IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Vật lý Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lí 8 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lí 8 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lý 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 1)

  • 1627 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Vật có cơ năng khi
Xem đáp án

Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng.

Chọn đáp án A


Câu 2:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
Xem đáp án

A, D – có động năng.

B – không có động năng vì ô tô đang đỗ.

C – có cả động năng và thế năng.

Chọn đáp án C

Câu 3:

Khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì thu được bao nhiêu cm3 hỗn hợp?
Xem đáp án

Do hiện tượng khuếch tán nên khi đổ 200 cm3 giấm ăn vào 250 cm3 nước thì sẽ thu được hỗn hợp có thể tích < 450 cm3.

Chọn đáp án D

Câu 4:

Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến
Xem đáp án

Vận tốc chuyển động của các phân tử có liên quan đến nhiệt độ của vật: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

Chọn đáp án B

Câu 5:

Cho các chất sau đây: gỗ, nước đá, bạc, nhôm. Thứ tự sắp xếp nào sau đây là đúng với khả năng dẫn nhiệt theo quy luật tăng dần?
Xem đáp án

Trong các chất trên, thứ tự sắp xếp theo quy luật tăng dần về tính dẫn nhiệt là: Gỗ, nước đá, nhôm, bạc

Chọn đáp án A

Câu 6:

Đơn vị của nhiệt dung riêng của vật là
Xem đáp án

Đơn vị của nhiệt dung riêng là: J/kg.K.

Chọn đáp án C


Câu 7:

Khi dùng củi khô để đun nước, phần nhiệt năng mà nước nhận được bao giờ cũng nhỏ hơn phần nhiệt năng do đốt cháy củi khô cung cấp. Điều này có chứng tỏ năng lượng không được bảo toàn không? Vì sao?
Xem đáp án
Điều này không thể chứng tỏ năng lượng không được bảo toàn. Vì một phần nhiệt năng của củi khô bị đốt cháy được truyền cho ấm và không khí xung quanh. Tổng phần nhiệt năng mà nước nhận được và nhiệt năng truyền cho ấm, không khí xung quanh vẫn bằng năng lượng do củi khô bị đốt cháy toả ra. Nghĩa là, năng lượng vẫn được bảo toàn

Câu 8:

Lấy ví dụ và giải thích nhiệt lượng trao đổi phụ thuộc vào khối lượng, độ tăng giảm nhiệt độ và chất cấu tạo nên vật?
Xem đáp án

Ví dụ:

+ Đun sôi hai lượng nước khác nhau ở cùng một nhiệt độ ban đầu, thì thời gian để đun sôi chúng cũng khác nhau. Điều này chứng tỏ, nhiệt lượng của nước thu vào phụ thuộc vào khối lượng của nước.

+ Đun hai lượng nước như nhau và đều ở cùng một nhiệt độ ban đầu. Nếu đun lượng nước thứ nhất với thời gian dài hơn (chưa đến nhiệt độ sôi) thì độ tăng nhiệt độ của nó sẽ lớn hơn độ tăng nhiệt độ của lượng nước thứ hai. Như vậy, nhiệt lượng của nước thu vào phụ thuộc vào độ tăng nhiệt độ.

 + Đun hai chất khác nhau nhưng có cùng khối lượng và cùng nhiệt độ ban đầu. Để chúng tăng lên đến cùng một nhiệt độ, thì thời gian cung cấp nhiệt cho chúng cũng khác nhau. Như vậy, nhiệt lượng của vật thu vào phụ thuộc vào chất cấu tạo nên vật.


Câu 9:

Người ta dùng bếp dầu hoả để đun sôi 2 lít nưóc từ 20°C đựng trong một ấm nhôm có khối lượng 0,5 kg. Tính lượng dầu hoả cần thiết, biết chỉ có 30% nhiệt lượng do dầu toả ra làm nóng nước và ấm. Lấy nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, của nhôm 880 J/kg.K; Biết khi đốt cháy hoàn toàn l kg dầu hoả ta thu được nhiệt lượng 46.106 J
Xem đáp án

- Nhiệt lượng cần thiết để đun nóng nước là:

Q1 = c1.m1.(t2 – t1) = 672000 J

- Nhiệt lượng cần để đun nóng ấm là:

Q2 = c2.(t2 – t1) = 35200 J.

- Nhiệt lượng do dầu toả ra dùng để đun nóng ấm và nước:

Qi = Q1 + Q2 = 707200 J

- Tổng nhiệt lượng do dầu toả ra:

H=QiQtp=>Qtp=QiH=70720030%=2357333J

- Lượng dầu hỏa cần dùng để đun nước là:

Qtp=q.m=>m=Qtpq=235733346.106=0,051kg

Bắt đầu thi ngay