Thứ bảy, 23/11/2024
IMG-LOGO

Đề 12

  • 7059 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Theo tác giả, sống giản đơn là sống như thế nào?

Xem đáp án
Theo tác giả, sống giản đơn là: đừng than chi số phận, không sân si, sống vị tha mạnh mẽ, biết bỏ buông, biết cho đi, giữ cho mình những phút nhẹ nhàng trôi, thả muộn phiền…

Câu 3:

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng nhiều lần nhất trong văn bản.

Xem đáp án

-   Biện pháp tu từ: Điệp ngữ “Nếu có thể

-   Tác dụng:

+ Giàu giá trị biểu đạt

+ Khuyên mọi người có thể lựa chọn những cách sống khác nhau để cuộc sống trở nên giản đơn, có ý nghĩa.

Câu 4:

Thông điệp nào anh/chị tâm đắc nhất qua văn bản? Vì sao?

Xem đáp án

- Học sinh có thể đưa ra thông điệp phù hợp với bản thân và lí giải hợp lí. Học sinh có thể tham khảo mốt số ý sau:

+ Sống yêu thương, không sân si

+ Sống vị tha, bao dung, chia sẻ

+ Góp nhặt niềm vui, hạnh phúc dù là những điều nhỏ bé

+ Giữ cho tâm hồn thanh thản, không muộn phiền


Câu 5:

PHẦN II: LÀM VĂN (7.0 điểm)

Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan điểm cho đi là còn mãi được nêu trong đoạn trích.

Xem đáp án

Yêu cầu chung

- Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội, đòi hỏi thí sinh phải huy động những hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ thái độ và chính kiến của mình để làm bài.

-Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng; được tự do bày tỏ chủ kiến của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội.

Yêu cầu cụ thể

Hình thức:

-   Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,...

Nội dung.

a. Nêu vấn đề cần nghị luận: cho đi là còn mãi

b. Giải thích:

-   Cho đi: là sẻ chia, giúp đỡ ai đó về mặt vật chất hoặc tinh thần.

Ý kiến khuyên nhủ chúng ta hãy biết yêu thương, san sẻ những điều nhỏ nhặt nhất với những người xung quanh và điều đó sẽ luôn được ghi nhận, sẽ tạo ra những giá trị tinh thần lâu bền

c.  Bàn luận: đưa ra lí lẽ và dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Có thể tham khảo ý sau:

-     Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng đều có thể chia sẻ và quan tâm đến người khác

-     Sự chia sẻ này góp phần làm cho nhân cách mỗi cá nhân trở nên hoàn thiện hơn. Những hành động cao cả sẽ đọng mãi nơi ký ức tốt đẹp của bạn bè, gia đình và xã hội, còn niềm đau sẽ vơi đi và dần bị lãng quên theo lớp bụi thời gian.

-     Sự chia sẻ luôn mang lại niềm vui, hạnh phúc, sức khỏe, và thậm chí là cả sự sống cho con người.

-     Khi giúp đỡ người khác, ta sẽ nhận lại sự kính trọng, niềm tin yêu của người khác và cả sự sẵn sàng giúp đỡ lại mình lúc mình gặp khó khăn.

-  Mỗi người biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ người khác sẽ góp phần làm cho xã hội này giàu tình cảm hơn, phát triển văn minh hơn, vững mạnh hơn.

d.  Bài học nhận thức và hành động:

- Mỗi ngày sống là một trải nghiệm, được yêu thương, được sẻ chia là điều hạnh phúc nhất.

- Liên hệ bản thân

Câu 6:

Cho đoạn trích sau:

Tràng nhắc mẹ:

- Kìa nhà tôi nó chào u.

Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn lại gần nói tiếp:

- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau…

Chẳng qua nó cũng là cái số cả…

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh đẻ cái mở mặt sau này. Còn minh thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thì và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

-                Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

-                Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà báo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối chùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...

-                Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.

Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mậtt:

-                Kể ra làm được dăm bà mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…

Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai NXB Giáo dục 2008)

Cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên để thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà văn.

Xem đáp án

Yêu cầu chung:

- Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài.. .

-Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.

Yêu cầu cụ thể

Đầy đủ bố cục 3 phần:

- Mở bài: Nêu đúng vấn đề cần nghị luận:

+ Truyện khắc họa thành công nhân vật bà cụ Tứ - một người mẹ nghèo khổ nhưng giàu lòng yêu thương và tin tưởng vào cuộc sống. Ở đoạn trích "Bà lão cúi đầu nín lặng... nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng", Kim Lân đã bộc lộ tài năng miêu tả tâm lí nhân vật rất chân thực, tinh tế. 

+ Qua đó, thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà văn

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề

Khái quát về tác giả, tác phẩm

             Tác giả:

- Kim Lân là một trong những cây bút chuyên viết truyện ngắn hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại.

- Chủ yếu viết về đề tài người nông dân và nông thôn Việt Nam trước CM.

- Nhà văn Nguyên Hồng nhận xét về Kim Lân: “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với đất và người, với những thuần hậu và nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”.

             Tác phẩm:

- Truyện ngắn “Vợ nhặt” được sáng tác dựa trên tiền thân là cuốn tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”, được sáng tác ngay sau CM nhưng còn dang dở và mất bản thảo

- Khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc (năm 1954), tác giả dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết nên truyện ngắn “Nhặt vợ”.

- Đổi tên thành “Vợ nhặt” in trong tập “Con chó xấu xí” (1962) -> nhan đề gây ám ảnh trong lòng người đọc về thân phận của con ngừi trong năm đói và hé mở tình huống truyện độc đáo.

Cảm nhận đoạn trích

* Khái quát nội dung đoạn trích trước đó: Tình huống Tràng nhặt được vợ, dẫn vợ về nhà ra mắt bà cụ Tứ

* Hoàn cảnh, ngoại hình nhân vật:

- Chồng mất, con gái mất. Tuổi cao, sức yếu, bà sống với anh con trai làm nghề kéo xe bò thuê. Nhà nghèo lại là dân ngụ cư nên con bà mãi không lấy được vợ. 

-            Cách giới thiệu nhân vật:

+ Xuất hiện giữa thiện truyện, đặt bà trong tình huống trớ trêu

+ Dáng đi: lọng khọng

+ Vừa đi vừa lẩm bẩm

+ Tiếng ho húng hắng từ xa

Kim Lân đã dựng lên chân dung của một người mẹ nông dân mà ở đó có in hằn dấu ấn của thời gian tuổi tác. Ở nhân vật nỗi lo cơm áo luôn đè nặng. Bà là tiêu biểu và hiện thân cho con người trong những năm đói, tiêu biểu cho người mẹ nông dân nghèo nhưng giàu tình thương con.

Tâm trạng nhân vật:

- Trước hết, bà cụ Tứ cũng thể hiện sự ngạc nhiên trước lời nói của Tràng và sự xuất hiện của cô con dâu mới. Nhưng ngay sau đó, người mẹ thương con hiểu ra mọi chuyện, tự dằn vặt mình, bà cảm thấy tủi cho con vì không giúp gì được cho con, để con phải “ nhặt vợ” trong hoàn cảnh túng đói. Trong tâm trạng bà, sự ngạc nhiên, buồn, vui, lo âu, lẫn lộn. Tất cả đều xuất phát từ lòng thương con.

- Khi bà lão hiểu ra cớ sự thì bà chìm sâu vào niềm ai oán, thương xót tất cả được thể hiện rõ qua hành động bà lão cúi đầu nín lặng. Có lẽ đằng sau hành động cúi đầu là cả một cơn bão tâm trạng với biết bao niêm cay đắng tủi cực đang ập đến với bà.

- Chi tiết dòng nước mắt "rỉ" xuống 2 dòng nước mắt: là dòng nước mắt của bao nỗi cay đắng tủi hờn, dòng nước mắt ấy dã héo quắt lại đã cạn khô cùng với cuộc sống đói khổ, lam lũ.

- Bà cụ Tứ lo lắng cho các con, bà lo rằng không biết chúng có nuôi nổi nhau sống được qua cái kỳ này không

- Với người con dâu, bà không hề rẻ rúng, mà ngược lại tỏ ra rất gần gũi, chân tình, xóa đi mặc cảm ở chị (Chú ý câu nói chan chứa yêu thương của bà cụ Tứ với con dâu: "U cũng mừng lòng" -> gỡ bỏ cho người vợ nhặt thân phận). Bà thương con trai, thương con dâu , lo cho chúng nó lại lặp lại cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của vợ chồng cụ trước đây. Và người mẹ không cầm được nước mắt khi nghĩ đến bữa cơm đạm bạc thê thảm của ngày đói sẽ là bữa tiệc cưới mừng hai đứa thành gia thất.

- Người mẹ gần đất xa trời, với tấm lòng trải đời, tấm lòng xót thương day dứt ấy vẫn bộc lộ niềm tin mãnh  liệt vào cuộc sống. Bà động viên các con bằng triết lí kinh nghiệm sống ( Ai giàu ba họ, ai khó ba đời….); hướng tới ánh sáng niềm tin vào tương lai. Bà uớc mơ thầm kín về việc sinh sôi nảy nở trong căn nhà mình, thu xếp lại nhà cửa cho quang quẻ, nề nếp, ý nghĩ đời sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá lên, bàn tính về tương lai, hi vọng cuộc sống mới.

=> Nhờ có bà cụ Tứ mà câu chuyện nhặt vợ của Tràng được soi chiếu từ một góc mới, làm bật lên các âm hưởng khác nhau: đau buồn và hứng khởi, bi quan và lạc quan, lãng mạn và đời thường.

- Với cách sử dụng điểm nhìn của bà cụ Tứ, tâm trạng riêng của người mẹ từng trải, rất thương con, vừa mừng vừa lo trước cảnh hai đứa con về với nhau, tác giả Kim Lân đã thể hiện tài năng xây dựng tâm lí nhân vật, am hiểu con người nông thôn.

Nhận xét: Qua đoạn trích, thấy được tư tưởng nhân đạo của nhà văn

- Xót thương cho cuộc đời đau khổ, tủi nhục, thân phận rẻ rúng, bèo bọt, vô giá trị của người nông dân trong nạn đói năm 1945.

- Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít, phong kiến gây ra nạn đói, đẩy người nông dân đến bờ vực của cái đói, cái chết.

- Phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người lao động: tình người cao đẹp, khát vọng hạnh phúc gia đình, lạc quan và tin yêu mãnh liệt vào cuộc sống.

Mở rộng: Theo lời nhà văn Kim Lân, “Khi viết về cái đói, thường mọi người có ý nghĩ là khi đói con người ta khổ cực và đói người ta không nghĩ đến con đường chết mà chỉ nghĩ đến con đường sống. Dù trong tình huống bi thảm đến đâu, dù kề bên cái chết vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn hướng về ánh sáng, vẫn tin vào sự sống và vẫn hi vọng ở tương lai. Lúc đói, người ta phải kiếm sống, thậm chí, nhặt rác rưởi, nhặt ốc, nhặt chuột, ăn uống một cách thậm tệ, thê thảm , nhưng  đến tối họ vẫn có một gia đình, gia đình nào về nhà ấy, vẫn hi vọng một điều gì. Họ vẫn trò chuyện về đồng áng, giỗ chạp, những chuyện hướng về một cái gì đó là sự sống, đói nhưmg không làm con người ta đen tối, mất hi vọng mà phải cướp cám mà ăn”.

+ Học sinh có thể liên hệ, mở rộng và so sánh với giá trị nhân đạo mà của các tác giả cùng viết về đề tài người nông dân ( Tắt đèn, Chí Phèo, …).

- Nổi bật nhất trong giá trị nhân đạo đó là niềm tin tưởng sâu sắc vào - con người lao động, bản năng sống, khát vọng sống mạnh mẽ của họ. Tình cảm nhân đạo của tác phẩm mới mẻ hơn so với nhiều tác phẩm cùng viết về đề tài này

- Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo qui tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

- Sáng tạo: có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan