu và dịch mô. à đúng


Câu 10:

Nhịp tim của nghé là 50 lần/phút, giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt là 1:3:4. Trong 1 chu kì tim, thời gian để tâm nhĩ nghỉ ngơi là bao nhiêu giây?

Xem đáp án

Đáp án B

Thời gian của 1 chu kì tim = 60:50 =1,2 (s)

Thời gian co của tâm nhĩ = 1,2/8 = 0,15 (s)

Thời gian nghỉ của tâm thất trong 1 chu kì = 1,2 – 0,15 = 1,05 (s)


Câu 11:

Trong lòng ống tiêu hóa của thú ăn thịt, ở dạ dày luôn duy trì độ pH thấp (môi trường axit) còn miệng và ruột đều duy trì độ pH cao (môi trường kiềm). Hiện tượng trên có ý nghĩa?

(1) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Enzim đặc trưng ở khu vực đó.

(2) Sự thay đổi đột ngột pH giúp tiêu diệt VSV kí sinh.

(3) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tiêu hóa: mỗi loại chất dinh dưỡng được tiêu hóa ở 1 vùng nhất định của ống tiêu hóa.

(4) Là tín hiệu cho sự điều hòa hoạt động của các bộ phận trong ống tiêu hóa.

Tổ hợp ý đúng là:

Xem đáp án

Đáp án B

Trong lòng ống tiêu hóa của thú ăn thịt, ở dạ dày luôn duy trì độ pH thấp (môi trường axit) còn miệng và ruột đều duy trì độ pH cao (môi trường kiềm). Hiện tượng trên có ý nghĩa:

(1) Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của Enzim đặc trưng ở khu vực đó.

(2) Sự thay đổi đột ngột pH giúp tiêu diệt VSV kí sinh.

(4) Là tín hiệu cho sự điều hòa hoạt động của các bộ phận trong ống tiêu hóa.


Câu 12:

Các loài côn trùng có hình thức hô hấp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án B

Các loài côn trùng có hình thức hô hấp bằng hệ thống ống khí.


Câu 13:

Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về tuần hoàn máu?

I. Ở hầu hết động vật thân mềm và giun đốt có hệ tuần hoàn hở.

II. Động mạch có đặc điểm: thành dày, dai, bền chắc, có tính đàn hồi cao.

III. Máu vận chuyển theo một chiều về tim nhờ sự chênh lệch huyết áp.

IV. Nhịp tim nhanh hay chậm là đặc trưng cho từng loài.

V. Bó His của hệ dẫn truyền tim nằm giữa vách ngăn hai tâm thất.

Xem đáp án

Đáp án D

I. Ở hầu hết động vật thân mềm và giun đốt có hệ tuần hoàn hở. à đúng

II. Động mạch có đặc điểm: thành dày, dai, bền chắc, có tính đàn hồi cao. à đúng

III. Máu vận chuyển theo một chiều về tim nhờ sự chênh lệch huyết áp. à sai, máu vận chuyển theo một chiều về tim nhờ sự chênh lệch huyết áp và vận tốc máu.

IV. Nhịp tim nhanh hay chậm là đặc trưng cho từng loài. à đúng

V. Bó His của hệ dẫn truyền tim nằm giữa vách ngăn hai tâm thất. à sai, bó His nằm xung quanh tâm thất.


Câu 14:

người bình thường, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương bằng khoảng

Xem đáp án

Đáp án C

người bình thường, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương bằng khoảng 110 - 120 mmHg và 70 - 80 mmHg


Câu 15:

Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật

Xem đáp án

Đáp án C

Trong ống tiêu hóa của động vật nhai lại, thành xenlulôzơ của tế bào thực vật được tiêu hóa nhờ vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.


Câu 16:

Vì sao ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não?

Xem đáp án

Đáp án C

người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì mạch bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch


Câu 17:

Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự nào

Xem đáp án

Đáp án A

Cơ chế duy trì cân bằng nội môi diễn ra theo trật tự: A. Bộ phận tiếp nhận kích thích à Bộ phận điều khiển à  Bộ phận thực hiện à Bộ phận tiếp nhận kích thích.


Câu 18:

Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi

Xem đáp án

Đáp án D

Nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi.


Câu 19:

Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào

Xem đáp án

Đáp án A

Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự: A. Nút xoang nhĩ à  Hai tâm nhĩ và nút nhĩ thất à Bó His à  Mạng Puôc - kin à Các tâm nhĩ, tâm thất co.


Câu 20:

Động vật nào sau đây trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí?

Xem đáp án

Đáp án A

Côn trùng trao đổi khí với môi trường thông qua hệ thống ống khí.

Trong các loài động vật trên, chỉ có châu chấu thuộc côn trùng.


Câu 21:

Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở thú, phát biểu nào sau đây sai?

Xem đáp án

Đáp án B

C sai. Vì khi tâm thất phải co, máu từ tâm thất phải được đẩy vào động mạch phổi. Khi tâm thất trái co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch chủ


Câu 22:

Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở

Xem đáp án

Đáp án A

Châu chấu có hệ tuần hoàn hở. Cá sấu, mèo rừng, cá chép đều có hệ tuần hoàn kín.


Câu 24:

Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án A

Động vật đơn bào, cơ thể chỉ có 1 tế bào, do đó quá trình tiêu hóa diễn ra bên trong tế bào (gọi là tiêu hóa nội bào).


Câu 26:

Nhóm động vật nào sau đây có phương thức hô hấp bằng mang

Xem đáp án

Đáp án A

Chỉ có các loài động vật sống trong nước mới hô hấp bằng mang.

Cá chép, ốc, tôm, cua là động vật sống trong nước nên hô hấp bằng mang.

Tuy nhiên, không phải tất cả các loài sống trong nước đều hô hấp bằng mang. Các loài thú, bò sát, ếch nhái sống trong nước nhưng vẫn hô hấp bằng phổi. Ví dụ, cá heo là một loài thú và hô hấp bằng phổi.


Câu 27:

Khi nói về hô hấp ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng?

Xem đáp án

Đáp án B

Hô hấp ở động vật gồm 2 giai đoạn:

Ø Hô hấp diễn ra trong mỗi tế bào là quá trình phân giải các chất sinh ra năng lượng trong quá trình này cần sử dụng O2 và tạo sản phẩm CO2 gọi là hô hấp nội bào.

Ø Hô hấp diễn ra ngoài tế bào tại cơ quan trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, tại đây O2được lấy từ môi trường ngoài vào và CO2 cũng được thải ra môi trường nhờ sự khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí (do có sự chênh lệch phân áp O2 CO2 giữa bên trong và bên ngoài cơ quan trao đổi khí) gọi là hô hấp ngoại bào.

àA sai vì cơ thể không lấy CO2.

àC sai vì cơ thể không lấy CO2 để tạo ra năng lượng.

àD sai vì cơ thể không sử dụng CO2 để oxy hóa các chất.


Câu 28:

Nhóm động vật nào sau đây hô hấp bằng hệ thống ống khí

Xem đáp án

Đáp án A

Động vật hô hấp bằng hệ thống ống khí có 2 nhóm:

Ø Côn trùng: hệ thống ống khí phân nhánh khắp cơ thể

Ø Chim: hệ thống ống khí phân nhánh trong phổi

Còn tôm, cua, trai hô hấp bằng mang; ruột khoang hô hấp bằng hệ thống ống khí


Câu 29:

Khi giải thích đặc điểm thích nghi của phương thức trao đổi khí ở cá chép với môi trường nước, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Các cung mang, các phiến mang xòe ra khi có lực đẩy của nước

II. Miệng và nắp mang cùng tham gia vào hoạt động hô hấp

III. Cách sắp xếp của các mao mạch trên mang giúp dòng nước qua mang chảy song song cùng chiều với dòng máu

IV. Hoạt động của miệng và nắp mang làm cho 1 lượng nước được đẩy qua đẩy lại tiếp xúc với mang nhiều lần giúp cá có thể lấy được 80% lượng oxi trong nước

Xem đáp án

Đáp án B

Có hai phát biểu đúng là I và II

Cá hô hấp bằng mang. Mang cá chỉ thích nghi với hô hấp ở dưới nước vì:

- Ở dưới nước do lực đẩy của nước làm các phiến mang xòe ra làm tăng diện tích trao đổi khí

- Nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp: Sự nâng hạ của xương nắp mang phối hợp với mở đống của miệng làm cho dòng nước chảy một chiều gần như liên tục qua mang

- Cách sắp xếp của các mao mạch trong các phiến mang giúp cho dòng máu trong các mao mạch luôn chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài làm tăng hiệu suất trao đổi khí giữa máu và dòng nước giàu O2 đi qua mang


Câu 30:

Ở động vật có ống tiêu hoá, quá trình tiêu hoá hoá học diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án C

Tiêu hoá hoá học diễn ra ở miệng, ở dạ dày, ở ruột non nhưng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Vì chỉ ở ruột non thì mới có đủ các loại enzim để tiêu hoá các loại chất hữu cơ có trong thức ăn


Câu 31:

Khi nói về cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu nhịn thở thì sẽ làm tăng nhịp tim.

II. Nếu khiêng vật nặng thì sẽ tăng nhịp tim.

III. Nếu tăng nhịp tim thì sẽ góp phần làm giảm độ pH máu.

IV. Hoạt động thải CO2 ở phổi góp phần làm giảm độ pH máu.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và II.

þ Nhịn thở sẽ làm tăng lượng CO2 trong máu, do đó làm giảm độ pH máu. Khi độ pH máu giảm thì sẽ kích thích làm tăng nhịp tim.

þ Khiêng vật nặng thì s làm tăng hô hấp nội bào, do đó làm tăng nồng độ CO2 trong máu. Điều này sẽ làm giảm độ pH máu cho nên sẽ làm tăng nhịp tim.

ý Tăng nhịp tim thì sẽ làm giảm nồng độ CO2 trong máu, do đó sẽ làm tăng độ pH máu.

ý Thải CO2 sẽ làm tăng độ pH máu ® III và IV là 2 phát biểu sai.


Câu 32:

Ở thủy tức, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án C

Thủy tức thuộc nhóm ruột khoang, có túi tiêu hóa.


Câu 34:

Những động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn

Xem đáp án

Đáp án A

Trong các động vật trên loại trừ ngựa, chuột, thỏ có dạ dày đơn; còn các động vật còn lại có dạ dày 4 ngăn.


Bắt đầu thi ngay