IMG-LOGO

Đề 22

  • 7117 lượt thi

  • 6 câu hỏi

  • 30 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

Trong bài thơ trên có hình ảnh trong lời bài hát được miêu tả. Đó là những hình ảnh nào, những hình ảnh đó gợi cho em những suy nghĩ gì.

Xem đáp án

Trong lời mẹ hát có những hình ảnh sau: cánh cò trắng, cánh đồng, hoa mướp.

Đó là những hình ảnh dung dị, đời thường của cuộc đời hàng ngày, cuộc đời ấy có sự gắn bó mật thiết với tuổi thơ của đứa trẻ. Khi nghe lời mẹ hát, cuộc đời như được thu nhỏ trong tầm mắt của đứa trẻ, trở thành nguồn tưới mát tâm hồn đứa trẻ, khiến đứa trẻ không thể nào quên được.

Câu 3:

Nhân vật người mẹ được miêu tả là một người như thế nào.

Xem đáp án
Nhân vật người mẹ được tái hiện trong đoạn trích là một người tần tảo nuôi con qua tháng năm, vượt qua những khó khăn của cuộc đời để nuôi con khôn lớn. Người mẹ được tái hiện qua những lời hát ru, qua hình dáng nhỏ nhắn, qua mái tóc bạc ghi dấu thời gian, qua tấm lưng còng chịu nhiều sương gió. Những câu thơ như khắc ghi lại bóng dáng mẹ cao cả, suốt đời hi sinh cho người con của mình những điều tốt đẹp nhất.

Câu 4:

Nêu nội dung của khổ thơ cuối và sắc thái chủ đạo của cả bài thơ.

Xem đáp án

Khổ thơ cuối của đoạn trích là lời đúc kết của tác giả từ những tình cảm sâu nặng của người mẹ dành cho người con của mình. Khổ thơ dung dị như chính người mẹ vậy, thông qua lời mẹ hát mà tác giả nhìn thấy cả cuộc đời của mình: Mẹ ơi, trong lời mẹ hát/ Có cả cuộc đời hiện ra. Cách nói ý vị đó cho thấy tấm lòng biết ơn sâu nặng mà tác giả gửi gắm, đề từ đó tác giả hướng đến một lối sống tốt đẹp, vị tha: Lời ru chắp con cánh/ Lớn rồi con sẽ bay xa. Lời hứa hẹn đó như trở thành phương châm sống của tác giả, luôn hướng về tương lai với niềm hưng phấn ngọt ngào.

Sắc thái chủ đạo của bài thơ là nhẹ nhàng, sâu lắng, thấm thía.


Câu 5:

Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về ý nghĩa lời ru của mẹ đối với đời sống mỗi con người.

Xem đáp án

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

         Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích.

 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: ý nghĩa lời ru của mẹ đối với đời sống mỗi con người

c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ ý nghĩa lời ru của mẹ đối với đời sống mỗi con người. Có thể triển khai theo hướng sau:

- Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi gắm tâm tình của mẹ đối với con mình. Lời ru chứa đựng trong đó cả một thế giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng cho đứa con.

- Lời ru của mẹ được hấp thu từ mạch nguồn truyền thống yêu thương tình nghĩa từ bao đời của dân tộc ta.

- Ý nghĩa của lời ru: Là lời khuyên nhủ, dạy bảo, lời yêu thương, trân quý, là lời dặn dò và lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

- Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ hiện đại, một số bộ phận các bà mẹ trẻ không thuộc những lời bài hát ru và chưa ru con theo cách truyền thống.

- Thật hạnh phúc cho những ai được lớn lên trong tiếng hát ru của mẹ, trong điệu nhạc du dương, trong những ngôn từ đẹp đẽ, ấm áp ngọt ngào đầy nhân bản của tình mẫu tử.

* Bài học nhận thức hành động:

Sau này xây dựng gia đình, sinh con đẻ cái duy trì nòi giống, em cùng người thân trong gia đình sẽ hát ru con bằng những giai điệu dân ca ngọt ngào và ấm nồng nhân nghĩa và đạo lí của người Việt Nam.

d. Sáng tạo

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Câu 6:

Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mị cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần.

Thường khi đến gà gáy Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc thật lâu thì các chị em trong nhà mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức sưởi lửa suốt đêm.Mỗi đêm, nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp.Nhưng đêm sau Mỵ vẫn ra sưởi như đêm trước.

Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng lên, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết,nó bắt mình chết cũng thôi,nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi thì chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ ... Mị phảng phất nghĩ như vậy.

(Trích Vợ chồng A Phủ- Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD,2008, tr 13)

  Phân tích hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tình cảm của nhà văn Tô Hoài đối với nhân dân Tây Bắc.

Xem đáp án

1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một trích văn xuôi

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.

2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

      Hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích; nhận xét tình cảm của nhà văn Tô Hoài đối với nhân dân Tây Bắc.

3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:

3.1.Mở bài:

- Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn từ trước năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động ở lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành quả quan trọng trong sáng tác văn học, nhất là về đề tài miền núi. Một trong những thành công của Tô Hoài khi viết về đề tài này là truyện “Vợ chồng A Phủ”;

- Nêu vấn đề cần nghị luận: nhân vật Mị trong đoạn trích Những đêm mùa đông (…)Mị phảng phất nghĩ như vậy thể hiện những nét mới mẻ về người nông dân sau cách mạng trong sáng tác của nhà văn Tô Hoài.

3.2.Thân bài: 3.50

3.2.1. Khái quát về tác phẩm

- Truyện Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc, là kết quả của chuyến Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952), đánh dấu độ chín của phong cách nghệ thuật Tô Hoài. Tác phẩm viết về cuộc sống tăm tối và khát vọng sống mãnh liệt của người dân miền núi dưới ách thống trị của thực dân phong kiến. Mị là nhân vật chính, là linh hồn của tác phẩm.

- Vị trí, nội dung đoạn trích: thuộc phần cuối trong phần 1 của truyện Vợ chồng A Phủ , kể về diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Mị trong đêm đông cứu A Phủ.

3.2.2. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn trích: 2.5đ

a. Về nội dung: (2.0đ)

   a.1. Hoàn cảnh Mị gặp A Phủ

    -Giới thiệu sơ lược về Mị: một cô gái xinh đẹp, tài năng, hiếu thảo. Vì món nợ truyền kiếp của gia đình và sự tàn ác của bọn chúa đất miền núi Tây Bắc mà Mị trở thành nạn nhân của chế độ cho vay nặng lãi. Mị là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra. Trong đêm tình mùa xuân, nhờ tác động bởi ngoại cảnh, men rượu, tiếng sáo, Mị có sức sống tiềm tàng, khao khát hạnh phúc, tình yêu;

    - Giới thiệu sơ lược về A Phủ: một thanh niên có thân phận như Mị, cũng phải ở nhà thống lí Pá Tra để gạt nợ. Do để mất bò mà bị trói đêm này sang đêm khác, ngày này sang ngày kia.

     - Hai con người đau khổ không hẹn mà gặp nhau tại nhà thống lí Pá Tra trong đêm đông nơi núi cao lạnh lẽo.

a.2.Diễn biến tâm lí và hành động của Mị

- Mị có thói quen thức sưởi lửa suốt đêm-đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn.

    +Nếu không có bếp lửa kia thì Mị đến chết héo. Mỗi đêm, Mị dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu lần: Từ chỉ thời gian mỗi đêm, không biết bao nhiêu lần: gợi thói quen lặp đi lặp lại như một bản năng, ăn vào vô thức. Đó là bản năng tìm tới hơi ấm, ánh sáng.Mị chỉ biết, chỉ còn ở với ngọn lửa: điệp từ “chỉ” diễn tả nét nghĩa tồn tại ít ỏi. Trong văn hóa nhân loại, ngọn lửa thường là vật biểu trưng cho ánh sáng, sự sống. Ở đây, ngọn lửa ngầm ẩn sự hiện hữu tuy tối thiểu nhưng dai dẳng của sức sống trong Mị.

     +A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước: Từ vẫn tiếp tục nhấn mạnh niềm khát sống bền bỉ. Hình tượng ngọn lửa là nguồn sáng- nguồn ấm-nguồn sống duy nhất đồng thời tiềm sâu sức sống dai dẳng, bền bỉ, bất chấp của Mị.

-Lúc đầu, Mị có trạng thái thản nhiên đáng sợ.

Sau sự nổi loạn ở đêm tình mùa xuân không thành, Mị đã bị cường quyền, thần quyền nhà thống lý Pá tra vùi dập, chà đạp, để bị rơi vào trạng thái tê liệt còn đáng sợ hơn cả trước đây. Điều đó thể hiện trong cách Mị nhìn A Phủ bị trói đứng. Mị trơ lì tê liệt đến mức vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Ba chữ cũng thế thôi tách riêng thành một nhịp, lời văn nửa trực tiếp đã tái hiện chính xác thái độ lạnh lùng của nhân vật. Nghĩa là cô không chỉ khước từ quyền sống của chính mình mà còn không quan tâm đến cả sự sống của đồng loại. Tuy có lúc A Sử đi chơi đêm về, ngứa tay ngứa chân, “đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp”, nhưng đêm sau Mị vẫn gan lì, lặng lẽ phản kháng, tiếp tục ra sưởi lửa như đêm trước. Bởi lẽ ngọn lửa đã là người bạn, là cứu cánh của Mị - “Mị chỉ biết chỉ còn ở với ngọn lửa”. Đó là thái độ thản nhiên đáng sợ vì không có tình đồng loại. Vì sao? Lí giải vấn đề này, ta thấy có ba nguyên nhân. Một là, cảnh người bị trói đến chết không phải là hiếm hoi ở nhà thống lí. Hai là, cuộc sống bao năm làm con rùa lùi lũi trong xó cửa đã tạo cho Mị một sức ì, một quán tính cam chịu, nhẫn nhục quá lớn. Ba là, Mị đã chịu đựng quá nhiều đau khổ về thể xác lẫn tinh thần nên cô đã trở nên chai sần vô cảm, khả năng cảm thông, chia sẻ với cảnh ngộ khốn cùng của người khác ở Mị gần như bị tê liệt. Mị chẳng khác gì “tảng đá”.

-Những dòng nước mắt của A Phủ làm Mị có nhu cầu được hi sinh: Nguyên nhân quan trọng nhất đã tác động đến tâm lý của Mị để từ sự chai sạn vô cảm đã sống dậy những cảm xúc mãnh liệt, đã bừng dậy khát vọng tự do đó chính là dòng nước mắt của A Phủ. Dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen của A Phủ đã tác động mạnh đến tâm lý của Mị, đưa cô từ cõi quên trở về với cõi nhớ. Mị nhớ lại đêm năm trước mình cũng bị A Sử trói đứng như vậy, nước mắt chảy xuống mà không thể lau đi được. Chính việc sống lại những kí ức đó đã khiến Mị nhận thấy sự đồng cảm, đồng cảnh giữa mình và A Phủ, để từ lòng thương mình, cô đã thương người và cuối cùng là hành động cứu người.

Tô Hoài đã khéo léo dùng cách trần thuật nửa trực tiếp để cho người đọc thấy rõ cảm xúc của Mị: Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Dạng thức cảm thán đã cho thấy Mị không còn thờ ơ, vô cảm với đồng loại mà trong tâm hồn cô đã dấy lên một tình thương yêu mãnh liệt. Tâm lí này cho thấy phẩm chất nhân hậu tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ cùng khổ.

Cùng với lòng thương người, Mị đã nhận ra bản chất tàn ác, vô nhân đạo của cha con nhà thống lý: chúng nó thật độc ác. Từ chỗ cúi đầu chấp nhận tất cả những đau đớn đọa đày ở nhà thống lý đến chỗ cảm nhận được điều này là một bước tiến trong nhận thức và tình cảm của nhân vật. Mị đã thể hiện thái độ phản kháng, không còn chấp nhận sự áp chế của thần quyền và cường quyền nữa.

Mị nhận thấy sự khác biệt giữa mình và A Phủ. Vì tin là mình đã bị ma nhà thống lý Pá Tra nhận mặt nên cô ý thức được sự ràng buộc của đời mình, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi. Còn với A Phủ, Mị nhận rõ sự bất công: Người kia việc gì mà phải chết ? Ý thức rõ được hậu quả khi một ngày kia A Phủ trốn được rồi thì mình sẽ bị trói và chết bên cái cọc ấy nhưng Mị không thấy sợ. Dù không nói ra một cách rõ ràng nhưng những suy nghĩ của Mị đã cho thấy cô chấp nhận cái chết về phía mình để tìm cách cho A Phủ được sống. Đến đây có thể thấy lòng thương người đã lớn tới mức Mị quên đi sự sống của bản thân đế đối lấy sự sống cho người khác.Tâm lý này đã ánh lên vẻ đẹp cao thượng vị tha trong tâm hồn Mị.

- Đánh giá ý nghĩa:

+Qua diễn biến tâm lí của nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài muốn khẳng định: bạo lực không thể đè bẹp, hủy diệt khát vọng sống, khát vọng tự do, hạnh phúc. Chỉ có điều là để có được sự sống, tự do, hạnh phúc, con người đã phải trải qua nhiều tủi nhục, đắng cay.

     +Tái hiện nhân vật Mị trong thế cùng A Phủ đối đầu với bọn lang đạo, địa chủ miền núi Tây Bắc, Tô Hoài đã lên án giai cấp thống trị bất nhân được thực dân Pháp bảo trợ đã chà đạp lên quyến sống, quyền hạnh phúc của những người dân lương thiện miền núi Tây Bắc. Đồng thời, Tô Hoài cũng đã đồng cảm, xót thương sâu sắc trước những nỗi đau tê buốt, xé lòng; đặc biệt là ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp, sức sống diệu kì của những kiếp nông nô lầm than, tủi nhục - trong mọi cảnh ngộ, họ luôn luôn tìm cách vươn lên bằng khát vọng tự do, hạnh phúc, bằng sức mạnh yêu thương và sự dẫn đường chỉ lối của cách mạng sau này.

b. Về nghệ thuật:

 - Khả năng miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc, đi sâu khai thác diễn biến tâm trạng của nhân vật;

 - Ngôn từ độc đáo, giàu ý nghĩa, giọng văn đầy chất thơ;

 - Cách miêu tả rất cụ thể, thủ pháp tăng tiến; nhịp văn thúc bách, nhanh, gấp; lời văn nửa trực tiếp…

3.2.3. Nhận xét tình cảm của nhà văn Tô Hoài đối với nhân dân Tây Bắc:

 - Đồng cảm với nỗi khổ đau mà con người phải gánh chịu (đồng cảm với thân phận làm dâu gạt nợ của Mị khi nhớ lại bị A Sử chà đạp; nỗi đau của A Phủ khi bị trói vào cây cọc để thế mạng con hổ).

 - Phát hiện ra tinh thần phản kháng của con người bị áp bức (từ vô cảm, Mị đã đồng cảm với người đồng cảnh ngộ; từ suy nghĩ đúng sẽ có hành động đúng).

 -Tấm lòng nhà văn dành cho đồng bào miền núi thật sâu nặng, nghĩa tình, xét đến cùng đó chính là tấm lòng nhân đạo của người nghệ sĩ dành cho đất và người Tây Bắc.

3.3.Kết bài: 0.25

     - Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của nhân vật Mị qua đoạn trích;

     - Nêu cảm nghĩ về tư tưởng và nghệ thuật trong sáng tác của Tô Hoài.

4. Sáng tạo                                                   

            Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

5. Chính tả, dùng từ, đặt câu                        

            Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan