IMG-LOGO
Trang chủ Lớp 8 Vật lý Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lí 8 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lí 8 có đáp án (Mới nhất)

Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lý 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 2)

  • 1628 lượt thi

  • 9 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào những yếu tố nào? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.
Xem đáp án

- Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất, hoặc so với một vị trí khác được chọn làm mốc để tính độ cao, gọi là thế năng hấp dẫn.

- Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.

=> Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào: vị trí của vật so với mặt đất và khối lượng của nó.

Chọn đáp án C


Câu 2:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào vật có cả động năng và thế năng? Chọn mốc thế năng tại mặt đất
Xem đáp án

A – có cả động năng và thế năng.

B, D – có động năng vì đang chuyển động.

C – không có cả động năng và thế năng.

Chọn đáp án A


Câu 3:

Hiện tượng khuếch tán là
Xem đáp án

Hiện tượng khi các nguyên tử, phân tử của các chất tự hoà lẫn vào nhau gọi là hiện tượng khuếch tán.

Chọn đáp án A

Câu 4:

Năm 1827, khi quan sát các hạt phấn hoa trong nước bằng kính hiển vi, nhà bác học Brao-nơ đã thấy chúng quyển động không ngừng về mọi phía. Điều này chứng tỏ
Xem đáp án

Thí nghiệm của Brao-nơ chứng tỏ các phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng.

Chọn đáp án A


Câu 5:

Chọn câu sai
Xem đáp án

A, B, C – đúng.

D – sai vì: Khả năng dẫn nhiệt của các chất rắn là khác nhau: Bạc dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại (kim loại dẫn nhiệt tốt nhất), các chất như gỗ, nhựa, … dẫn nhiệt kém.

Chọn đáp án D

Câu 6:

Nhiệt dung riêng của rượu là 2500 J/kg.K. Điều đó có nghĩa là gì?
Xem đáp án

Ta có: Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho 1 kg chất đó để nhiệt độ tăng thêm 1oC (1 K).

=> Nhiệt dung riêng của rượu là 2500J/kg.K có nghĩa là: Để nâng 1 kg rượu tăng lên 1 độ ta cần cung cấp cho nó nhiệt lượng là 2500 J.

Chọn đáp án C


Câu 7:

Viết công thức tính nhiệt lượng? Nêu tên, đơn vị các đại lượng có trong công thức?
Xem đáp án

Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.c.Δt

 Trong đó:

+ Q nhiệt lượng vật thu vào, tính ra J.

+ m khối lượng của vật, tính ra kg.

+ c là nhiệt dung riêng, tính ra J/kg.K.

+ Δt độ tăng nhiệt độ, tính ra oC hoặc K

Câu 8:

Một máy bơm chạy bằng động cơ điện tiêu thụ công suất 7,5 kW. Trong 1 giây máy hút 60 lít nước lên cao 7,5 m. Hiệu suất của máy bơm là bao nhiêu? Biết trọng lượng riêng của nước là 10000 N/m3.
Xem đáp án

Đổi 60 lít = 0,06 m3; 7,5 kW = 7500 W

- Trọng lượng của 60 lít nước là: 

P = d.V = 10000.0,06 = 600 N.

- Công có ích để máy bơm bơm nước lên cao 7,5 m là: 

Ai = P.h = 600.7,5 = 4500 J.

- Công máy bơm thực hiện được trong một giây là: 

Atp = P.t = 7500.1 = 7500 J.

- Hiệu suất của máy bơm là: 

 H=AiAtp.100%=45007500.100%=60%.


Câu 9:

Trong khi làm thí nghiệm để xác định nhiệt dung riêng của chì, một học sinh thả một miếng chì khối lượng 310 g được nung nóng tới 100°C vào 0,25 lít nước ở 58,5°C. Khi bắt đầu có sự cân bng nhiệt thì nhiệt độ của nước và chì là 60°C. Cho cn = 4200 J/kg.K.

a) Tính nhiệt lượng nước thu được?

b) Tính nhiệt dung riêng của chì?

c) Tại sao kết quả tính được chỉ gần đúng giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng?

Xem đáp án

Đổi 310 g = 0,31 kg.

a) Nhiệt lượng thu vào của nước là;

Q = m.c.Δt = 4200.0,25.(60 – 58,5) = 1575 J

b) Nhiệt lượng tỏa ra của chì bằng nhiệt lượng thu vào của nước nên ta có:

Q = Q’ = m’.c.Δt’

c'=Qm'.Δt'=15750,31.(10060)127J/kg.K

Vậy nhiệt dung riêng của chì là 127 J/kg.K.

c) So với giá trị ghi ở bảng nhiệt dung riêng thì giá trị này bé hơn là do trong quá trình làm thí nghiệm, một lượng nhỏ nhiệt đã bị mất mát do tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh.


Bắt đầu thi ngay