Đề kiểm tra cuối học kì 2 Vật lý 8 có đáp án (Mới nhất) (Đề 6)
-
1661 lượt thi
-
12 câu hỏi
-
45 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Ta có:
+ Thế năng hấp dẫn phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất.
+ Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào độ biến dạng của vật.
Trong các vật trên thì chiếc bàn không có thế năng do đang đứng yên trên mặt đất.
Chọn đáp án ACâu 2:
Trong thời gian quả bóng nảy lên thì độ cao so với mặt đất của quả bóng tăng dần, vận tốc giảm dần => động năng của quả bóng giảm và thế năng của quả bóng tăng.
Chọn đáp án DCâu 3:
A – đúng.
B – sai vì: Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
C – sai vì: Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
D – sai vì: Các chất được cấu tạo bởi các hạt nhỏ riêng biệt gọi là nguyên tử, phân tử.
Chọn đáp án ACâu 4:
Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách:
- Thực hiện công.
- Truyền nhiệt.
Chọn đáp án BCâu 5:
Khi sờ tay vào mặt bàn ta cảm thấy mặt bàn nhôm lạnh hơn mặt bàn gỗ vì: Nhôm dẫn nhiệt tốt hơn gỗ nên khi sờ vào bàn nhôm ta mất nhiệt lượng nhiều hơn khi ta sờ tay vào bàn gỗ.
Chọn đáp án CCâu 6:
Ta có, phương trình cân bằng nhiệt: Qtỏa ra = Qthu vào
Trong đó:
+ Qtỏa ra: tổng nhiệt lượng của các vật tỏa ra.
+ Qthu vào: tổng nhiệt lượng của các vật thu vào.
Chọn đáp án BCâu 7:
Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hoá thành cơ năng.
Chọn đáp án CCâu 8:
Ta có: 1 calo = 4,2 J
Chọn đáp án BCâu 9:
Nhiệt dung riêng của nhôm lớn hơn thép => Để tăng nhiệt độ của 1 kg nhôm và 1 kg thép thêm 10oC thì khối nhôm sẽ cần nhiều nhiệt lượng hơn khối thép.
Chọn đáp án A
Câu 10:
Hiệu suất của động cơ nhiệt:
Trong đó:
+ A: công có ích (J).
+ Q: nhiệt lượng toả ra của nhiên liệu bị đốt cháy (J).
Câu 11:
Dưới tác dụng của một lực 2000 N, một chiếc xe chuyển động đều lên dốc với vận tốc 5 m/s trong 10 phút.
a) Tính quãng đường và công thực hiện được khi xe đi từ chân dốc lên đỉnh dốc?
b) Tính công suất của động cơ trong trường hợp trên?
Đổi 10 phút = 600 s.
a) - Quãng đường dịch chuyển là:
s = v.t = 5.600 = 3000 m.
- Công thực hiện khi xe đi từ chân dốc lên đỉnh dốc là:
A = F.s = 2000.3000 = 6000000 N
b) Công suất của động cơ là:
Câu 12:
Người ta thả một quả cầu nhôm khối lượng 200 g đã được nung nóng tới 100oC vào một cốc nước ở 20oC. Sau một thời gian, nhiệt độ của nước tăng đến 27oC.
a) Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi cân bằng nhiệt là bao nhiêu?
b) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra. Biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880 J/kg.K
c) Tính khối lượng nước trong cốc. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.
Đổi 200 g = 0,2 kg.
a) Nhiệt độ của miếng nhôm ngay khi có cân bằng nhiệt là: 27oC.
b) Nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra:
Q1 = m1.c1.(t1 – t) = 0,2.880.(100 – 27) = 12848 J
c) - Nhiệt lượng do nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 20oC đến 27oC
Q2 = m2.c2.(t – t2) = m2.4200.(27 – 20) = 29400 m2
- Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có:
Vậy khối lượng của nước là 0,44 kg.