Thứ sáu, 29/03/2024
IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Trắc nghiệm Lịch sử 12: Phong trào dân tộc dân chủ

Trắc nghiệm Lịch sử 12: Phong trào dân tộc dân chủ

TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 12: PHONG TRÀO DÂN TỘC DÂN CHỦ MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT (P1)

  • 1801 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 40 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ 2 ở Đông Dương trong hoàn cảnh

Xem đáp án

Đáp án A

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản châu Âu chịu hậu quả nặng nề. Trong đó, nước Pháp bị thiệt hại năng nề nhất với hơn 1,4 triệu người chết, thiệt hại về vật chất lên tới gần 200 tỉ phrăng.

=> Thực dân Pháp thực hiện khai thác thuộc địa lần thứ hai mục đích muốn bù đắp thiệt hai do chiến tranh gây ra.


Câu 2:

Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình” là kết luận của Nguyễn Ái Quốc sau khi

Xem đáp án

Đáp án B

Sau khi Bản yêu sách của Nguyễn Ái Quốc (ngày 18-6-1919) không được chấp nhận, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra bài học: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.


Câu 3:

Pháp tiếu hành chương trình khai thác thuộc địa lần thử 2 ở Việt Nam trong khoảng thòi gian nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp được thực hiện từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1919 – 1933)


Câu 4:

Số vốn Pháp đầu tư trong chương trình khai thác thuộc địa lần 2 ở Việt Nam chủ yếu tập trung ở ngành nào?

Xem đáp án

Đáp án D

Số vốn Pháp đầu tư vào Việt Nam là 4 tỉ phrăng, trong đó vốn đầu tư vào nông nghiệp là nhiều nhất, chủ yếu là cho các đồn điền cao su… Do nhu cầu thị trường thế giới sau chiến tranh, nhất là Pháp, giá cao su tăng lên nhanh chóng, do đó các nhà tư bản Pháp đổ xô vào kiếm lời trong kinh doanh cao su. Chỉ tính 2 năm 1927-1928, các đồn điền cao su được đầu tư 600 triệu Phơ-răng. Diện tích đồn điền cao su mở rộng không ngừng: năm 1919, diện tích là 15.850ha; 1925 là 18.000ha; 1930 là 78.620ha. Các hoạt động kinh doanh cao su tập trung chủ yếu quanh 3 công ti lớn là: Công ti đất đỏ, Công ty trồng cây nhiệt đới, Công ty Michelin. Sản lượng mủ cao su ngày càng tăng: năm 1919 là 3.500 tấn; 1924 là 6.796 tấn; năm 1929, riêng số cao su xuất khẩu là 10.000 tấn.


Câu 5:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, xã hội Việt Nam tồn tại nhiều mâu thuẫn, trong đó mâu thuẫn nào là cơ bản nhất?

Xem đáp án

Đáp án C

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai.


Câu 6:

Năm 1922, Nguyễn Ái Quốc là chủ nhiệm kiêm chủ bút của tờ nào

Xem đáp án

Đáp án C

Người cùng khổ (tiếng Pháp: Le Paria) là tờ báo được xuất bản vào năm 1922 tại Paris, nước Pháp, cơ quan chủ quản là "Hội Hợp tác Người cùng khổ", trực thuộc Hội Liên hiệp Thuộc địa, người sáng lập tờ báo là Nguyễn Ái Quốc đồng thời cũng là người có ảnh hưởng rất lớn đến tờ báo này (chủ nhiệm kiêm chủ bút). Báo được in ba thứ tiếng: Pháp, Ả Rập và Trung QuốcSố đầu tiên ra ngày 1 tháng 4 năm 1922, Người cùng khổ đã đăng lời nói đầu tuyên bố rằng báo này "là vũ khí để chiến đấu, sứ mạng của nó đã rõ ràng: Giải phóng con người".


Câu 7:

Những tờ báo tiến bộ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức xuất bản trong phong trào yêu nước dân chủ công khai (1919-1926) là

Xem đáp án

Đáp án D

Những tờ báo tiến bộ của giai cấp tiểu tư sản bao gồm:- Những tờ báo tiếng Pháp: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê…..

 

- Những tờ báo tiếng Việt: Hữu thanh, Đông Pháp thời báo, Thực nghiệp dân báo,…


Câu 8:

Phong trào "chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa" (1919) do giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo?

Xem đáp án

Đáp án C

Từ sản Việt Nam đã tổ chức cuôc tẩy chay tư sản Hoa Kiều, vận động người Việt Nam chỉ mua hàng Việt Nam, “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”.


Câu 9:

Ai là người đứng ra thành lập Đảng Lập hiến ở Việt Nam năm 1923?

Xem đáp án

Đáp án A

- Đảng Lập hiến Đông Dương là một chính đảng hoạt động ở Nam Kỳ. Cùng với Bùi Quang Chiêu là các ông Nguyễn Phan Long, Trương Văn Bền, Phan Văn Trường thành lập Đảng Lập hiến vào năm 1923 ở Sài Gòn.

- Đảng Lập Hiến có lực lượng tham gia chủ yếu là người việt thuộc thành phần giai cấp tư sản dân tộc, đại địa chủ, tri thức tiểu tư sản, một số là binh lính phục vụ trong hàng ngũ quân đội thực dân Pháp. Đảng này hoạt động chủ yếu ở Nam Kỳ. Chủ trương của Lập hiến Đảng là đấu tranh ôn hòa, thỏa hiệp với thực dân Pháp vào đầu thập kỷ 20 của thế kỷ 20 nhằm giành quyền lợi về kinh tế cho người Việt, chủ trương dành độc lập dân tộc thông qua việc duy tân, thu nhập và phát triển văn hóa mới theo phương Tây.

- Đảng Lập hiến hoạt động từ năm 1923 đến khoảng thập niên 1930 thì chấm dứt. Do sau này, nội bộ Đảng Lập hiến cũng bị phân hóa vì xung khắc giữa Nguyễn Phan Long và Bùi Quang Chiêu. Nguyễn Phan Long dần ngả hoạt động với giáo phái Cao Đài, làm giảm lực lượng của nhóm Lập hiến. Năm 1937 thì Nguyễn Văn Thinh lập ra Đảng Dân chủ Đông Dương, thu hút một số không nhỏ giới chuyên môn người Việt khiến ảnh hưởng của Đảng Lập hiến càng suy giảm. Trong cuộc bầu cử năm 1939, cả ba ứng cử viên của Đảng Lập hiến đều thất cử, đánh dấu thời kỳ suy thoái và mất bóng trên chính trường


Câu 10:

Cuộc đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923) do giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo?

Xem đáp án

Đáp án D

Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo Nam Kì của tư bản Pháp.


Câu 11:

Báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của Đảng nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Báo Đỏ là cơ quan ngôn luận của An Nam Cộng sản đảng, thành lập vào tháng 8-1929.


Câu 12:

Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên được thành lập nhằm mục đích

Xem đáp án

Đáp án C

Tháng 6 – 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai tự cứu lấy mình.


Câu 13:

Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn và giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm tâm xã để

Xem đáp án

Đáp án B

Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn giác ngộ một số thanh niên tích cực trong Tâm Tâm xã lập ra Cộng sản đoàn (2-1925).


Câu 14:

Tác phẩm Đường Kách mệnh được xuất bản vào năm nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Tác phẩm Đường cách mệnh được chuẩn bị vào những năm 1925 - 1926 và được xuất bản vào năm 1927. Đây là thời kỳ hoạt động đầy sôi nổi và hiệu quả của Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 11 năm 1924, Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người tập hợp những người Việt Nam yêu nước, thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Công việc đầu tiên mà Nguyễn Ái Quốc làm là mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Người vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng dẫn lớp học. Thời gian từ 1925 đến 1927, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức được 3 lớp với tổng số 75 học viên. Các bài giảng của Người là tài liệu chính cho học viên nghiên cứu, trao đổi.

Đầu năm 1927, các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc tại các lớp học ở Quảng Châu được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách với tên gọi Đường cách mệnh. Sách khổ 13.18, in giấy nến, kiểu chữ viết thường


Câu 15:

Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách mệnh đã trang bị lí luận gì cho các cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Xem đáp án

Đáp án C

Báo Thanh niên và tác phẩm Đường Kách Mệnh đã trang bị lí luận cách mạng giải phóng dân tộc cho các cán bộ Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.


Câu 16:

Việt Nam Quốc dân Đảng ra đời trên cơ sở hạt nhân đầu tiên là tổ chức nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Nam đồng thư xã là một nhà xuất bản tiến bộ với bốn người đóng góp nòng cốt là Phó Đức Chính, Phạm Tuấn Lâm, Phạm Tuấn Tài, và Hoàng Phạm Trân (Nhượng Tống), sau thêm Hồ Văn Mịch.

Ngày 25/12/1927, Nguyễn Thái Học, Phó Đức Chính,… đã thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đến đây cũng là lúc Nam Đồng Thư xã chấm dứt hoạt động, nhường chỗ cho một tổ chức quy mô hơn với mục tiêu chính trị rõ ràng.


Câu 17:

Chương trình hoạt động của Việt Nam Quốc dân Đảng được công bố năm 1929 đã nêu nguyên tắc tư tưởng là

Xem đáp án

Đáp án B

Bản chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng công bố năm 1929 đã nêu nguyên tắc tư tưởng là: “Tự do, bình đẳng, bác ái”.


Câu 18:

Cương lĩnh chính trị (2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là 

Xem đáp án

Đáp án C

Đảng cộng sản Việt Nam – đội tiên phong của giai cấp vô sản (công nhân)– sẽ giữ vai trò lãnh đạo cách mạng.


Câu 19:

Tại hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản, có sự tham gia của các tổ chức cộng sản nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Dự hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản (tháng 1-1930) có sự tham gia của đồng chí Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sản đảng; Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản đảng.


Câu 20:

Đông Dương cộng sản liên đoàn được thành lập từ

Xem đáp án

Đáp án C

Tháng 9 – 1929, những người giác ngộ cộng sản trong Đảng Tân Việt tuyên bố Đông Dương cộng sản liên đoàn chính thức được thành lập.


Câu 21:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong xã hội Việt Nam, giai cấp nào bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng không có lối thoát?

Xem đáp án

Đáp án C

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, nông dân bị đế quốc, phong kiến thống trị tước đoạt ruộng đất, bị bần cùng không lối thoát.


Câu 22:

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập

Xem đáp án

Đáp án D

Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đứng về đa số đại biểu Đại hội bỏ phiếu tán thánh việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng Cộng sản Pháp.


Câu 23:

Giai cấp nào ở nước ta ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)?

Xem đáp án

Đáp án B

Giai cấp tiểu tư sản,  tư sản ở Việt Nam ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, khi thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.


Câu 24:

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta yêu cầu nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925) do giai cấp nào dưới đây tổ chức và lãnh đạo

Xem đáp án

Đáp án D

Giai cấp tiểu tư sản đã lãnh đạo cuộc đáu tranh yêu cầu nhà cầm quyền Pháp trả tự do cho nhà yêu nước Phan Bội Châu (1925).


Câu 25:

Phần lớn số học viên tham gia các lớp huấn luyện, đào tạo của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu (Trung Quốc) vào cuối những năm 20 của thế kỉ XX là

Xem đáp án

Đáp án A

Sau khi đến Quảng Châu, Nguyễn Ái Quốc đã mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ. Phần lớn học viên là thanh niên, học sinh, trí thức Việt Nam yêu nước (thuộc giai cấp tiểu tư sản).


Câu 26:

Cuộc bãi công của thợ máy Bason ở cảng Sài Gòn năm 1925 đòi nhà cầm quyền Pháp tăng lương như thế nào

Xem đáp án

Đáp án D

Cuộc bãi công của thợ máy Bason ở cảng Sài Gòn năm 1925 đòi nhà cầm quyền Pháp tăng lương 20% và phải cho những công nhân bị thải hồi trở lại làm việc.


Câu 27:

Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) để

Xem đáp án

Đáp án B

Ngày 11-11-1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên  truyền, giáo dục lí luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt Nam.


Câu 28:

Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn cho dân tộc và cách mạng Việt Nam là

Xem đáp án

Đáp án C

Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc lựa chọn cho dân tộc và cách mạng Việt Nam sau khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê nin đăng trên báo nhân đạo là con đường cách mạng vô sản.


Câu 29:

Những giai cấp trong xã hội Việt Nam có từ trước cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Thực dân Pháp là

Xem đáp án

Đáp án A

Những giai cấp có từ trước khai thác thuộc địa lần 2 bao gồm: địa chủ phong kiến, công nhân, nông dân.

Đến khai thác thuộc địa lần hai (1919 – 1929) tư sản và tiểu tư sản phát triển thành giai cấp hoàn chỉnh.


Câu 30:

Giai cấp công nhân Việt Nam xuất thân chủ yếu từ đâu

Xem đáp án

Đáp án D

Giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu xuất thâm từ giai cấp nông dân bị tước đoạt ruộng đất.


Câu 31:

Ai là người viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”?

Xem đáp án

Đáp án A

Nguyễn Ái Quốc viết Bản án chế độ thực dân Pháp vào năm 1925 (xuất bản ở Pari).


Câu 32:

Ngân hàng Đông Dương do Pháp thành lập trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai là cơ quan

Xem đáp án

Đáp án B

Ngân hàng Đông Dương nắm quyền chỉ huy toàn bộ nền kinh tế Đông Dương, phát hành tiền giấy và cho vay lãi.


Câu 33:

Chính sách cai trị của thực dân Pháp ở Việt Nam giai đoạn 1919 – 1929 đã khiến cho những giai cấp nào phát triển nhanh về số lượng?

Xem đáp án

Đáp án A

Cuộc khai thác thuộc địa lần hai của thực dân Pháp làm cho:

- Giai cấp tiểu tư sản tăng nhanh về số lượng.

- Giai cấp công nhân cùng tăng nhanh về số lượng, đến năm 1929 là 22 vạn người.


Câu 34:

Tờ báo tiếng Pháp nào dưới đây là của tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919-1925?

Xem đáp án

Đáp án C

Những tờ báo tiếng Pháp của giai cấp tiểu tư sản bao gồm: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê.


Câu 35:

Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp tư sản dân tộc Việt Nam như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Bộ phận tư sản dân tộc Việt Nam ít nhiều có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc dân chủ. Tuy nhiên, khi được Pháp nhượng cho một số quyền lợi như cho tham gia Hội đồng quản hạt Nam Kì thì lại thỏa hiệp với chúng.


Câu 36:

Sự kiện 6/1924 gắn với hoạt động nào của Nguyễn Ái Quốc ở Liên Xô?

Xem đáp án

Đáp án B

Tháng 6/1924, Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội V của Quốc tế cộng sản tại Liên Xô.


Câu 37:

Thời gian ở Liên Xô (1923-1924) Nguyễn Ái Quốc đã viết bài cho các tờ báo nào?

Xem đáp án

Đáp án B

Khi ở Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và báo Người cùng khổ do người làm chủ nhiệm kiêm chủ bút.


Câu 38:

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản phân hóa như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án C

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Việt Nam, giai cấp tư sản phân hóa thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc.


Câu 39:

Giai cấp nào trở thành tay sai, làm chỗ dựa cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Giai cấp địa chủ phong kiến sau từ trước đó đến sau chiến tranh thế giới thứ nhất là tay sai của thực dân Pháp, làm chỗ dựa cho thực dân Pháp tăng cường chiếm đoạt, bóc lột kinh tế, đàn áp chính trị đối với người nông dân sau chiến tranh thế giới thứ nhất.


Câu 40:

Ai là người vạch ra kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương?

Xem đáp án

Đáp án D

An be - Xa rô là người đã vạch ra cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp từ năm 1919 đến năm 1929.


Bắt đầu thi ngay