Đề thi giữa kì 1 lớp 5 môn Tiếng Việt có đáp án ( Đề 4)
-
1597 lượt thi
-
14 câu hỏi
-
60 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
Nghìn năm văn hiến – “Từ đầu ...3000 tiến sĩ.”- Trang 15 – SGK Tiếng Việt 5 (T1)
Đến thăm Văn Miếu, du khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
Đến thăm Văn Miếu, du khách nước ngoài rất ngạc nhiên khi biết từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sĩ. Ngót 10 thế kỉ, tính từ khoa thi năm 1075 đến khoa thi cuối cùng vào năm 1919, các triều vua Việt Nam đã tổ chức được 185 khoa thi, lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ.
Câu 2:
Trước cổng trời – Trang 80 – SGK Tiếng Việt 5 (T1).
Vì sao địa điểm tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?
Địa điểm trong bài thơ được gọi là “cổng trời” vì nơi đó là một đèo cao giữa hai vách đá, từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, có gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
Câu 3:
Đọc thầm và trả lời câu hỏi. (6,5 điểm)
Người tù binh da đen
Đêm xuống, trong khu rừng âm u, những đống lửa nhóm lên xôn xao dưới những thân cây cao vút. Người tù binh da đen ngồi trên một tảng đá bâng khuâng nhìn những chiến sĩ Việt Nam đang cười đùa với nhau. Một nhóm vẫy anh lại, anh rụt rè đi tới:
- Thế nào, anh bị bắt có buồn lắm không? Có sợ không?
Người lính da đen vẫn cười, không dám trả lời thế nào. Anh chiến sĩ hỏi:
- Anh có con chưa?
- Có rồi, hai con gái.
- Chúng lớn chứ? Có bằng con gái tôi đây không? - Anh chiến sĩ Việt Nam rút trong túi ra một cuốn sổ tay trong đó có ảnh con gái anh. Người lính da đen không dám cầm lấy cuốn sổ, chỉ ghé mắt nhìn và gật đầu:
- Một đứa bằng đấy, một đứa bé hơn.
- Tên chúng nó là gì?
Hai mắt người lính da đen xa mờ đi. Anh chiến sĩ đứng tuổi lại hỏi:
- Sao tóc anh đã hoa râm thế còn đi lính cho Pháp?
Người tù binh ngồi ngay ra, rồi bỗng chảy nước mắt. Giọng ngắc ngứ vừa nói vừa ra hiệu. Anh bắt đầu kể chuyện. Anh là người Ma-Rốc, làm thợ mộc ở một làng vùng núi. Nhà có một mẹ già và hai anh em. Pháp đến bắt lính. Người em bỏ trốn vào rừng... Những hình ảnh quê hương xa xôi lại hiện lên dồn dập như gọi anh trở về nguồn gốc cũ. Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khác hẳn của mình.
(Theo Nguyễn Đình Thi)
Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.
Bài “Người tù binh da đen” của tác giả nào? (0,5 điểm)
Chọn đáp án B.
Câu 6:
Các chiến sĩ Việt Nam đã hỏi người tù binh da đen những gì? (0,5 điểm)
Chọn đáp án D.
Câu 8:
Vì sao sau khi nói chuyện, người tù binh da đen lại thay đổi thái độ? (0,5 điểm)
Chọn đáp án A.
Câu 11:
Từ “cần” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa gốc? (0,5 điểm)
Chọn đáp án B.
Câu 12:
Trong hai câu dưới đây, từ “mắt” trong câu nào mang nghĩa gốc, trong câu nào mang nghĩa chuyển? (1 điểm)
a) Quả na mở mắt
b) Đôi mắt của bé mở toa) Nghĩa chuyển
b) Nghĩa gốc
Câu 13:
Xác định bộ phận trạng ngữ (TN), chủ ngữ (CN), vị ngữ (VN) trong câu: (1 điểm)
Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một cuộc đời khác hẳn của mình.
Đã bao năm, anh hầu như quên mất là anh đã có một
cuộc đời khác hẳn
Câu 14:
Em hãy tả ngôi nhà của em.
Gợi ý:
a) Mở bài: Giới thiệu địa điểm, đặc điểm dễ nhận biết nhất của ngôi nhà.
b) Thân bài:
- Miêu tả đặc điểm bên ngoài của ngôi nhà:
+ Nhà lớn hay nhỏ? Cũ hay mới? Được làm bằng gì? (Xây kiên cố bằng gạch hay được làm bằng gỗ, bằng tre?)
+ Hình dáng của nó? (Chữ nhật, hình hộp, hình chữ L hay chữ T...)
+ Màu sơn, đặc điểm nổi bật của ngôi nhà khi nhìn vào.
- Miêu tả đặc điểm của ngôi nhà: Miêu tả từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới.
+ Cổng nhà, cửa vào nhà, các cửa sổ... làm bằng gì?
+ Mái nhà lợp bằng gì? Màu với trần, tường? Nền nhà?...
+ Các phòng trong nhà: Mấy phòng? Gồm những phòng nào? Cách bài trí trong từng phòng ra sao? Gắn bó với các sinh hoạt của gia đình và bản thân em như thế nào?
c) Kết bài: Nêu tình cảm của em đối với ngôi nhà ấy.
Mỗi lần tan học, em lại trở về ngôi nhà thân thuộc của mình. Nơi đây có gia đình với bao kỉ niệm thân thương. Bao nhiêu năm nay em luôn được sống trong vòng tay âu yếm cùa bố mẹ.
Nhà em nằm giữa ngoại ô thành phố. Đó là một ngôi nhà cấp bốn, cánh cửa ngõ bằng sắt luôn khép lại. Những cây râm bụt mọc lên rào kín tường kẽm, nhìn xa giống như một vòng hoa đỏ, lẫn sắc xanh viền quanh khu vườn. Bước vào cổng nhà là thấy ngay hình ảnh những cây xoan, đến mùa trổ hoa, từng chùm như những đám mây trắng trông mới đẹp làm sao! Ngồi trong nhà, nhất là những buổi sáng đẹp trời, hay là những buổi trưa hè êm ả, em có thể nghe rõ tiếng chim hót lảnh lót trên cành cây đầu sân nhà thật vui, thật hấp dẫn. Đặc biệt, khi mùa gặt đến, bước chân vào sân em có thể ngửi thấy mùi rơm rạ bốc lên từ sân phơi. Màu vàng của rạ khô như nói với em rằng: “Mùa bội thu đã trở về”.
Ngôi nhà của em không được xây bằng xi măng cốt thép. Nó được làm bằng gỗ tre mộc mạc, đơn sơ là kỉ niệm thời ông em. Nhà gồm ba gian: phòng khách, phòng ngủ và phòng ăn; phòng nào cũng đc sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Đi đâu đó về, vừa bước chân vào nhà là em đã cảm thấy máy mẻ vô cùng. Các phòng được trang trí trông thật thẩm mĩ. Căn phòng thứ nhất đặt một chiếc tủ thờ và một bộ ghế gỗ hương. Bên trái là chiếc tủ ti vi. Đây cũng chính là phòng tiếp khách và là chỗ gia đình em sum họp vào buổi tối. Kế bên là phòng ngủ được chia làm ba ngăn. Phòng dành cho bố mẹ, phòng dành cho hai chị em vừa làm chỗ ngủ vừa làm nơi học tập ở nhà. Em cảm thấy thật khoan khoái dễ chịu. Đi sâu hơn vào bên trong là phòng bếp. Căn phòng nhỏ bé có ô cửa sổ nhìn được ra cánh đồng sau lưng.
Em rất yêu quý ngôi nhà của em. Vì nơi đó lưu giữ biết bao kỉ niệm đẹp. Ngôi nhà và cuộc sống thân yêu của em là thế đấy, em cảm thấy hạnh phúc khi được ở trong ngôi nhà này.