Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965-1968) (Có đáp án)
Chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của đế quốc Mĩ ở miền Nam (1965-1968) (Có đáp án)
-
1044 lượt thi
-
37 câu hỏi
-
37 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
“Nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần” là âm mưu của Mĩ trong chiến lược quân sự nào
Đáp án C
Với chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Mĩ âm mưu nhanh chóng tạo ra ưu thế về binh lực và hỏa lực có thể áp đảo quân chủ lực của ta bằng chiến lược quân sự mới “tìm diệt”, cố giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải phân tán nhỏ, hoặc rút về biên giới, làm cho chiến tranh tàn lụi dần
Câu 2:
Lực lượng quân sự nào giữ vai trò nòng cốt trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1965-1968)?
Đáp án A
Trước sự yếu kém của quân đội Sài Gòn, trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam, lực lượng quân sự giữ vai trò nòng cốt đã được thay thế từ quân đội Sài Gòn bằng quân đội Mĩ để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam
Câu 3:
Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là
Đáp án D
Thủ đoạn chính của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam (1965-1968) là mở những cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào vùng “đất thánh Việt Cộng” để tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam
Câu 4:
Nội dung nào không phải là biện pháp của Mỹ khi triển khai thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) ở miền Nam Việt Nam?
Đáp án C
- Các đáp án A, B, D: đều là biện pháp của Mĩ khi triển khai thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968).
- Đáp án C: là âm mưu của Mĩ khi thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 – 1973).
Câu 5:
Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) được coi là Ấp Bắc đối với quân Mĩ?
Đáp án B
Ngày 18-8-1965, Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện vũ khí chiến tranh hiện đại mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt đơn vị chủ lực của quân giải phóng, nhưng thất bại. Chiến thắng Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam
Câu 6:
Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là
Đáp án C
Các cuộc hành quân chủ yếu trong mùa khô 1965-1966 của Mĩ và quân đội Sài Gòn nhằm vào hai hướng chính là là Đông Nam Bộ và Liên khu V với mục tiêu đánh bại chủ lực Quân giải phóng
Câu 7:
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), cuộc chiến đấu nào của quân dân miền Nam đã buộc Mĩ phải “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược?
Đáp án C
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược- tức là thừa nhận sự thất bại của “chiến tranh cục bộ”, rút dần lực lượng quân Mĩ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam, chuyển sang thực hiện một chiến lược mới
Câu 8:
Thắng lợi nào của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975) buộc Mỹ phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại hội nghị Paris?
Đáp án A
Thắng lợi của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968 đã buộc Mĩ phải chấp nhận đến bàn đàm phán ở Pari để bàn về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam
Câu 9:
Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1968?
Đáp án D
Sau thất bại của Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của mình ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã đề ra và thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Câu 10:
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là
Đáp án C
Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường (1965) là chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ. Từ đó củng cố niềm tin cho quân dân miền Nam, mở ra cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt”.
Câu 11:
Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) vào ngày 18 - 8 - 1968, chứng tỏ:
Đáp án B
- Đáp án A loại vì chiến thắng Vạn Tường mới chỉ làm thất bại bước đầu chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- Đáp án B đúng vì với ưu thế lực lượng và trang bị chiến tranh, Mĩ đã tập trung quân tấn công Vạn Tường. Tuy nhiên, chỉ sau 1 ngày, quân dân miền Nam đã đánh bại cuộc tấn công này của quân Mĩ. Chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) đã chứng tỏ khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ của quân dân miền Nam.
- Đáp án C loại vì lực lượng đấu tranh thời điểm đó chủ yếu là lực lượng chính trị quần chúng.
- Đáp án D loại vì nếu đánh giá quân viễn chinh Mĩ mất khả năng chiến đấu là hạ thấp vai trò của chiến thắng Vạn Tường. Đồng thời, thực tế chứng minh, nếu quân viễn chinh Mĩ mất khả năng chiến đấu thì đã không tiếp tục tham chiến thời gian sau đó.
Câu 12:
Khả năng đánh thắng quân Mĩ tiếp tục được thể hiện trong trận chiến nào của quân dân miền Nam sau chiến thắng Vạn Tường (1965)?
Đáp án B
Sau thất bại ở Vạn Tường, trong hai mùa khô 1965-1966 và 1966-1967, Mĩ liên tiếp mở hàng loạt các cuộc hành quân tìm diệt nhằm tiêu diệt lực lượng giải phóng. Tuy nhiên, thắng lợi của quân dân miền Nam trong 2 cuộc phản công chiến lược này đã tiếp tục cho thấy khả năng quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
Câu 13:
Tại sao cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 lại mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước?
Đáp án D
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh (tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược; chấm dứt không điều kiện chiến tranh phá hoại miền Bắc) và chấm nhận đến đàm phán ở Pari để giải quyết vấn đề kết thúc chiến tranh ở Việt Nam. Từ đó, mở ra ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước.
Câu 14:
Đâu không phải là nguyên nhân khiến Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh sau đòn tấn công bất ngờ ở tết Mậu Thân năm 1968
Đáp án D
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 diễn ra ngay sau 2 cuộc phản công mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, giữa lúc quân số Mĩ đang ở mức cao nhất và ở ngay trong lòng đô thị Sài Gòn. Điều này đã khiến cho Mĩ choáng váng, ý chí xâm lược bị lung lay khi không thể bẻ gãy được “xương sống” của Việt Cộng. Phong trào phản đối chiến tranh ở Mĩ dâng cao khiến cho nội tình đất nước bị chia rẽ sâu sắc. Do đó Mĩ buộc phải xuống thang chiến tranh, chuyển sang thực hiện chiến lược mới.
=> Mĩ buộc phải xuống thang sau đòn tấn công bất ngờ ở Tết Mậu Thân năm 1968 không xuất phát từ nguyên nhân quân đội Sài Gòn có đủ khả năng tự đứng vững trên chiến trường
Câu 15:
Ngày 31 - 3 - 1968, bất chấp sự phản đối của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; không tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai; sẵn sàng đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh. Những động thái đó chứng tỏ: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã
Đáp án D
- Đáp án A loại vì Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ chứ chưa làm cho ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam bị sụp đổ hoàn toàn.
- Đáp án B loại vì Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 không làm khủng hoảng sâu sắc hơn quan hệ giữa Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
- Đáp án C loại vì Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 không buộc Mỹ phải giảm viện trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn. Lúc này Mĩ còn mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương nên nguồn viện trợ không thể giảm xuống.
- Đáp án D đúng vì Sau Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, ngày 31 - 3 - 1968, bất chấp sự phản đối của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; không tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai; sẵn sàng đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh. Những động thái đó chứng tỏ: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mỹ phải xuống thang trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Câu 16:
Đâu là ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Ấp Bắc (2/1/1963) và chiến thắng Vạn Tường (1965)?
Đáp án D
Chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng Vạn Tường đều là hai chiến thắng quân sự mở đầu cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống lại hai chiến lược chiến tranh “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) và “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mĩ. Hai chiến thắng mở đầu này chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại hai chiến lược chiến tranh của Mĩ, củng cố niềm tin, thúc đấy nhân dân miền Nam tiếp tục tiến lên đấu tranh giành thắng lợi.
Câu 17:
Điểm giống nhau cơ bản về ý nghĩa của chiến thắng Ấp Bắc (Mỹ Tho) ngày 02-01-1963 và chiến thắng Vạn Tường (Quảng Ngãi) ngày 18-8-1965?
Đáp án C
- Chiến thắng Ấp Bắc và chiến thắng và chiến thắng Vạn Tường đều là hai thắng lợi quân sự quan trọng, mở đầu cho cuộc đấu tranh chống lại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ.
- Hai chiến thắng này chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại chiến lược chiến tranh của Mĩ, là tiền đề quan trọng cho những chiến thắng tiếp theo. Trong đó:
+ Chiến thắng Ấp Bắc đã bước đầu làm thất bại chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận” của Mĩ. Sau chiến thắng này, trên khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”, thúc đẩy phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam phát triển và từng bước làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
+ Còn chiến thắng Vạn Tường được coi như “Ấp Bắc” thứ hai đối với quân Mĩ, mở ra cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam. Chiến thắng này chứng tỏ nhân dân miền Nam có khả năng đánh bại quân Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968).
Câu 18:
So với phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968) của Mĩ có điểm gì mới?
Đáp án A
Trong cuộc đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân trong các đô thị phát triển mạnh mẽ, nổi bật là các tín độ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm. Còn trong cuộc đấu tranh chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), ở hầu khắp các thành thị, công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, phật tử, một số bĩnh sĩ quân đội Sài Gòn,… đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.
Câu 19:
Điểm mới trong phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) so với phong trào đấu tranh ở đô thị chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ là
Đáp án A
Về phong trào đấu tranh ở các đô thị:
- Giai đoạn 1961 - 1965: (chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, sgk trang 171). Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân trong các đô thị phát triển mang mẽ, nổi bật là các tín độ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm.
- Giai đoạn 1965 - 1968: (chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ, sgk trang 175). Trong hầu khắp các thành thị, công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, phật tử, một số bĩnh sĩ quân đội Sài Gòn,… đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.
Câu 20:
Đâu không phải là điểm mới của chiến lược “chiến tranh cục bộ” so với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở Việt Nam?
Đáp án C
Tính chất chiến tranh giữa chiến tranh đặc biệt (1961-1965) và chiến tranh cục bộ (1965-1968) không có sự thay đổi. Bản chất của nó vẫn là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ ở Việt Nam.
Câu 21:
Điểm giống nhau giữa chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961- 1965) và “chiến tranh cục bộ” (1965-1968) của Mỹ ở Việt Nam là gì?
Đáp án D
Câu 22:
Nội dung nào dưới đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ"?
Đáp án A
- Đáp án A đúng vì chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" và chiến lược "Chiến tranh cục bộ" có sự khác biệt về lực lượng quân đội tiến hành chiến lược chiến tranh. Trong đó, trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn còn trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ" sử dụng quân đội Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn.
- Đáp án B loại vì đây là điểm giống nhau về bản chất giữa hai chiến lược chiến tranh.
- Đáp án C loại vì ở cả 2 chiến lược chiến tranh, miền Nam là đều là chiến trường chủ yếu, mở rộng ra miền Bắc chỉ là sự leo thang chiến tranh, biện pháp và mục tiêu chiến tranh cơ bản đều giống nhau.
- Đáp án D loại vì cả 2 chiến lược đều sử dụng chiến thuật “trực thăng vận” và “thiết xa vận”, có sự chỉ huy của cố vấn Mĩ và sử dụng vũ khí, phương tiện chiến tranh của Mĩ.
Câu 23:
Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là
Đáp án B
Điểm độc đáo trong thời điểm mở màn cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968) là ta mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, tranh thủ lúc kẻ thù đang lơ là cảnh giác đồng loạt ở 37 tỉnh, 4 đô thị lớn. Điều này đã tạo ra sự bất ngờ, choáng váng cho quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, khiến chúng không kịp trở tay
Câu 24:
Yếu tố bất ngờ nhất của cuộc tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân (1968) là
Đáp án B
Yếu tố bất ngờ nhất của cuộc tiến công và nổi dậy trong Tết Mậu Thân (1968) là mở đầu cuộc tiến công vào đêm giao thừa, đồng loạt ở 37 tỉnh, 5 thành phố. Địch đã tính đến trường hợp ta tấn công nhưng không ngờ tới khi ta có thể mở cuộc tấn công đồng loạt trên diện rộng ở các tỉnh và đô thị miền Nam
Câu 25:
Tại sao trong chiến lược “chiến tranh cục bộ” Mĩ đã đưa quân đội trực tiếp tham chiến nhưng vẫn được coi là chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới?
Đáp án D
Chiến lược “chiến tranh cục bộ” được đề ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, không thể tiếp tục tự đứng vững trước các cuộc tấn công của quân Giải phóng. Vì thế Mĩ buộc phải đưa quân viễn chinh của mình vào miền Nam để cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Do đó đây được coi là một hình thức đặc biệt của chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới
Câu 26:
Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1965 - 1968) bộc lộ mâu thuẫn giữa
Đáp án C
Mỹ đưa quân vào miền Nam nhằm cứu vãn sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn, cuộc chiến tranh này được đề ra trong thế thua, thế thất bại và bị động, cho nên nó chứa đựng đầy mâu thuẫn về chiến lược. Tiêu biểu là:
- Mâu thuẫn giữa mục đích muốn giấu mặt trá hình để áp đặt chủ nghĩa thực dân kiểu mới (Mục đích) nhưng buộc phải tiến hành chiến tranh bằng quân viễn chinh của Mỹ nên chúng nhanh chóng bị lộ mặt (Biện pháp).
- Mâu thuẫn giữa tiến hành chiến tranh xâm lược nhưng phải xây dựng cho được chính quyền, quân đội tay sai bản xứ làm chỗ dựa và là công cụ xâm lược của Mỹ nhằm áp đặt cho được chủ nghĩa thực dân kiểu mới.
=> Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” bộc lộ mâu thuẫn giữa mục đích chính trị và biện pháp xâm lược.
Câu 27:
“Ánh sáng sao” là cuộc hành quân nằm trong chiến lược chiến tranh nào của Mĩ ở miền Nam Việt Nam
Đáp án C
“Ánh sáng sao” là tên gọi của cuộc hành quân “tìm diệt” vào thôn Vạn Tường ngày 18-8-1965 của quân đội Mĩ nhằm tiêu diệt lực lượng quân Giải phóng miền Nam. Nó nằm trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”
Câu 28:
Cuộc hành quân mang tên “ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho chiến lược chiến tranh nào của Mỹ
Đáp án C
Trận Vạn Tường – nằm trong chiến dịch Operation Starlite (Cuộc hành quân Ánh sáng sao) là chiến dịch “tìm” và “diệt” của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam vào năm 1965. Cuộc hành quân Ánh sáng sao bắt đầu ngày 17 tháng 8 năm 1965 và kết thúc ngày 24 tháng 8 năm 1965 với trận đánh chính diễn ra ngày 18 tháng 8 tại làng Vạn Tường nên được gọi là trận Vạn Tường.
=> Cuộc hành quân “ánh sáng sao” nhằm thí điểm cho chiến lược chiến tranh cục bộ của Mĩ.
Câu 29:
Những câu thơ sau đây là hiệu lệnh tiến công của trận chiến nào trong cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1975)
“Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam- Bắc thi đua đánh giặc Mĩ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.”
Đáp án B
Bốn câu thơ trên là bài thơ chúc tết của chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1968, đồng thời là hiệu lệnh nổ súng của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968
Câu 30:
Nghệ thuật quân sự nào của cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 đã được Bộ chính trị Trung ương Đảng kế thừa phát huy từ cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945?
Đáp án C
Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc nổi dậy của quần chúng dựa vào lực lượng chính trị quần chúng, kết hợp với lực lượng vũ trang. Đến kháng chiến chống Mĩ, hình thức này không bị mất đi mà vẫn đươc bảo lưu và trở thành bộ phận hỗ trợ cho các cuộc tiến công quân sự của lực lượng vũ trang. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là trận đánh đầu tiên có sự kết hợp giữa hai hình thức này. Đây cũng chính là một sự thử nghiệm và rút kinh nghiệm của Đảng để có thể vận dụng thành công trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975
Câu 31:
“Đánh sập nguỵ quân, nguỵ quyền giành chính quyền về tay nhân dân, buộc Mỹ phải đàm phán rút quân về nước”. Đó là mục tiêu của ta trong:
Đáp án B
Đây là mục tiêu được đề ra trong Cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968. Tuy có ý nghĩa quan trọng nhưng mục tiêu này đề ra chưa thật sát với tình hình thực tế lúc đó, nhất là sau đợt tiến công Xuân Mậu Thân, ta không kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm để đánh giá lại tình hình và có chủ trương chuyển hướng kịp thời, ta chậm thấy sự cố gắng của địch và những khó khăn lúc đó của ta.
Câu 32:
Một phong trào thanh niên được phát động trong năm 1965 ở miền Nam?
Đáp án C
Tháng 3/1965, hoà nhịp với phong trào "Ba sẵn sàng" của thanh niên miền Bắc, tại Đại hội Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng Việt Nam lần thứ I đã phát động phong trào "Năm xung phong" và phát triển tổ chức Đoàn vững mạnh về chất lượng và số lượng, với những nội dung:
1. Xung phong tiêu diệt thật nhiều sinh lực địch.
2. Xung phong tòng quân và tham gia du kích chiến tranh.
3. Xung phong đi dân công và thanh niên xung phong phục vụ tiền tuyến.
4. Xung phong đấu tranh chính trị và chống bắt lính.
5. Xung phong sản xuất nông nghiệp trong nông hội.
Phong trào "Năm xung phong" của thanh niên miền Nam đã tạo nên một sức mạnh vĩ đại, động viên và hiệu triệu thanh niên miền Nam chiến thắng mọi khó khăn gian khổ, đánh bại mọi âm mưu xâm lược của Mỹ và tay sai, quyết tâm thực hiện giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Câu 33:
Ý nghĩa quan trọng nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 là gì?
Đáp án D
Ý nghĩa quan trọng nhất của Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm Mậu thân 1968 là đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mĩ, buộc chúng phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh (tức thừa nhận thất bại của Chiến tranh cục bộ).
Có thắng lợi này mới có những bước thắng lợi về sau.
Câu 34:
Ý nào sau đây không chứng tỏ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân của nhân dân ta đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ?
Đáp án B
- Các đáp án A, C, D là những nội dung chứng tỏ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân của nhân dân ta đã làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ.
- Đáp án B chỉ là hoạt động của quân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968.
Câu 35:
Nhận định nào dưới đây phản ánh không đúng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân năm 1968 của quân dân miền Nam Việt Nam?
Đáp án A
- Đáp án A: từ năm 1954 đến năm 1975, miền Nam vẫn luôn thực hiện mục tiêu chiến lược là thực hiện cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Chiến thắng này có ý nghĩa chiến lược (giải thích ở đáp án D) và không có ý nghĩa sách lược.
- Đáp án B: Chiến thắng này đã buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
- Đáp án C: chiến thắng này buộc Mĩ phải ngồi vào bản đàm phán, mở ra cục diện vừa đánh vừa đàm từ 1968 đến 1973.
- Đáp án D:
+ Chiến thắng này đã mở ra bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đây là cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa nhằm mục tiêu chiến lược là giáng cho đế quốc Mỹ và tay sai một đòn thật mạnh và hiểm, bất ngờ và đồng loạt, làm lung lay ý chí xâm lược, tạo bước ngoặt quyết định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
+ Là bước chuẩn bị, tạo đà cho những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược tiếp theo mà đỉnh cao là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
Câu 36:
Chiến thắng nào của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965 - 1968, tác động mạnh nhất đến nhân dân Mĩ?
Đáp án D
Chiến dịch Mậu Thân (1968) là lần đầu tiên trong lịch sử một cuộc chiến tranh được lên sóng truyền hình trực tiếp khắp thế giới. Trước đó, người dân nước Mỹ chỉ biết tới chiến tranh Việt Nam qua những bài báo, những đoạn phim tài liệu được "định hướng" một cách khéo léo khiến người dân Mỹ vẫn tin rằng cuộc chiến Việt Nam chỉ đơn giản là một chuyến "du lịch tới miền rừng rậm nhiệt đới", đúng như lời các sỹ quan tuyên truyền của Mỹ "quảng cáo" khi họ chiêu mộ thanh niên Mỹ gia nhập quân đội để tham chiến ở Việt Nam.
Đến khi chiến dịch Tết Mậu Thân năm 1968 nổ ra, người dân Mỹ mới "bàng hoàng" nhận ra rằng "chuyến du lịch" này lại là một chuyến đi không khác nào "du lịch mạo hiểm".
Đối với nhiều người dân Mỹ, ngay cả những người đã từng trực tiếp chứng kiến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đều cho rằng sự kiện này mang tính bước ngoặt trong cuộc chiến của Mỹ ở Việt Nam.
Câu 37:
Norman Morrison - một công dân Mĩ đã làm hành động gì để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam?
Đáp án C
Ngày 2-11-1965, để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ ở Việt Nam, Norman Morrison - một công dân Mĩ đã tự thiêu trước cửa Lầu Năm Góc - trụ sở bộ Quốc phòng Mĩ